Tăng cường các biện pháp bảo vệ và phòng, chữa cháy rừng trên địa bàn TP Hà Nội

Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND yêu cầu tập trung bảo vệ, phòng chống cháy rừng trên địa bàn TP. Hà Nội.

Theo đó, công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thành uỷ - HĐND TP Hà Nội, sự vào cuộc của các cấp sở ngành, chính quyền địa phương. Vì thế, ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng của đa số các chủ rừng và người dân sống ven rừng cũng như khách tham quan, du lịch đã được nâng lên rõ rệt. Các biện pháp bảo vệ rừng, phóng cháy, chữa cháy rừng được triển khai đồng bộ, chủ động, quyết liệt từ thành phố đến cơ sở.

Tăng cường các biện pháp bảo vệ và phòng, chữa cháy rừng trên địa bàn TP. Hà Nội -0
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu tập trung bảo vệ, phòng chống cháy rừng

Trên thực tế, tình trạng xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp vẫn còn diễn ra tại một số địa phương. Trên địa bàn vẫn xảy ra cháy rừng, mặc dù các vụ cháy được đã được phát hiện sớm, chữa cháy kịp thời...

Thực hiện Công điện số 441/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Chỉ thị số 08/CT-UBND, với mục tiêu bảo vệ tài nguyên rừng và môi trường sinh thái của Thủ đô.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề nghị, UBND các huyện, thị xã có rừng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lâm nghiệp. Xác định công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên để lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.

Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “4 tại chỗ”, kịp thời triển khia huy động ngăn chặn và xử lý các tình huống cháy rừng mới phát sinh, không để cháy rừng lan rộng. Đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nếu để xảy ra tình trạng vi phạm Luật Lâm nghiệp trên địa bàn quản lý.

Tại Chỉ thị số 08/CT-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ban ngành, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổ chức thực hiện Chỉ thị số 08/CT-UBND nghiêm túc và thường xuyên báo cáo UBND TP. Hà Nội theo quy định...

Môi trường

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững là một trong những nội dung được Cục Lâm nghiệp quan tâm hàng đầu. Ảnh: CLN
Xã hội

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Thực hiện Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ngành ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tập trung nghiên cứu, ứng dụng nhiều công nghệ cao trong lĩnh vực chọn tạo giống, nhân giống và kỹ thuật lâm sinh, qua đó đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng.

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải
Môi trường

Cần có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp, người dân tham gia vào quá trình xử lý rác thải

Phát triển bền vững, chuyển đổi số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang là xu thế phát triển quan trọng trên thế giới và Việt Nam. Xu hướng này không chỉ mang lại cơ hội mà còn đặt ra những thách thức lớn cho nước ta. Do đó, Việt Nam cần có những giải pháp hữu hiệu, có chính sách để thúc đẩy xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn, có chính sách để khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia vào quá trình tái chế và xử lý rác thải.

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải
Xã hội

Cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải

Chia sẻ tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)  cho rằng, Nhà nước cần có thêm các chính sách hỗ trợ phù hợp để thu hút các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực tái chế rác thải. Nếu không có cơ chế, chính sách hiệu quả cho công tác thu gom, xử lý rác thải, thì giảm được số lượng rác thải sẽ rất khó.

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh
Môi trường

Đan Mạch- Việt Nam hợp tác chuyển đổi đô thị xanh

Nhằm thúc đẩy trao đổi kiến thức giữa các kiến trúc sư và chuyên gia của Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh, ngày 28.11 tại Hà Nội đã diễn ra Tọa đàm "Chuyển đổi Đô Thị Xanh – Từ Đan Mạch đến Việt Nam” do Đại sứ quán Đan Mạch tổ chức.

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải
Môi trường

Đẩy mạnh chuyển đổi phương thức xử lý rác thải

Hiện nay, Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường. Song, trước thực trạng tài nguyên thiên nhiên đang dần cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu, bài toán đặt ra là phải chuyển đổi phương thức, mô hình xử lý rác thải để bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, mà vẫn bảo vệ được môi trường.

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng
Xã hội

Phân loại rác thải tại nguồn: Quy hoạch nguồn rác, bãi rác có vai trò rất quan trọng

Để thực hiện việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn (từng hộ gia đình), PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường nhìn nhận, việc quy hoạch nguồn rác, bãi rác tại các địa phương có vai trò rất quan trọng.

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"
Xã hội

Lãng phí rất lớn "tài nguyên rác"

Tại tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam” do Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức sáng 27.11, nhiều đại biểu cho rằng, vấn nạn rác thải đã và đang đe dọa rất nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng ta cũng đang lãng phí một nguồn tài nguyên rất khổng lồ…

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng
Xã hội

Đẩy mạnh chuyển đổi số để minh bạch hóa quản lý rừng

Hiện nay, ngành lâm nghiệp chịu trách nhiệm quản lý 16,348 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, diện tích có rừng là 14,860 triệu ha. Đây là một ngành kinh tế - kỹ thuật đặc thù. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý diện tích rừng và đất trồng rừng, cũng như giúp theo dõi sát sao sức khỏe của hệ sinh thái, dự đoán nguy cơ cháy rừng, phát hiện khai thác… ngành lâm nghiệp đang chú trọng chuyển đổi số.