TP. Hồ Chí Minh: Đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ứng phó ngập lụt

Những năm qua, ngập lụt đô thị là loại hình thiên tai thường xuyên xuất hiện, trở thành nỗi ám ảnh và gây ra nhiều thiệt hại cho người dân TP. Hồ Chí Minh. Thành phố đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng này.

Mưa lớn kết hợp triều cường có xu hướng ngày càng gia tăng

Theo báo cáo của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hồ Chí Minh, trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn Thành phố xuất hiện 10 đợt triều cường cao, trong đó 5 đợt trên báo động cấp II và 5 đợt trên báo động cấp III. 

Các đợt triều cường đã gây ngập cục bộ tại một số tuyến đường, ảnh hưởng đến giao thông đi lại của người dân như: Quận 1 (đường Calmette); Quận 4 (đường Trương Đình Hợi); Quận 7 (đường Phạm Hữu Lầu, Trần Xuân Soạn, Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Thập; Quận 8 (đường Trịnh Quang Nghị); huyện Nhà Bè (đường Lê Văn Lương, Đào Sư Tích); huyện Bình Chánh (Quốc lộ 50).

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP. Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân gây ngập lụt tại TP. Hồ Chí Minh là do mưa lớn có xu hướng ngày càng gia tăng, tần suất xuất hiện những trận mưa có lượng mưa lớn trên 100mm nhiều hơn, tập trung trong thời gian ngắn.

Theo số liệu thống kê, trong vòng 40 năm (1970-2010), trên địa bàn Thành phố xuất hiện 11 trận mưa trong 3 tiếng, đạt lượng mưa trên 100mm. Riêng trong hơn 10 năm trở lại đây đã xuất hiện 29 trận mưa trong 3 tiếng. Đặc biệt, trong năm 2020 và 2021 có 4 trận mưa, chỉ trong 60 phút lượng mưa đã đạt tới 100mm - 212mm. Qua đó cho thấy thời gian qua mưa tăng cả tần suất và lượng mưa.

Bên cạnh đó, triều cường có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, trong 27 năm (1980-2007) đỉnh triều ở mức cao nhất chỉ đạt dưới +1,50m (tại trạm Phú An). Nhưng trong 12 năm (từ năm 2008 đến nay) đỉnh triều đã vượt trên mức +1,50m, đồng thời tần suất xuất hiện đỉnh triều ngày càng gia tăng. Nếu như từ năm 2006-2015 tần suất xuất hiện đỉnh triều trên +1,50m chỉ có 94 lần, thì trong 5 năm (2017-2021) đã có tới 151 lần (gấp hơn 1,6 lần), đặc biệt đỉnh triều đã chạm mức +1,77m.

Ngoài các nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân chủ quan khác như quá trình đô thị hóa, tình trạng san lấp, lấn chiếm trái phép, xả rác xuống sông, kênh, rạch…

TP. Hồ Chí Minh: Đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ứng phó ngập lụt -0
Trong năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022, trên địa bàn Thành phố xuất hiện 10 đợt triều cường cao. Nguồn: ITN

Thực hiện nhiều giải pháp công trình, nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch

Nhằm từng bước khắc phục tình trạng ngập lụt đô thị, TP. Hồ Chí Minh chú trọng nâng cao chất lượng quy hoạch, nâng cao hiệu quả quản lý quy hoạch, xây dựng. Theo đó, UBND Thành phố đã chỉ đạo các sở, ngành cập nhật, bổ sung, điều chỉnh, tích hợp vào đồ án quy hoạch chung của Thành phố, đồ án quy hoạch chống ngập úng, quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, quy hoạch mạng lưới hồ điều tiết và quy hoạch cốt cao độ nền; đồng thời nghiên cứu, xem xét thống nhất và kết nối đồng bộ các quy hoạch.

Thành phố đang tập trung thực hiện các giải pháp công trình để phục vụ giải quyết ngập lụt. Triển khai một số nội dung trước mắt nhằm kéo giảm tình hình ngập như cải tạo hệ thống thoát nước, nạo vét kênh rạch bằng nguồn vốn trùng tu, ủy quyền; vận hành, duy tu, nạo vét cống các loại, sửa chữa hầm ga; thuê dịch vụ chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh...

Tổ chức nghiên cứu thay đổi quy trình vận hành 26 trạm bơm (56 máy) có công suất từ 168m3/giờ - 84.000m3/giờ (tổng công suất 302.880m3/giờ); 13 cống kiểm soát triều lớn; tăng cường công tác điều tiết nước, trữ nước trong các tuyến sông, kênh, rạch, khi xuất hiện mưa, kết hợp vận hành bơm tại các cống kiểm soát triều đảm bảo chống ngập khu vực trung tâm thành phố; xây lắp sửa chữa, vận hành 1.077 van ngăn triều, đê bao tạm, phay chặn giải quyết ngập do triều.

TP. Hồ Chí Minh: Đồng bộ nhiều giải pháp nhằm ứng phó ngập lụt -0
Ngập lụt đô thị là loại hình thiên tai thường xuyên xuất hiện, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân TP. Hồ Chí Minh. Nguồn: ITN 

Trong trung và dài hạn, Thành phố sẽ tập trung đầu tư hoàn thành các công trình thoát nước theo Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước TP. Hồ Chí Minh đến năm 2020 và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 752/QĐ-TTg và Quy hoạch Thủy lợi chống ngập úng khu vực TP. Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1547/QĐ-TTg.

Theo đó, đến nay, Dự án Giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu (giai đoạn 1) với quy mô xây dựng 6 cống kiểm soát triều và các đoạn kè xung yếu ven sông Sài Gòn với chiều dài 6,004km đã thi công ước đạt 93% khối lượng. Thành phố đang tập trung giải quyết các vướng mắc, hỗ trợ nhà đầu tư nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện hoàn thành trong đầu năm 2023.

Thành phố cũng đã thi công ước đạt khoảng 76,5% khối lượng đối với 2 dự án đê bao bờ tả sông Sài Gòn (đoạn từ cầu Bình Phước đến rạch Cầu Ngang và đoạn từ rạch Cầu Ngang đến Khu đô thị Thủ Thiêm). Triển khai 54 dự án xây dựng hệ thống thoát nước để bổ sung 92,56km cống các loại và nạo vét 60,85km kênh, rạch. Đồng thời, đang chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng hạ tầng và cải tạo môi trường kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên (giai đoạn 2), dự án nạo vét rạch Bà Lớn, dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, các dự án cải tạo rạch khu vực nội đô gồm Bùi Hữu Nghĩa, Văn Thánh, Bà Tiếng, Liên Xã, Ông Búp.

Thành phố đang mời gọi đầu tư xây dựng 2 hồ điều tiết Gò Dưa rộng 23ha tại thành phố Thủ Đức, hồ điều tiết Khánh Hội rộng 4,8ha (Quận 4), 5 dự án: cải tạo trục tiêu thoát nước Thủ Đào, Ông Bé, Thầy Tiêu, Cống Sông Kinh và tuyến kênh nhánh (kênh Tham Lương đến Chợ Đệm) từ nguồn xã hội hóa.

Thành phố cũng xác định tập trung nguồn lực hoàn thành các dự án xây dựng, cải tạo hệ thống thoát nước để giải quyết 18 tuyến đường trục chính thường xuyên ngập nước, gồm 16 dự án: dự án Cải tạo hệ thống thoát nước đường Nguyễn Văn Khối, Lê Văn Thọ, quận Gò Vấp; dự án Cải tạo hệ thống thoát nước Quốc lộ 1A (từ ngã tư Bình Phước đến khu vực Đại học Quốc gia); dự án Cải tạo hệ thống thoát nước khu vực chợ Thủ Đức (Dương Văn Cam, Đặng Thị Rành, Kha Vạn Cân, Hồ Văn Tư)...

Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi
Môi trường

Chung tay tái thiết, khắc phục hậu quả sau siêu bão Yagi

Cơn bão Yagi (cơn bão số 3) đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng tại nhiều tỉnh miền Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội. Mặc dù, đã có sự chuẩn bị, ứng phó nhưng siêu bão vẫn để lại những mất mát và hậu quả rất nặng nề ở những nơi bão đi qua. Sau bão, Đảng, Nhà nước, chính quyền và người dân địa phương nỗ lực khắc phục hậu quả, tái thiết cuộc sống.

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng
Video

Hà Nội: Lực lượng quân sự quận Long Biên khẩn trương hỗ trợ người dân "chạy lũ" sông Hồng

Ngày 11.9, mực nước sông Hồng dâng cao do ảnh hưởng của cơn bão số 3, gây ngập lụt nghiêm trọng tại khu vực phường Cự Khối, quận Long Biên, Hà Nội. Nhiều khu vực dân cư, đặc biệt là tại tổ 1 của phường Cự Khối, nước lũ đã tràn vào, làm gián đoạn cuộc sống của người dân và hư hại tài sản. Trước tình hình cấp bách, Ban Chỉ huy quân sự quận Long Biên đã khẩn trương triển khai lực lượng cứu hộ và cứu nạn đến hiện trường để hỗ trợ di dời người dân cùng tài sản đến nơi an toàn.

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3
Địa phương

Quảng Ninh dồn lực, tập trung cao độ khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong hàng chục năm trở lại đây đã gây ra những hậu quả nặng nề cho nhiều địa phương phía Bắc, trong đó có Quảng Ninh. Với sự chỉ đạo kịp thời, quyết liệt của chính quyền các cấp, sự chung sức của các lực lượng, đoàn thể cùng với người dân, đến thời điểm này công tác khắc phục thiệt hại do bão đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống Nhân dân.

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ
Xã hội

Nước lũ sông Hồng dâng nhanh, một số khu vực nội đô Hà Nội ngập cục bộ

Từ đêm 9.9 đến chiều tối 10.9, mưa lớn ở thượng nguồn đổ về khiến mực nước sông Hồng liên tục dâng cao. Trong khu vực nội đô Hà Nội, mực nước nhanh chóng vượt ngưỡng báo động 1 và đã tiến sát khu vực dân cư một số xã, phường của TP. Hà Nội, gây ngập lụt ven bờ, một số hộ dân và kho bãi ven sông Hồng đã phải di tản.