Quảng Bình:

"Vướng" trong chi trả nguồn kinh phí từ bán tín chỉ carbon

Nhận được 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon giai đoạn 2023 - 2025, các chủ rừng ở Quảng Bình có thêm động lực để quản lý, bảo vệ rừng một cách bền vững. Tuy nhiên, đến nay, việc thiếu hướng dẫn, quy định khiến công tác chi trả nguồn kinh phí còn nhiều vướng mắc.

Chưa thể thực hiện chi trả vì thiếu hướng dẫn

Tỉnh Quảng Bình hiện có trên 590.000ha rừng; trong đó, hơn 469.000ha rừng tự nhiên,tạotỷ lệ che phủ đạt 68,7%. Giai đoạn 2023 - 2025, tỉnh Quảng Bình sẽ nhận được 235 tỷ đồng từ việc bán tín chỉ carbon, đem lại nguồn hỗ trợ cho gần 11.000 chủ rừng. Điều này góp phần khẳng định lợi ích của rừng, cũng như hỗ trợ cho hướng đi bền vững trong quản lý và bảo vệ rừng.

Trong năm 2023 vừa qua, tỉnh Quảng Bình nhận được 82,4 tỷ đồng từ gần 600.000ha rừng. Địa phương đã thực hiện chi trả cho các đối tượng hưởng lợi 68 tỷ đồng, đạt 85% kế hoạch. Tỷ lệ kinh phí còn lại được đưa vào kế hoạch tài chính năm 2024 để tiếp tục thực hiện nhưng để nhanh chi trả thì còn gặp khó.

“Ứ đọng” trong chi trả nguồn kinh phí bán tín chỉ carborn -0
Người dân trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC ở huyện Tuyên Hóa

Đơn cử, như Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh đã nhận trên 8,2 tỷ đồng kinh phí bán tín chỉ carbon nhưng đến nay, đơn vị chỉ mới chi trả được khoảng 800 triệu đồng (10% tổng số tiền). “Các khoản được sử dụng từ tiền bán tín chỉ carbon hơn 2,4 tỷ đồng (30%) trên tổng số tiền được phân bổ về. Số tiền còn lại làhơn 5,6 tỷ đồng, đơn vị đang chờ hướng dẫn của cấp có thẩm quyền”, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng NinhĐỗ Minh Cừ cho biết.

Theo quy định, các chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và UBND cấp xã được giao quản lý rừng nhận số tiền này, với mức bình quân hơn 170.000 đồng/ha. Tuy nhiên, việc chi trả cho các đơn vị gặp vướng khi lực lượng tham gia bảo vệ rừng ở đơn vị đều là viên chức, đã hưởng lương của Nhà nước nên không thể nhận hỗ trợ từ nguồn kinh phí này.

Bên cạnh đó, phần lớn diện tích rừng của Ban đã khoán cho người dân bảo vệ từ “Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030,” giai đoạn 1 với số tiền 400.000 đồng/ha/năm. Do đó, bà con không thể nhận thêm hỗ trợ trong số tiền bán tín chỉ carbon.

Hiện Ban thực hiện ký hợp đồng bảo vệ rừng với 1.119 hộ đồng bào dân tộc miền núi của các xã Trường Sơn, Trường Xuân (huyện Quảng Ninh) và xã Ngân Thủy (huyện Lệ Thủy) từ “Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi,” với số diện tích ký kết bảo vệ trên 39.500ha và số tiền chi trả mỗi năm trên 14 tỷ đồng. Do đó, không thể chi trả nếu chưa có hướng dẫn mới”, Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quảng Ninh cho biết.

Tương tự, Công ty TNHH Lâm Công nghiệp Bắc Quảng Bình cũng được phân bổ từ nguồn kinh phí bán tín chỉ Carbon với hơn 4 tỷ đồng. Trong đó, đơn vị được chi 10% trên tổng số tiền cho quản lý hành chính. Tuy nhiên, đến nay nguồn kinh phí này vẫn chưa thể sử dụng từ việc thiếu hướng dẫn.

Sớm khắc phục chồng chéo trong hệ thống quy định về chi trả

Chia sẻ về những vướng mắc trong việc chi trả nguồn kinh phí bán tín chỉ carbon, Giám đốc Công ty TNHH Lâm Công nghiệp Bắc Quảng BìnhTrần Quang Đảm cho biết: doanh nghiệp bảo vệ rừng đã giữ được rừng đủ tiêu chuẩn bán tín chỉ carbon nhưng lại không được hưởng lợi từ số tiền này vì những quy định cụ thể đã ban hành.

Hướng dẫn chi trả quy định: “Chi phí triển khai thực hiện đảm bảo nguyên tắc hợp lý, không chồng chéo với các khoản chi khác của Ngân sách Nhà nước.” Trong khi toàn bộ diện tích rừng tự nhiên thuộc đối tượng phòng hộ và sản xuất của Công ty hiện đang hưởng từ ngân sách Nhà nước thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2020 - 2025.Ngân sách bao gồm việc giao khoán bảo vệ rừng phòng hộ và hỗ trợ bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất trong thời gian đóng cửa rừng. Do vậy, diện tích rừng của doanh nghiệp hiện đang hưởng kinh phí từ ngân sách Nhà nước, chồng chéo với quy định chi trả kinh phí từ nguồn tiền bán tín chỉ carbon. Chủ rừng vì vậy không thể thực hiện giải ngân.

“Ứ đọng” trong chi trả nguồn kinh phí bán tín chỉ carborn -0
Cần có hướng dẫn mới để giải ngân kinh phí từ nguồn bán tín chỉ carbon

Có thể thấy, nguồn kinh phí từ hoạt động bán tín chỉ carbon đã tạo động lực mới cho người dân và các đơn vị có động lực, trách nhiệm hơn trong việc giữ rừng, đồng thời mở ra hướng đi mới để phát triển rừng bền vững. 

Phó Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng BìnhNguyễn Văn Duẩn cho biết, ngoài phát huy thế mạnh rừng tự nhiên, thời gian tới, tỉnh sẽ mở rộng đối tượng, đánh giá diện tích hợp lệ và ước tính tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính từ việc thực hiện hoạt động trồng rừng mới theo tiêu chuẩn quốc tế, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn để nâng cao trữ lượng carbon rừng.

Tuy nhiên, để tiếp tục phát triển thị trường carbon, gỡ vướng trong việc giải ngân nguồn kinh phí còn “tồn đọng”, cần có hướng dẫn mới cũng như quy định cụ thể hơn từ các cấp có thẩm quyền, để các chương trình không còn chồng chéo, người giữ rừng cũng được hưởng lợi chính đáng.

Rừng có được như hôm nay là sự cống hiến của những người bảo vệ rừng nhiều thời kỳ. Mong rằng, thời gian tới sẽ sớm có những điều chỉnh, sửa đổi phù hợp để động viên những người làm công tác giữ gìn, bảo vệ rừng có thêm động lực hoàn thành tốt nhiệm vụ”, ông Trần Quang Đảm chia sẻ.

Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề
Môi trường

Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề

Ngày 5.11, tại Hà Nội, Kiểm toán nhà nước (KTNN) Việt Nam đã khai mạc Hội thảo quốc tế của Tổ chức Các cơ quan Kiểm toán tối cao Đông Nam Á (ASEANSAI) với chủ đề "Công tác quản lý, bảo vệ môi trường tại các cụm công nghiệp và làng nghề".

Phó Tổng Kiểm toán nhà nước Việt Nam Hà Thị Mỹ Dung dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.