Hà Tĩnh: Trang trại nuôi lợn gây ô nhiễm bị phạt gần 300 triệu đồng

Gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) do ông Phan Công Vũ làm chủ vừa bị xử phạt gần 300 triệu đồng.

Ngày 22.8, thông tin từ UBND tỉnh Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính với số tiền 285 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) do ông Phan Công Vũ làm chủ.

Trong đó, xử phạt 160 triệu đồng với hành vi không có giấy phép môi trường theo quy định; Phạt 125 triệu đồng với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước mặt đối với hàm lượng chất gây ô nhiễm có thông số môi trường thông thường vượt ngưỡng quy chuẩn kỹ thuật 10 lần trở lên. Tổng mức phạt các vi phạm là 285 triệu đồng.

Trang trại chăn nuôi lợn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường -0
HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát (xã Kỳ Tây, huyện Kỳ Anh) do ông Phan Công Vũ làm chủ vừa bị xử phạt vì gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: Lê Cử

Ngoài ra, theo quyết định xử phạt, trang trại lợn của ông Phan Công Vũ còn bị đình chỉ hoạt động 9 tháng; buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong 60 ngày và chi trả kinh phí phân tích mẫu nước mặt cho ngành chức năng theo quy định.

Trước đó, UBND huyện Kỳ Anh cũng đã xử phạt hành chính số tiền 17,5 triệu đồng đối với HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát này vì hành vi thực hiện hoạt động chăn nuôi không có giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.

Được biết, HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát hoạt động từ năm 2014. Từ đó đến nay, nhiều lần người dân phát hiện chất thải chăn nuôi từ trang trại chảy ra suối Cơn Chay làm nguồn nước ô nhiễm. Ngoài ra, mùi hôi thối từ trang trại cũng khiến cuộc sống người dân đảo lộn.

Trang trại chăn nuôi lợn bị phạt hơn 300 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường -0
Người dân tâp trung trước trang trại lợn của HTX Nông nghiệp và dịch vụ tổng hợp Hoàng Phát vì ô nhiễm. Ảnh: Lê Cử

Đỉnh điểm, vào cuối tháng 6.2024, cá dọc khe suối ven trại lợn bị chết trắng. Quá bức xúc trước việc gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, hàng chục hộ dân đã căng băng rôn phản đối, yêu cầu trại di dời.

Ngay sau khi nắm bắt được sự việc trên, các cơ quan chức năng của huyện Kỳ Anh và tỉnh Hà Tĩnh đã khẩn trương vào cuộc kiểm tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc. Quá trình kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, đoàn công tác phát hiện cơ sở chăn nuôi của ông Vũ có hàng loạt vi phạm như không có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định đánh giá tác động môi trường, chưa xây lắp công trình xử lý mùi hôi theo cam kết bảo vệ môi trường đã đăng ký.

Trước đó, liên quan đến hoạt động chăn nuôi lợn của một số trang trại  trên địa bàn, vào giữa tháng 7.2024 Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng đã có văn bản báo cáo gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Theo Công an tỉnh Hà Tĩnh, bên cạnh những mặt tích cực, thì hiện nay nổi lên tình hình vi phạm các quy định trong hoạt động chăn nuôi, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ phức tạp về an ninh trật tự. Tình trạng vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh thời gian qua, ngoài trách nhiệm của chủ trang trại lợn còn có trách nhiệm của các sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các vấn đề về môi trường, đất đai, xây dựng…

Qua đó, Công an tỉnh Hà Tĩnh đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để tổ chức rà soát, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật tại các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn toàn tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm, không để hình thành “điểm nóng” về ô nhiễm môi trường.

UBND các huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn….

Sau khi có báo cáo của Công an tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan soát xét, tham mưu về các nội dung kiến nghị, đề xuất của Công an tỉnh theo đúng quy định, đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Môi trường

Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy đồng chủ trì Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói
Môi trường

Diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

Sáng 24.11, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế 11 Lê Hồng Phong, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói”.

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai
Môi trường

SeABank và Tập đoàn BRG chung tay trồng 68.000 cây phủ xanh gần 20ha rừng tại Lào Cai

Tiếp nối chuỗi hoạt động đồng hành cùng các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) và Tập đoàn BRG chung tay cùng Báo Nhân dân trồng 68.000 cây, trị giá 1 tỷ đồng nhằm phủ xanh gần 20ha diện tích rừng và phục hồi sinh kế cho người dân tỉnh Lào Cai. 

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp
Môi trường

Hà Nội: Quận Hoàn Kiếm thực hiện hiện thí điểm vùng phát thải thấp

Theo các nghiên cứu mới nhất, nguồn phát thải từ giao thông chiếm khoảng 56% ô nhiễm không khí của Hà Nội, bao gồm cả bụi đường và khí thải. Trong đó, lượng phát thải bụi PM2.5 và hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC) chủ yếu đến từ xe tải chạy dầu diesel và xe máy, với VOC từ xe máy chiếm đến 90%.

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới
Môi trường

Vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới

Ngày 19.11, Báo Nông nghiệp Việt Nam phối hợp với Cục Thủy lợi, Viện Quy hoạch Thủy lợi, Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam tổ chức Diễn đàn trực tuyến “Nâng cao hiệu quả thông tin, cảnh báo, bảo đảm vận hành an toàn đập, hồ chứa nước trong tình hình mới”.

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội
Môi trường

Bảo vệ môi trường không khí là trách nhiệm của toàn xã hội

Là nhấn mạnh của Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy tại Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam”, do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội tổ chức ngày 14.11.

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh
Xã hội

Giải pháp đo lường carbon rừng ngập mặn tạo cơ hội cho phát triển kinh tế xanh

Kết quả của hoạt động thiết lập và thực hiện các phương pháp đo đếm các-bon rừng là cở sở để cộng đồng và các bên liên quan tại Vĩnh Châu thấy được giá trị đa dạng của rừng, trong đó giá trị kinh tế có thể thu được từ cacbon rừng sẽ là động lực để cộng đồng trồng rừng và bảo vệ rừng.