Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội Khóa XV

Mong muốn các luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, thỏa mong đợi của cử tri

Tại Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội sáng nay, 7.3, các Ủy ban sẽ báo cáo cụ thể dự kiến hoạt động giám sát và một số nội dung thuộc trách nhiệm trong triển khai các luật, nghị quyết thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, khẳng định quyết tâm của Quốc hội hành động ngay từ khi luật có hiệu lực, đồng hành với Chính phủ, mục tiêu cao nhất là luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Đây là đổi mới cần thiết và phù hợp, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân.

Lần thứ hai được tổ chức, Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được tổ chức tại phòng Thăng Long (Hà Nội) kết nối trực tuyến với 63 điểm cầu ở địa phương, hứa hẹn sẽ quán triệt những điểm mới, nội dung quan trọng, các nhiệm vụ Quốc hội giao; làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, xác định rõ tiến độ và yêu cầu trong tổ chức thi hành luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm. Trên cơ sở đó, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức hữu quan triển khai thực hiện, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH), cử tri và Nhân dân giám sát, theo dõi, đánh giá.

Quyết tâm, song hành đưa luật, nghị quyết vào cuộc sống
Quốc hội thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm. Ảnh: Lâm Hiển

Hội nghị cũng là sự bảo đảm đưa các luật, nghị quyết vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, thỏa mong mỏi, kỳ vọng của cử tri và Nhân dân cả nước. Nhất là đối với các luật có ảnh hưởng sâu rộng tới đời sống Nhân dân như Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Nhà ở, Luật Căn cước…

Giám sát luật, nghị quyết ngay từ khi triển khai

Tại hội nghị lần thứ hai này, các Ủy ban của Quốc hội sẽ báo cáo cụ thể dự kiến hoạt động giám sát và một số nội dung trong triển khai các luật, nghị quyết thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách. Theo đó, Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội chuẩn bị báo cáo tham luận về công tác chuẩn bị giám sát việc triển khai Luật Nhà ở; việc tiếp tục rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo yêu cầu tại Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ Sáu, Quốc hội Khóa XV; việc theo dõi, đôn đốc Chính phủ thực hiện yêu cầu tại Nghị quyết số 103/2023/QH15 về “tập trung rà soát, xử lý các vướng mắc, bất cập về thủ tục hành chính, báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội Khóa XV”; tình hình, tiến độ triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và các nhiệm vụ lập pháp còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV theo Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (bao gồm các nhiệm vụ lập pháp theo Kế hoạch số 734/KH-UBTVQH15 ngày 22.1.2024 bổ sung Kế hoạch số 81/KH-UBTVQH15)

Thường trực Ủy ban Kinh tế chuẩn bị báo cáo tham luận về công tác chuẩn bị giám sát việc triển khai Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, Nghị quyết thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ; Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chuẩn bị báo cáo tham luận về công tác chuẩn bị giám sát việc triển khai Luật Căn cước, Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Song hành với triển khai thi hành của Chính phủ và các bộ, ngành, việc các Ủy ban của Quốc hội giám sát việc triển khai khẳng định quyết tâm của Quốc hội hành động ngay từ khi luật có hiệu lực, sẽ khắc phục được các hạn chế, vướng mắc tại Hội nghị triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội lần thứ Nhất đã chỉ ra, chuẩn bị “từ sớm, từ xa” trong thực thi chức năng giám sát của cơ quan dân cử, đồng hành với Chính phủ, mục tiêu cao nhất là luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống. Đây là đổi mới cần thiết và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cũng như quyết tâm của Quốc hội hành động và trách nhiệm, đồng hành với Chính phủ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân.

“Hiểu pháp luật để sống đúng, sống cống hiến và hạnh phúc”

Quyết tâm của Quốc hội và Chính phủ ngay từ sớm trong việc triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV đã đáp ứng đa số tâm tư, nguyện vọng của cử tri và các tầng lớp Nhân dân cả nước. Qua tìm hiểu được biết, có khá nhiều tỉnh, thành phố đã lên kế hoạch kết nối cầu truyền hình trực tuyến điểm cầu của tỉnh về tận cơ sở, để lan tỏa tinh thần của Hội nghị tới các cán bộ, công chức, viên chức và cử tri trong cả nước. “Với thông điệp hiểu pháp luật để sống đúng, sống cống hiến và hạnh phúc, cán bộ và Nhân dân phường chúng tôi rất mong chờ Hội nghị toàn quốc lần thứ Hai triển khai luật, nghị quyết của Quốc hội lần này. Đặc biệt, lần này có nội dung Luật Đất đai (sửa đổi). Đây là đạo luật rất nhân văn, có nhiều nội dung mới thể hiện sự tiếp thu, tôn trọng ý kiến của Nhân dân trong xây dựng luật, đại biểu và cử tri chúng tôi rất mong chờ”, ông Kiều Quang Hà, Phó Chủ tịch HĐND phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh chia sẻ.

Theo kế hoạch, có 9 luật và 10 nghị quyết sẽ được Hội nghị quán triệt các điểm mới, nội dung quan trọng, những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm trong việc triển khai, đặc biệt là trong ban hành các văn bản hướng dẫn, quy định chi tiết luật, nghị quyết. Điều này cũng đã thể hiện rõ nét Quốc hội, Chính phủ đã tôn trọng, tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân trong việc sớm ban hành các văn bản hướng dẫn, nhất là đối với Luật Đất đai (sửa đổi).

“Cùng với triển khai của Trung ương, cử tri chúng tôi hy vọng ở địa phương, cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là HĐND và UBND cũng sẽ tổ chức Hội nghị triển khai thực thi luật, nghị quyết của Quốc hội bài bản, chặt chẽ bằng các hình thức phù hợp để cử tri và Nhân dân hiểu đúng luật để thực thi đúng quy định. Bên cạnh đó, để luật, nghị quyết sớm đi vào cuộc sống, rất cần sự vào cuộc của Chính phủ, các bộ ngành trong ban hành văn bản hướng dẫn, sự triển khai kịp thời của UBND các cấp. Tuyên truyền bài bản mà việc triển khai thực hiện chậm thì cũng không giải quyết được tận gốc vấn đề, đây cũng là “điểm nghẽn” trong triển khai thi hành luật, pháp lệnh mà các kỳ họp Quốc hội đã chỉ ra”, ông Ngô Đức Thái, Cựu chiến binh huyện Hưng Nguyên, Nghệ An bày tỏ.

Song hành với triển khai, lần này Quốc hội chỉ đạo các Ủy ban của Quốc hội giám sát việc triển khai. Đây là đổi mới cần thiết và kịp thời. Để việc giám sát của các Ủy ban hiệu quả, các đoàn ĐBQH và HĐND các cấp cũng cần có kế hoạch cụ thể song hành giám sát việc triển khai luật, nghị quyết tại các địa phương.

Hội nghị toàn quốc triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ Sáu và Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được tổ chức mang ý nghĩa to lớn, cũng là sự kiện chính trị đặc biệt, ngày hội pháp luật của toàn dân. Thông điệp “Hiểu pháp luật để sống đúng, sống cống hiến và hạnh phúc” chắc chắn sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, cử tri và Nhân dân cả nước tin tưởng, kỳ vọng vào những kết quả tốt đẹp của hội nghị. Tin tưởng sau hội nghị, các văn bản thi hành sẽ sớm được ban hành để luật, nghị quyết đi vào cuộc sống, thỏa mong đợi của cử tri. Cùng với đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần được tăng cường và cụ thể hóa trong chính các kế hoạch thực thi của chính quyền các cấp. Với các hình thức tuyên truyền, phổ biến thích hợp, chính quyền cơ sở sẽ là cầu nối quan trọng để người dân hiểu đúng luật, sống cống hiến và hạnh phúc.

Hội đồng nhân dân

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất
Diễn đàn

Làm “nóng” những vấn đề người dân cần nhất

Nguyễn Công Huấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Quảng Bình

Để đáp ứng ngày càng tốt hơn kỳ vọng của cử tri và Nhân dân, kỳ họp HĐND tỉnh không chỉ là một cuộc gặp gỡ định kỳ. Đó phải là nơi cái “nóng” của đời sống xã hội được đặt lên bàn nghị sự, nơi từng câu hỏi truy đến cùng trách nhiệm, từng nghị quyết không chỉ hợp lý mà phải hợp lòng dân. Muốn vậy, cần một cuộc làm mới từ gốc: cách tổ chức kỳ họp, vai trò đại biểu, chất lượng thảo luận, cho đến cách thông tin được truyền tải đến cử tri.

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại
Diễn đàn

Xây dựng chính quyền cơ sở xứng tầm thời đại

Tổ chức chính quyền hai cấp, sát nhập chính quyền cơ sở là nhiệm vụ đã chín muồi và cấp thiết. Nhưng quy mô, mức độ chính quyền cơ sở cần phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản trị, điều hành của đội ngũ cán bộ khi bước vào guồng máy mới. Điều quan trọng, đừng bỏ phí dân tài, lựa chọn được đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng động, sáng tạo, có khả năng tiếp cận công nghệ thông tin để tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn mới và thực sự được cử tri và Nhân dân tin tưởng trao gửi quyền hạn.

Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Hà Nội Phùng Thị Hồng Hà phát biểu kết luận
Diễn đàn

Xử lý dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán trong lĩnh vực tài chính

Làm việc với Sở Tài chính về công tác tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo và thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm toán, Đoàn giám sát HĐND thành phố Hà Nội đã ghi nhận những nỗ lực đáng kể của Sở Tài chính trong việc triển khai các nhiệm vụ được giao. Từ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế được chỉ rõ, Đoàn giám sát đề nghị, Sở tiếp tục đẩy mạnh công tác giải quyết dứt điểm các kết luận thanh tra, kiểm toán đã được đưa ra. Qua đó, bảo đảm tối đa quyền lợi chính đáng của người dân; nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, góp phần vào sự phát triển bền vững của Thủ đô.

Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An Trần Thị Bích Liên giới thiệu với đoàn giám sát về mô hình giáo dục chất lượng cao của nhà trường
Chuyển động

Tạo cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập

Giám sát việc thực hiện mô hình giáo dục chất lượng cao tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quận Hoàn Kiếm, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đánh giá, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục chất lượng cao trên địa bàn ngày càng đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Bước đầu đã tạo được sự cạnh tranh tích cực đối với các mô hình trường, lớp ngoài công lập.

Ban Kinh tế - Xã hội, HĐND thị xã Quảng Yên khảo sát khu vực nuôi trồng thủy sản của các hộ dân và đánh giá tình hình triển khai mô hình nuôi lồng bè.
Địa phương

Nghiên cứu các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong cuộc khảo sát được tổ chức mới đây, Ban Kinh tế - Xã hội HĐND thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đã trực tiếp kiểm tra các khu vực nuôi trồng thủy sản tại xã Hoàng Tân và Liên Hòa; ghi nhận nhiều ý kiến đề xuất về việc tăng cường hỗ trợ tài chính cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, giúp họ nhanh chóng khôi phục sản xuất. Đồng thời, xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu rủi ro do thiên tai gây ra…

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp
Diễn đàn

Thông suốt thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 22 (chuyên đề), HĐND tỉnh Bình Dương Khóa X diễn ra hôm qua, ngày 11.4, không chỉ xem xét, thông qua những nghị quyết quan trọng về đầu tư công, quy hoạch và đất đai, mà còn khẳng định quyết tâm chính trị trong việc tái thiết bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, phục vụ tốt hơn. Không dừng ở cam kết, chính quyền Bình Dương đang chuyển cải cách thành hành động cụ thể, với nguyên tắc xuyên suốt: không để ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình chuyển đổi.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản phát biểu tại kỳ họp
Hội đồng nhân dân

Thông qua Đề án đề nghị công nhận thị xã Mỹ Hào là Đô thị loại III

Ngày 11.4, tại Trụ sở HĐND-UBND tỉnh, HĐND tỉnh Khóa XVII đã tổ chức Kỳ họp thứ 26 (kỳ họp không thường lệ), để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Quốc Toản; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Xuân Tiến; Phó Chủ tịch HĐND Trần Thị Tuyết Hương chủ trì kỳ họp.