Mong chờ đề thi minh họa thực sự của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025. Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Do vậy, học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

z5575652931654-b22061c7a0ec590b3d55741e343e3525-9407.jpg
Có sự chênh lệch giữa Chương trình môn học ở một số môn học dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 giao nhau của Giáo dục thường xuyên cấp THPT và Chương trình cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018


Cấu trúc định dạng đề thi minh họa năm 2025 theo chương trình lớp 10


Ngày 8.3.2024, Bộ GD-ĐT có quyết định số 764/QĐ-BGDĐT ban hành Quyết định về Cấu trúc định dạng đề thi Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 và trước đó, ngày 29.12.2023, Bộ GD-ĐT công bố đề thi minh họa theo cấu trúc định dạng của quyết định này.

Tuy nhiên, các đề thi minh họa của các môn học đều có tiêu đề là “Đề kiểm tra lớp 10” của môn học đó. Các nội dung được sử dụng để đánh giá năng lực hầu hết thuộc chương trình lớp 10 cấp THPT. Do vậy, hầu hết học sinh và giáo viên cũng như phụ huynh học sinh đang mong chờ đề minh họa thực sự của kì thi tốt nghiệp THPT của năm 2025.

Theo dự thảo Thông tư quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 của Bộ GD-ĐT đăng mạng xin ý kiến ngày 4.9.2024, có qui định về nội dung của đề thi là “Bám sát nội dung của CTGDPT 2018”.

Việc qui định rất chung chung là “bám sát nội dung chương trình” đã khiến học sinh lớp 12 tham gia dự thi kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, khó hiểu, băn khoăn lo lắng vì thời gian năm học trôi đi rất nhanh.

Đặc biệt, với đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý các nhà trường vẫn lúng túng trong việc tổ chức dạy học và định hướng ôn tập cho học sinh cho dù Bộ GD-ĐT đã tập huấn và chỉ đạo tập huấn về ra đề thi và viết câu hỏi thi cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025, với các lí do chính như sau:

Thứ nhất, việc dạy học và kiểm tra/thi đánh giá theo năng lực lần đầu tiên được tổ chức trên quy mô diện rộng cả nước với kinh nghiệm dạy học, ra đề thi chưa nhiều. Cán bộ quản lý giáo viên, học sinh, gia đình, học sinh còn lúng túng trong các thông tin về thi theo đề thi đánh giá năng lực trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Thứ hai, việc Kiểm tra đánh giá nói chung và thi cử nói riêng đều có căn cứ là dựa vào chương trình giáo dục mà ở đây cụ thể là kì thi tốt nghiệp THPT nên chương trình tương ứng là Chương trình GDPT 2018 cấp THPT.

Tuy nhiên, có sự chênh lệch giữa Chương trình môn học ở một số môn học dự kiến tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025 giao nhau của Giáo dục thường xuyên cấp THPT và Chương trình cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018.

Sự chênh lệch này dao động từ khoảng 20-30% về nội dung các yêu cầu cần đạt của mỗi môn học mà thực tế là cắt bớt một số yêu cầu cần đạt ở mức cao của môn học trong Chương trình GDPT 2018 để thành Chương trình môn học của Giáo dục thường xuyên cấp THPT.

Điều này dễn đến sẽ khó khăn cho 2 nhóm đối tượng theo đối tượng dự thi (học sinh THPT và học viên Giáo dục thường xuyên cấp THPT) như dự thảo quy chế thi đang quy định khi 2 nhóm đối tượng này sẽ thi cùng 1 loại đề thi như nhau.

Thứ ba, Chương trình học ở cấp THPT theo Chương trình GDPT 2018 quy định mỗi học sinh THPT phải học 3 cụm chuyên đề của 3 môn học do học sinh lựa chọn với mục đích: “Chuyên đề học tập là nội dung giáo dục dành cho học sinh trung học phổ thông, nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp”.

Do đó, học sinh phải lựa chọn chuyên đề học của 3 môn theo qui định có chuyên đề lựa chọn do nhà trường tổ chức nên khi ra đề thi nếu không sử dụng các nội dung của các chuyên đề để đánh giá các năng lực thì năng lực nâng cao, phân hóa sâu và định hướng nghề nghiệp theo yêu cầu của chương trình không được thực hiện và hơn nữa là đề thi của các môn thi tốt nghiệp THPT chưa thực hiện theo Chương trình GDPT 2018 cấp THPT.

Đồng thời có thể dẫn tới hệ lụy là việc dạy và học sẽ không hiệu quả (vẫn có xu hướng “thi gì học đó”). Nếu ra đề thi các môn thi tốt nghiệp THPT sử dụng các nội dung của các chuyên đề để đánh giá các năng lực theo qui định của Chương trình thì có rất nhiều học sinh học không học các chuyên đề lựa chọn này, do vậy không thể yêu cầu học sinh không học các chuyên đề lựa chọn mà phải thi đề thi môn học sử dụng các nội dung của các chuyên đề để đánh giá các năng lực.

z5575652912841-0b6e36c41729314f67373a1f0a657ed6-9547.jpg
Bộ GD-ĐT cần qui định rõ về các nội dung được sử dụng để đánh giá năng lực của các môn học ra trong đề thi tốt nghiệp năm 2025 để tránh quá tải và áp lực cho học sinh và giáo viên


Cần công bố rõ ràng đề thi có sử dụng các nội dung phần chuyên đề

Để giải quyết các khó khăn, vướng mắc và các lúng túng trên, Bộ GD-ĐT cần sớm công bố đề minh họa thực sự của các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 để học sinh và giáo viên có định hướng học tập và ôn tập tốt nhất cho kì thi này.

Ngoài ra, sau khi công bố đề thi minh họa cần có hướng dẫn rõ ràng các nội dung, cụ thể: nội dung được sử dụng để đánh giá năng lực của các môn học ra trong đề thi tốt nghiệp năm 2025 được xác định như thế nào để tránh quá tải và áp lực cho học sinh và giáo viên.

Đồng thời, cần công bố rõ ràng đề thi của các môn thi tốt nghiệp có sử dụng các nội dung phần chuyên đề các môn học “nhằm thực hiện yêu cầu phân hóa sâu, giúp học sinh tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp” như quy định của Chương trình GDPT 2018 cấp THPT hay không?

Các học sinh không lựa chọn học các chuyên đề học tập môn học đó thì có phải thi theo đề thi có sử dụng nội dung của các chuyên đề học tập đó để ra đề thi hay không?, Đề thi của học viên Giáo dục thường xuyên có thi theo đề thi chung với đề thi với học sinh THPT như những năm trước đây hay không?

Bên cạnh đó, nên ra các loại đề thi khác nhau tuân thủ theo Chương trình GDPT 2018 và chương trình thường xuyên cấp THPT để phù hợp với các đối tượng thí sinh dự thi và tiến tới điều chỉnh lại quy định cho chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT theo đúng Chương trình GDPT cấp THPT chỉ khác ở cách tổ chức dạy học và phương thức tổ chức dạy học.

Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật
Giáo dục

Đại học Bách khoa Hà Nội xin lỗi sau vụ sinh viên phải ăn cơm canh thừa, có dị vật

Phóng sự về việc sinh viên Đại học Bách Khoa Hà Nội trong 2 tuần học giáo dục quốc phòng phải ăn cơm canh thừa bữa trước, nhiều dị vật bất thường, lên sóng chương trình Chuyển động 24h đã gây xôn xao dư luận. Đa số ý kiến bày tỏ sự bức xúc, xót xa và yêu cầu cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý thật nghiêm.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới GS. Klaus Schwab giao lưu với sinh viên

Ngày 7.10, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Giáo sư Klaus Schwab giao lưu với sinh viên về chủ đề: “Định vị Việt Nam trong kỷ nguyên thông minh - Tầm nhìn cho thế hệ trẻ”.

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh
Giáo dục

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10: Chưa phù hợp với Chương trình GDPT 2018, gây áp lực tới học sinh

Ngày 4.10, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT thay thế Thông tư 11 hiện hành, trong đó dự kiến quy định thi 3 môn vào lớp 10 với 2 môn thi bắt buộc là môn Toán và môn Ngữ văn, môn thi thứ 3 tổ chức bốc thăm ngẫu nhiên. Nội dung này đang gây nhiều ý kiến tranh luận.

Nguồn: venturevillage.world
Nghị viện thế giới

Phần Lan: Bảo đảm chất lượng giáo dục và vị thế cao quý của nghề giáo

Phần Lan thường được coi là một trong những quốc gia tốt nhất thế giới về chính sách, luật pháp dành cho giáo viên. Hệ thống giáo dục của nước này luôn được xếp hạng cao trên toàn cầu. Những ưu đãi đối với giáo viên ở Phần Lan nhấn mạnh đến việc tôn trọng quyền tự chủ nghề nghiệp, sự kính trọng đối với nghề giáo và yêu cầu đào tạo nghiêm ngặt, góp phần củng cố vị thế vững chắc của những nhà giáo như là một nghề cao quý trong xã hội.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Quy chế công chức cho giáo viên ở Đức: Bảo đảm ổn định trong giáo dục

Hệ thống giáo dục của Đức nổi tiếng với cấu trúc chặt chẽ, hiệu quả và tiêu chuẩn cao. Một trong những khía cạnh góp phần vào thành công của hệ thống này là quy chế "Beamte" - trao cho lao động ở khu vực công, bao gồm một tỷ lệ lớn giáo viên tư cách "công chức nhà nước". Tư cách đặc biệt này mang lại cho giáo viên ở Đức nhiều quyền lợi, từ bảo đảm việc làm, phúc lợi, uy tín xã hội đến sự ổn định lâu dài.

Nguồn: ITN
Nghị viện thế giới

Các nước củng cố, hoàn thiện pháp luật về nhà giáo

Pháp luật về nhà giáo trên thế giới đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, góp phần hình thành những thế hệ tương lai mạnh mẽ và thúc đẩy phát triển xã hội bền vững. Những quy định này không chỉ thiết lập khung pháp lý rõ ràng để quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên, mà còn bảo vệ quyền lợi của họ, từ đó nâng cao chuẩn mực nghề nghiệp.

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông
Giáo dục

Phát động học sinh, sinh viên chấp hành pháp luật về an toàn giao thông

Sáng 5.10, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Công ty Honda Việt Nam và Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới - Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam phối hợp tổ chức “Lễ phát động học sinh, sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về an toàn giao thông và tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, hướng dẫn kỹ năng lái xe mô tô, xe gắn máy an toàn đầu năm học 2024 - 2025”.