Mối giao cảm với thiên nhiên trong nhật ký hội họa của Trịnh Lữ

“Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ” là 70 đoạn ghi chép kèm theo gần 70 bức tranh phong cảnh được in màu toàn bộ trên giấy C120 của họa sĩ trong hơn một trăm ngày đạp xe đi vẽ phong cảnh trên đất Mỹ.

Phong cảnh là gì?/ Là hình tượng của Trời, Đất, và Đời/ Vẽ phong cảnh là đi tìm những hình tượng ấy chăng?/ Cũng không hẳn thế/ Vậy thì vẽ gì?/ Vẽ cái hữu duyên chợt nhìn thấy, nhận ra/ Gọi là gì?/ Là cái “giao cảm” riêng tư giữa mình với cảnh/ Khi mình cũng đang là khóm cây, ngọn cỏ, vệt nắng, vẩn mây/ Đang cùng thầm hát theo tiếng nhạc đời trầm lắng...

di-ve-trinh-lu-9426.jpg
Cuốn sách Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ vừa được Omega+ phát hành

Họa sĩ Trịnh Lữ từng chia sẻ như vậy trong một triển lãm tranh năm 2015. Những tự vấn ấy len lỏi vào lời, vào tranh, lời nào, tranh nào cũng đầy bồi hồi, tha thiết. Từ mối “giao cảm” của tác giả với cảnh, mà ta nghe ra mối giao cảm của ta với tác giả.

Vậy nên, cuốn sách Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ vẽ cảnh nước người mà cái tâm tình thì gần gũi, mộc mạc, quen thuộc như chính bóng dáng quê hương.

Đó là kết quả của hành trình 100 ngày đạp xe quanh vùng Milwakee, bên bờ hồ Michigan, tiểu bang Wisconsin để vẽ tranh. Cứ đạp xe và nhìn ngắm, chỗ nào thấy ưng, ông dừng xe, hạ giá vẽ và mực màu xuống, vẽ trực họa tại chỗ.

Nhiều ý kiến nhận định đọc những lời Trịnh Lữ viết, xem tranh Trịnh Lữ vẽ, hẳn bao giờ cũng sẽ có cảm giác ngồi xuống, uống trà, xem tranh, trò chuyện thân tình…

Nói như người biên soạn, giới thiệu cuốn sách, TS Phạm Long, càng xem tranh, đọc các ghi chép đi vẽ hằng ngày của ông, người mê tranh mê chữ như được đồng thỏa niềm khát.

Bảng màu của ông dung dị mà sang trọng, bút pháp hàn lâm, thâm hậu, ấn tượng và biểu cảm. Giọng văn ông gần gũi, nhẹ nhàng, giàu thi tính, khiến người đọc thấy như đang được rong ruổi xe đạp cùng ông, dựng giá vẽ bên lối mòn trong rừng hay ngồi phệt xuống đâu đó bên vệ cỏ một chiều ẩm ướt, nghe ông thủ thỉ chuyện đời trong khi chứng kiến những nét thiên nhiên hiện dần lên dưới tay bút kỳ tài.

"Tranh ông vẽ đất khách người dưng mà sao không thấy xa lạ cảnh sắc hay cách trở nhân tình. Thế giới phẳng bây giờ đâu cũng là nhà chăng? Bài ký nào, bức họa nào cũng mộc như cái tình chân thành của người nghệ sĩ yêu đất, yêu trời, yêu đời, yêu người, rủ rỉ một mình, mà sao khiến người đọc dễ lây đến thế cái an nhiên tự tại", TS Phạm Long nhận xét.

Cuốn sách Đi vẽ - Nhật ký hội họa 2014 của Trịnh Lữ được Phương Nam và NXB Hội Nhà Văn xuất bản lần đầu năm 2015, tuy nhiên ở lần xuất bản này của Omega+, NXB Dân trí sau 10 năm xuất bản lần đầu tiên, có sự thay đổi.

Ngoài khổ sách to hơn (17 x 22cm), cỡ chữ trong nội dung và tranh đều to hơn, mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm đọc và xem tranh tốt hơn, cuốn sách có Phần thêm là những “sự kiện tốt lành khác” có được sau hơn một trăm ngày đạp xe đi vẽ của tác giả trong năm 2014.

Văn hóa

Chương trình tôn vinh nét đặc sắc của văn hóa cố đô Huế
Văn hóa

Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô

Đêm nhạc Huế Symphony - Bản giao hưởng cố đô , với sự kết hợp giữa dàn nhạc giao hưởng, nhạc điện tử và nhạc truyền thống, sẽ diễn ra vào tối 19 - 20.10, tại Nhà hát Sông Hương, thành phố Huế.

Giữ truyền thống và tạo sức sống mới cho làng nghề
Văn hóa - Thể thao

Đan quyện tinh hoa và sáng tạo

Là “đất trăm nghề”, Hà Nội đang từng bước nâng tầm sản phẩm thủ công, thổi làn gió mới vào giá trị truyền thống; sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa truyền thống và sáng tạo hiện đại không chỉ giúp bảo tồn bản sắc thủ đô, mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị, tìm lại sức sống cho làng nghề.

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô
Văn hóa

Đình Đông Thành: Nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa tâm linh của Thủ đô

Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19. Xưa thuộc thôn Đông Thành Thị tổng Tiền Túc (sau đổi thành tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay Đình tọa lạc tại số 7 phố Hàng Vải, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng
Văn hóa

Triển lãm nhiếp ảnh 'Hà Nội - Một thời để nhớ': Lật tìm ký ức từ 'nhật ký' ảnh đen trắng

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024), 86 bức ảnh đen trắng của hai nhiếp ảnh gia Lê Bích và Andy Soloman (Anh) chụp từ năm 1992 - 2012, được trưng bày tại Triển lãm nhiếp ảnh “Hà Nội - Một thời để nhớ”, giúp người xem cảm nhận, hiểu hơn một giai đoạn biến chuyển của Hà Nội.