Mở hướng cho bảo tàng số

Sự phát triển của công nghệ đã làm xuất hiện ngày càng nhiều bảo tàng kỹ thuật số, trưng bày ảo, triển lãm trực tuyến... Trước xu hướng như vậy, Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) cần có các quy định chặt chẽ để quản lý cũng như tạo điều kiện phát triển loại hình này.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo tàng số. Ảnh: BVHTTDL
Hoàn thiện hành lang pháp lý cho bảo tàng số. Ảnh: BVHTTDL

Xu thế tất yếu

“Khi dịch Covid-19 bùng phát, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra mắt 3D tour, khách tham quan có thể trải nghiệm 360° hệ thống trưng bày thường xuyên của Bảo tàng dù ở bất kỳ đâu. Chỉ trong 1 tuần, tour này đã thu hút gần 70.000 lượt trải nghiệm, trong khi đó thường Bảo tàng chỉ đón khoảng 70.000 khách tham quan/năm. Thực tiễn ấy, chúng tôi có ý tưởng làm Không gian triển lãm mỹ thuật trực tuyến, thiết kế các phòng trưng bày khác nhau, phù hợp với chất liệu, hình ảnh để họa sĩ lựa chọn, đăng ký đưa triển lãm lên không gian mạng, thay vì chỉ tổ chức tại phòng triển lãm thực (triển lãm số cũng có giấy phép)” - TS. Nguyễn Anh Minh, Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam kể.

​Trước đó, năm 2021, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng phối hợp với đơn vị công nghệ tạo ra ứng dụng thuyết minh đa phương tiện iMusuem VFA, với 9 ngôn ngữ. Nếu trước đây khách tham quan sợ đến Bảo tàng vì không có thuyết minh, không hiểu về mỹ thuật, thì nay họ mở ứng dụng là có thể được trải nghiệm, nghe giới thiệu từng tác phẩm. Từ đó đến nay, trung bình mỗi năm, 10% lượng khách đến Bảo tàng sử dụng dịch vụ này, có ngày lên tới 20% khách sử dụng dịch vụ thuyết minh.

Thế giới đang chứng kiến sự bùng nổ của công nghệ số, len lỏi vào mọi khía cạnh đời sống, và ngành bảo tàng cũng không ngoại lệ. Nhiều bảo tàng lớn đã áp dụng thành công công nghệ số vào hoạt động của mình. Trưng bày trực tuyến và bảo tàng ảo ngày càng nở rộ, mang đến những trải nghiệm mới mẻ, cho phép du khách ghé thăm nhiều không gian bảo tàng trên toàn cầu mà không phải trực tiếp đến tận nơi.

Tại Việt Nam, công nghệ cũng đã và đang làm thay đổi nhận thức, quan điểm tiếp cận đối với di sản văn hóa, làm di sản sống động, hấp dẫn hơn. Riêng trong lĩnh vực bảo tàng, không chỉ Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, thời gian qua Bảo tàng Lịch sử Quốc gia cũng đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo 3D trong trưng bày chuyên đề, xây dựng trưng bày ảo giới thiệu hệ thống trưng bày thường trực, bảo tàng trực tuyến, trưng bày ảo 3D. Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam giới thiệu các trưng bày trực tuyến thu hút nhiều lượt truy cập…

Luật Di sản văn hóa hiện hành khuyến khích ứng dụng công nghệ trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21.9.2010 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa cũng có quy định áp dụng thành tựu khoa học - công nghệ vào hoạt động thẩm định, quản lý sưu tập, bảo quản hiện vật, chỉnh lý, đổi mới nội dung, hình thức trưng bày và hoạt động giáo dục của bảo tàng; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 1369/QĐ-BVHTTDL ngày 13.6.2022 về việc ban hành kế hoạch phát triển nền tảng bảo tàng số năm 2022…  

Tạo hành lang pháp lý

Hiện nay, bảo tàng số, bảo tàng ảo là thuật ngữ được xuất hiện thường xuyên trên truyền thông và dần trở nên quen thuộc với công chúng. Không chỉ với bảo tàng công lập, đã có những đơn vị ngoài công lập cũng tổ chức trưng bày ảo, hướng tới thành lập bảo tàng số dù không có sưu tập hiện vật thật. Cũng có một số ý kiến băn khoăn, với bảo tàng ảo, đối tượng của họ vẫn là di sản, nhưng họ chỉ quản lý dữ liệu di sản, dù vẫn có chức năng lưu trữ, cung cấp tài liệu, nghiên cứu, trưng bày và truyền thông như các bảo tàng truyền thống... Trước nhu cầu thực tế như vậy, cần có quy định nhằm định hướng loại hình này.

Theo TS. Lê Thị Minh Lý, nguyên Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, sử dụng công nghệ trong bảo tàng, từ năm 2000, thế giới đã có khái niệm virtual (ảo), nhưng ở Việt Nam còn khá mới. Ở đây cần làm rõ, bảo tàng ảo hay bảo tàng số là thiết chế văn hóa giáo dục, hay là cách thức trưng bày? Điều quan trọng nhất của bảo tàng là trực quan sinh động, bảo tàng ảo thường được thiết lập nhằm tăng thêm sức hút, nhưng vẫn phải dựa vào những hiện vật thực tế. Bởi vậy, nên chăng nghiên cứu quy định chung cho bảo tàng, ví dụ, trong điều kiện thành lập, cấp phép hoạt động bảo tàng, có thể quy định kể cả bảo tàng ảo cũng phải tuân thủ các điều kiện như vậy. Bên cạnh đó, cần chú ý về các vấn đề bản quyền, bảo vệ dữ liệu…

Dự thảo 5 Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), tại Điểm c, Khoản 1, Điều 62 quy định bảo tàng có nhiệm vụ “trưng bày hiện vật tại bảo tàng, trưng bày lưu động ở trong và ngoài nước và trưng bày điện tử trên không gian mạng”. Quy định “Trưng bày điện tử trên không gian mạng” cũng xuất hiện tại Điểm c, Khoản 1, Điều 71 về hoạt động trưng bày hiện vật và giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể. Điều 85 về phát huy giá trị di sản văn hóa trên môi trường số bao gồm các nội dung: “trưng bày, giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa trên các nền tảng số”, “khai thác, sử dụng dữ liệu về di sản văn hóa trên không gian số”, “thông tin dữ liệu số về di sản văn hóa và nội dung trưng bày số”…

TS. Nguyễn Anh Minh cho rằng, bảo tàng số là xu hướng tất yếu, do đó, trong Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đang được xây dựng cần giải thích từ ngữ và có các quy định cụ thể, rõ ràng. Hướng đến tương lai loại hình bảo tàng số và việc song hành của nó với bảo tàng truyền thống cần có những bước chuẩn bị nền tảng về cơ sở vật chất, con người và đặc biệt là các vấn đề pháp lý liên quan như thẩm quyền, quyền sở hữu, việc tiếp cận di sản... để sự ra đời của nó đáp ứng và hỗ trợ một cách tốt nhất yêu cầu giáo dục giải trí và thưởng thức ngày càng cao của công chúng khi đến với bảo tàng.

Văn hóa - Thể thao

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.