Hiện thực cam kết Net Zero 2050: Cần lộ trình cụ thể và quyết tâm cao độ

Tại Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động" vừa được tổ chức tại Hà Nội, các chuyên gia khẳng định, bất cứ lộ trình giảm phát thải nào cũng đều cần quyết tâm từ các cơ quan quản lý và sự ủng hộ, tham gia tích cực của cộng đồng, doanh nghiệp.

Đây là dịp để nhìn lại quá trình từ cam kết đến hành động của Chính phủ Việt Nam kể từ sau COP26. Qua đó, thấy những gì đã làm được, những gì cần làm tiếp theo để hiện thực hóa cam kết một cách tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Nhìn lại quá trình từ cam kết đến hành động

Phát biểu đề dẫn tại diễn đàn, PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường nhấn mạnh, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu là vấn đề hết sức cấp thiết hiện nay.  

Cần lộ trình cụ thể và quyết tâm cao độ -0
PGS.TS Trương Mạnh Tiến - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường phát biểu khai mạc Diễn đàn

Tại COP26 (2021), Việt Nam đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế nhờ những cam kết mạnh mẽ (Đưa phát thải carbon về 0 vào năm 2050). Ngay sau đó, Chính phủ lập tức thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng các để án và kế hoạch hành động nhằm hiện thực hóa cam kết của Thủ tướng tại COP26.

“Diễn đàn sẽ nhìn lại quá trình từ cam kết đến hành động của Chính phủ Việt Nam từ sau COP26. Nhìn lại chúng ta đã làm được những gì và cần phải làm những gì tiếp theo để hiện thực hóa cam kết tại COP26 một cách tốt nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất", PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh.

Tham dự trực tuyến từ Đại học Quốc gia Úc, TS. Đỗ Nam Thắng khẳng định: quốc tế đánh giá rất cao cam kết của Việt Nam tại COP26 cùng những hành động nhanh, quyết liệt của các cơ quan Chính phủ trong triển khai cam kết này. "Dựa trên kinh nghiệm quốc tế và tại Úc, theo tôi lộ trình giảm phát thải carbon gồm có 4 bước: Một là, tăng cường công tác tiết kiệm năng lượng; hai là, chuyển đổi sử dụng năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo; ba là, điện hóa các quá trình sản xuất, dịch vụ và sinh hoạt; bốn là, tăng hấp thụ carbon và khí nhà kính khác bằng cách mở rộng diện tích rừng, đặc biệt là hệ sinh thái biển", TS. Đỗ Nam Thắng đề xuất.

Cần lộ trình cụ thể và quyết tâm cao độ -0
TS. Đỗ Nam Thắng (Đại học Quốc gia Úc) tham gia Diễn đàn dưới hình thức trực tuyến

TS. Đỗ Nam Thắng khuyến nghị, để đạt phát thải ròng bằng 0 cần sự hợp tác của các bên liên quan. Trong đó, Chính phủ đóng vai trò dẫn dắt, tạo hành lang pháp lý thuận lợi. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào sản xuất và cũng là bên tiêu dùng năng lượng lớn, là đối tượng chính phải giảm phát thải. Bên cạnh đó, tiếng nói của cộng đồng, các tổ chức xã hội dân sự, giới khoa học cũng rất quan trọng, đặc biệt trong chuyển đổi nhận thức, hành động trong những vấn đề như tiêu dùng giảm phát thải, giá năng lượng…

Sớm xây dựng tiêu chí phân loại xanh và kinh tế tuần hoàn

Kể từ sau COP26 đến nay, Việt Nam  có hàng loạt các hành động, bước đi mạnh mẽ để hiện thực những cam kết. Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết tại COP26 được thành lập do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm Trưởng ban đã nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng quốc tế. Tại COP 27 vừa diễn ra cuối năm 2022, một lần nữa, phái đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà (hiện là Phó Thủ tướng Chính phủ) làm Trưởng đoàn đã tái khẳng định trước toàn thế giới về cam kết của Việt Nam đưa mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050.

Cần lộ trình cụ thể và quyết tâm cao độ -0
Các chuyên gia và khách mời tham dự Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0 (Net Zero 2050):  Từ cam kết đến hành động"

Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Đình Thọ cho biết: năm 2022, Việt Nam cùng các đối tác quốc tế đã thông qua Tuyên bố chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). Thông qua cơ chế này, Việt Nam có thể nhận được hơn 15 tỷ USD từ các nước đối tác, nhưng đi kèm là áp lực nặng nề về giảm phát thải từ điện than hàng năm. Việt Nam sẽ phải đạt đỉnh phát thải vào năm 2030 thay vì 2035 như mục tiêu trước đây và sẽ phải nỗ lực rất nhiều để đạt phát thải ròng bằng 0.

Muốn phát thải ròng bằng 0, các ngành kinh tế và các địa phương đều phải phát thải ròng bằng 0. Vì thế, cần lồng ghép kinh tế tuần hoàn vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quốc gia, các ngành, địa phương, doanh nghiệp. Một vấn đề nữa là xây dựng tiêu chí phân loại xanh để giúp doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn. Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Chính phủ dự thảo Quyết định về ban hành tiêu chí môi trường và xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh. Trong năm nay, Bộ cũng sẽ xây dựng Kế hoạch quốc gia về kinh tế tuần hoàn.

Hình thành, phát triển thị trường carbon ở Việt Nam

Tại diễn đàn, vấn đề hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, chuyên gia. PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường chia sẻ: Thị trường carbon về nguyên lý được xây dựng dựa trên những nguyên tắc vận hành của thị trường cạnh tranh “thuận mua, vừa bán” và đôi bên cùng có lợi. Mặt khác đối với giảm thiểu carbon, nhà nước sẽ đạt được mục tiêu mong muốn giảm thiểu carbon theo kế hoạch đã định của mình.

Cần lộ trình cụ thể và quyết tâm cao độ -0
Toàn cảnh Diễn đàn "Phát thải ròng bằng 0" (Net Zero 2050): Từ cam kết đến hành động

Theo cam kết của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị COP26, Việt Nam sẽ đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Điều này đồng nghĩa với việc tổng lượng carbon phát thải ra môi trường sẽ bằng tổng lượng carbon giảm đi (thu về), như vậy số tín chỉ phát thải carbon ra môi trường sẽ bảo đảm phát thải ròng bằng 0.

Để hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam, một số kiến nghị đã được đưa ra cần thực hiện đồng bộ và kịp thời. Theo PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Bộ Tài Chính cần sớm xây dựng đề án thành lập thị trường carbon trình Thủ tướng Chính phủ để chuẩn bị đến năm 2025 sàn giao dịch tín chỉ carbon tiến hành vận hành thí điểm.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cần sớm tiến hành triển khai kiểm kê khí nhà kính khí nhà kính của hơn 1900 doanh nghiệp đã xác định, đây là căn cứ đầu tiên để làm cơ sở cho các doanh nghiệp khẳng định mình là đối tượng thuộc diện nào trong quy định hạn ngạch phát thải khí nhà kính.

Đối với doanh nghiệp cần chuẩn bị khả năng tham gia của doanh nghiệp mình. Chẳng hạn, nếu là doanh nghiệp sản xuất phát thải khí nhà kính cần xác định khối lượng phát thải tại doanh nghiệp, số lượng tín chỉ cần có…để chủ động đăng ký khi cần cho cơ quan quản lý nhà nước và tính toán khả năng tham gia thị trường mua hay bán khi thị trường carbon trong nước đi vào vận hành trước năm 2025.

Cần lộ trình cụ thể và quyết tâm cao độ -0
Ban tổ chức và chuyên gia khách mời chụp hình lưu niệm tại Diễn đàn

Cùng quan điểm trên, TS. Nguyễn Sỹ Linh, Viện trưởng Viện Chiến lược chính sách tài nguyên và môi trường khuyến nghị: cần có lộ trình áp dụng mức giá carbon mà Liên minh châu Âu và một số quốc gia khác dự kiến áp dụng đến các doanh nghiệp Việt Nam để có lộ trình điều chỉnh việc áp dụng công cụ định giá carbon phù hợp. Nghiên cứu, xác định các rào cản về kỹ thuật để xác định thuế suất carbon phù hợp để đạt được các mục tiêu tạo ra động lực cho việc đầu tư hiệu quả vào các phương án carbon thấp và tránh tác động tiêu cực lên mục tiêu phát triển và ổn định kinh tế, đồng thời xác định phạm vi thuế carbon áp dụng lên các đối tượng chịu thuế nhằm huy động sự tham gia của toàn xã hội trong nỗ lực chung để giảm phái thải khí nhà kính.

Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt
Môi trường

Đi xe điện, đón mùa xuân - Chuyện của Yadea và người Việt

Trong những năm gần đây, người Việt Nam đã bắt đầu thay đổi thói quen đi lại, đặc biệt là xu hướng sử dụng xe điện. Điều này không chỉ phản ánh sự phát triển của công nghệ mà còn là sự nhạy bén trước những vấn đề môi trường ngày càng nghiêm trọng. Khi Tết Nguyên Đán đến gần, hình ảnh những chiếc xe điện lăn bánh trên đường phố ngày càng trở nên phổ biến. Sự chuyển mình này không chỉ là một xu hướng nhất thời mà còn phản ánh một thay đổi lớn trong thói quen đi lại của người Việt Nam.

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn
Môi trường

Lặng thầm nghề quan trắc thủy văn

Nghề quan trắc thủy văn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và bảo vệ nguồn nước, đồng thời cung cấp thông tin quý giá cho các quyết định phát triển bền vững. Nhưng ít ai biết, ngoài sự tỉ mỉ, chính xác, tâm huyết những người làm trong lĩnh vực này còn phải đối mặt với bão lũ, mưa giông… và am hiểu sâu sắc về các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước. Họ được ví như người theo dõi nhịp cảm xúc, nhịp sống của các con sông.

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu
Môi trường

Tái sinh rừng ngập mặn gắn với ứng phó biến đổi khí hậu

Trước diễn biến ngày càng tiêu cực của biến đổi khí hậu, nghiêm trọng nhất là tình trạng sạt lở bờ biển, ven sông làm mất rừng, mất đất sản xuất của người dân, việc đẩy mạnh trồng rừng ngập mặn tại các địa phương ven biển sẽ góp phần giảm thiểu xói mòn, sạt lở, biến đổi khí hậu, tạo sinh kế bền vững cho người dân dưới tán rừng.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người
Môi trường

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để bảo vệ sức khỏe cây trồng và con người

Ngày 24.12, Báo Nông thôn ngày nay phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật, Hiệp hội CropLife Việt Nam tổ chức Tọa đàm thứ 2 nằm trong chuỗi Tọa đàm: “Hiểu đúng về thuốc bảo vệ thực vật” với chủ đề: Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật “4 đúng” vì sức khỏe cây trồng và con người.

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn
Môi trường

Tọa đàm: Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn

Nhằm trao đổi, thảo luận về vai trò, hiệu quả thực tiễn cũng như các giải pháp triển khai Luật Bảo vệ môi trường trong thực tiễn, hiệu lực, hiệu quả và hiệu năng, Báo Đại biểu Nhân dân phối hợp với Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn".

Trưởng ban Khoa học Hội Kinh tế môi trường Việt Nam. GS.TS Hoàng Xuân Cơ. Ảnh: Duy Thông
Xã hội

Nói ít làm nhiều, triển khai thực chất và hiệu quả

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường ngày càng nghiêm trọng, Luật Bảo vệ môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn. Đây cũng là nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng.

Đường làng ngõ xóm trang trang sạch đẹp tại xã Yên Lợi, huyện Ý Yên. Ảnh: PV
Xã hội

Nâng cao công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường, nâng cao các tiêu chí về môi trường trong xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Nam Định không chỉ mang lại điều kiện sống tốt hơn cho người dân mà còn khai thác được các giá trị kinh tế từ cảnh quan nông nghiệp - nông thôn, từng bước phát triển thành ngành kinh tế du lịch sinh thái, đem lại thu nhập cho người dân.

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu
Xã hội

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là một xu thế tất yếu

Kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là xu thế chung của thế giới, hiện nay đa số các nước cũng theo đuổi các chính sách liên quan đến hướng phát triển kinh tế tuần hoàn để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, trong đó có Việt Nam. Muốn bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, không còn cách nào khác là chúng ta phải thúc đẩy kinh tế tuần hoàn.

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng
Xã hội

Rừng ngập mặn đã đem lại nhiều nguồn lợi cho cộng đồng ven biển tỉnh Sóc Trăng

Mới đây, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam, cùng nhiều lãnh đạo, đại biểu đến từ nhiều cơ quan tỉnh Sóc Trăng đã tổ chức tổng kết dự án “Tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ven biển thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long, Giai đoạn 1”.

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững
Môi trường

Nông nghiệp xanh, định hướng phát triển bền vững

Nông nghiệp xanh là định hướng phát triển bền vững của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhằm nâng cao chất lượng, bảo vệ môi trường, đồng thời tạo sinh kế ổn định cho người dân. Để làm được điều này, các chuyên gia cho rằng, việc bảo vệ môi trường phải được tích hợp chặt chẽ với các chương trình nâng cao chuỗi giá trị.