Một người chết não hiến tạng cứu sống 4 người

Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, một trường hợp người bệnh chết não mới đây đã được gia đình nhất trí để ngành y tế sử dụng tạng hiến để cứu sống 4 bệnh nhân khác.

Cụ thể, vào chiều tối ngày 16.10, người bệnh Lê Tiến S. (nam, sinh năm 1988 quê ở Hà Nam), thấy đau đầu rất dữ dội, tê bì chân tay đã được gia đình đưa đi cấp cứu. Trên đường đi cấp cứu, người bệnh đã mất ý thức, hôn mê, co giật chân tay và ngừng thở ngừng tim. Khi được đưa vào Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai người bệnh trong tình trạng hôn mê, ngừng tuần hoàn ngoại viện.

Dù người bệnh được cấp cứu ngừng tuần hoàn tích cực và nhịp tim đập trở lại, tái lập được tuần hoàn tự nhiên nhưng vẫn hôn mê sâu. Anh S. sau đó được chuyển sang Trung tâm Đột quỵ và chụp MSCT mạch não, hội chẩn và chẩn đoán là hôn mê, ngừng tuần hoàn ngoại viện do chảy máu dưới nhện lan tỏa mức độ nặng (Hunt Hess V) nghi ngờ do vỡ dị dạng mạch não.

Hội đồng hội chẩn đa chuyên khoa quyết định chụp mạch số hóa xóa nền tìm căn nguyên chảy máu, phát hiện túi phình động mạch đốt sống phải vỡ. Người bệnh đã được can thiệp nút tắc túi phình cấp cứu bằng Coils. Sau can thiệp, người bệnh vẫn hôn mê sâu, sốt cao liên tục, không đáp ứng với điều trị, mặc dù được tiến hành hồi sức, chống phù não, kiểm soát điện giải, kiểm soát thân nhiệt bằng biện pháp tích cực.

Sau can thiệp, người bệnh được chuyển lên Trung tâm Hồi sức tích cực điều trị tiếp với chẩn đoán hôn mê sau ngừng tuần hoàn, xuất huyết não do vỡ phình động mạch đốt sống phải, viêm phổi.

1730114780108-7224jpeg.jpg
Thực hiện ca lấy ghép tạng tại Bệnh viện Bạch Mai.

9 ngày tiếp theo, dù nỗ lực điều trị và hồi sức tích cực nhưng tình trạng người bệnh không cải thiện, hôn mê sâu dần, mất các phản xạ và có nguy cơ chết não. Qua nhiều cuộc hội chẩn toàn viện, với nhận định người bệnh có nguy cơ cao chết não đến gần, bệnh viện đã giải thích về tiên lượng người bệnh, đồng thời trao đổi với gia đình người bệnh về ý nghĩa cao cả của Chương trình hiến mô, bộ phận cơ thể người của quốc gia.

Và mục đích mang lại sự sống cho những người bệnh đang ngày đêm phải chống chọi với bệnh tật và ý nghĩa nhân văn cao đẹp là cứu người “cho đi là còn mãi” đã thuyết phục được gia đình bệnh nhân S.

Tận mắt chứng kiến 10 ngày các y bác sỹ, nhân viên y tế hết lòng vì anh S., gia đình người bệnh đã thấu hiểu và bày tỏ nguyện vọng được hiến tạng để cứu người, mang lại sự sống cho những người khác. Đây là sự hy sinh vô cùng quý giá thể hiện lòng nhân ái để có thể đem lại phép màu cho những người bệnh đang chịu đau đớn, tuyệt vọng.

Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý với sự chỉ đạo và đồng hành của Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, các Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Trung ương Huế… đã phối hợp tiến hành phẫu thuật lấy tạng để của người bệnh để chuyển cho người nhận.

Theo điều hành, chỉ trong vòng 4 giờ 30 phút từ khi lấy từ lồng người hiến, trái tim được vận chuyển vào Bệnh viện Trung ương Huế để tiến hành ghép tim cho một người bệnh suy tim; gan đến Bệnh viện Trung ương Quân Đội 108 để ghép cho người bệnh suy gan; hai thận được các thầy thuốc của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai ghép ngay tại Bệnh viện Bạch Mai cho hai người bệnh suy thận giai đoạn cuối.

Cuộc chuyển giao sự sống tại Bệnh viện Bạch Mai đã trải qua hành trình đầy thử thách và đạt được những kết quả như mong muốn. Sự sống được nối dài và những giá trị cao đẹp đã lay động và chạm vào sự xúc động sâu xa của mỗi người. Những nghĩa cử cao quý chắc chắn sẽ được lan tỏa và kết nối trong cuộc chiến đấu vì sự sống con người, vì sức khỏe nhân dân.

Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công
Sống khỏe

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội: Sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm nếu không thành công

Đó là khẳng định của Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội (AF Hà Nội) ThS.BS Lê Thị Thu Hiền khi trao đổi với báo chí ngày 2.11. Cụ thể, đơn vị sẽ hoàn lại toàn bộ chi phí thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bao gồm chọc trứng, tạo phôi, nuôi phôi ngày 3, 1 lần chuyển phôi… nếu không thành công.

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn
Sống khỏe

Không thể chủ quan với bệnh liên cầu lợn

Dù không phải bệnh có thể lây lan thành dịch, tuy nhiên sự nguy hiểm của liên cầu lợn lúc nào cũng hiện hữu trong đời sống hàng ngày. Nguyên nhân được xác định là do giết mổ lợn nhiễm bệnh và ăn các chế phẩm từ lợn bị bệnh.

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc
Sống khỏe

Xây dựng môi trường công sở không khói thuốc

Hiện nay, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã tập trung đẩy mạnh phong trào xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá; tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức phòng chống tác hại của thuốc lá trong cán bộ, công chức, viên chức, lao động.

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu
Sống khỏe

Tăng cường kiểm soát thuốc lá thế hệ mới, đẩy mạnh phòng chống buôn lậu

Hà Nội vừa ban hành chỉ đạo tăng cường kiểm soát và phòng chống tác hại của thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt trong môi trường giáo dục. Theo đó, các lực lượng chức năng được yêu cầu phối hợp chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến buôn lậu, sản xuất và kinh doanh thuốc lá trái phép nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta
Sức khỏe

Sự thật về ung thư vú ở nam giới: Chủ quan có thể giết chết chúng ta

Khi nói đến ung thư vú, hầu hết chúng ta đều chỉ nghĩ đến căn bệnh này ở phụ nữ. Nhưng sự thật là nam giới cũng mắc ung thư vú và sự chủ quan về căn bệnh này khiến các trường hợp thường được phát hiện muộn. Đây là chia sẻ và cảnh báo của Tiến sĩ Jamin Brahmbhatt, bác sĩ tiết niệu và bác sĩ phẫu thuật tại Cơ quan Y tế Orlando, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội tiết niệu Florida, Mỹ.