Mở cửa trưng bày cổ vật "Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố"

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội (10.10.1954 - 10.10.2024), sáng 8.10, Bảo tàng Hà Nội phối hợp với Hội Cổ vật Thăng Long - Hà Nội chính thức mở cửa trưng bày chuyên đề “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố”.

Trưng bày giới thiệu bộ sưu tập hơn 500 cổ vật của các hội viên, nhà sưu tập trên địa bàn thành phố Hà Nội, nhằm lan tỏa tình yêu gốm Việt cổ nói riêng và những cổ vật tinh hoa của dân tộc nói chung.

z5908157083946-a05fc5cb19839848c822acb9c4239efb-1965.jpg
Trưng bày “Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố” khai mạc sáng 8.10 thu hút sự quan tâm của đông đảo công chúng

Trưng bày là cơ hội để công chúng, các nhà nghiên cứu chiêm ngưỡng, tìm hiểu và có cái nhìn rõ nét hơn về văn hóa, nghệ thuật và tính đa dạng trong cách thức thể hiện thông qua họa tiết hoa văn của các hiện vật được trưng bày. Đây cũng là dịp để lan tỏa những giá trị nhân văn đã được lưu giữ qua nhiều thế kỷ, khơi lại mạch nguồn văn hóa truyền thống dân tộc.

Trưng bày chuyên đề Văn minh sông Hồng đến Hà Nội phố được thể hiện qua bốn loại hình hiện vật trong trưng bày.

z5908253524531-fced009d56d8c216fd97f049349bc145-8122.jpg
Trống đồng, niên đại thế kỷ V - III TCN, nhà sưu tập Mai Xuân Trường

Trong đó, nhóm đồ đồng Đông Sơn có niên đại từ thế kỷ V trước công nguyên đến đầu thế kỷ I-III sau công nguyên, bao gồm các loại hiện vật như trống, thạp, dao, rìu, tượng người, tượng con vật…

Các hiện vật này được phát hiện và sưu tầm chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và ven các dòng sông như sông Hồng tại Hà Nội, sông Mã tại Thanh Hóa, sông Cả tại Nghệ An…

Nhóm hiện vật đồ gốm niên đại từ thế kỷ XI - XVII gồm các loại thạp, chum, con giống, ấm, bình vôi, bát, đĩa… được phát hiện và sưu tầm ở các tỉnh, thành phía Bắc như Hải Dương, Hòa Bình, Tuyên Quang, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An…

z5908248590364-4374a5314ecb94dabd09764f35635423-5726.jpg
Hamsa, niên đại thời Lý, thế kỷ XI - XIII, nhà sưu tập Dương Danh Phát
z5908249888463-79e2c467db635b7b411eaa0a84234b09-1284.jpg
Không gian hiện vật chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và đồ thờ cúng

Nhóm đồ sứ ký kiểu gồm các đồ do vua chúa Việt Nam thế kỷ XVIII - XIX đặt hàng tại Trung Hoa và đồ sứ Trung Hoa thế kỷ XVIII - XIX. Trong đó, đồ sứ ký kiểu đặt hàng gồm ấm, chén, đĩa, bát, nậm rượu… Đồ sứ Trung Hoa gồm chum, chóe, chậu hoa, ống bút… được sưu tầm tại các thành phố lớn, chủ yếu ở Hà Nội, Nam Định, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh…

Nhóm hiện vật chất liệu gỗ sơn son thếp vàng và đồ thờ cúng gồm sập thờ, khám, hoành phi, câu đối và tượng… có niên đại từ thế kỷ XVII - XIX, được sưu tầm tại các tỉnh, thành phố phía Bắc như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định…

Trưng bày diễn ra đến ngày 30.10, tại Bảo tàng Hà Nội.

Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo
Văn hóa - Thể thao

Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI: Trải nghiệm nghi lễ văn hóa độc đáo

Ngày 2.11, tại Công viên Chi Lăng, đường Hùng Vương, thành phố Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch.

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế
Văn hóa - Thể thao

Lan tỏa giá trị Việt Nam với cộng đồng quốc tế

“Hàn Quốc có Trung tâm văn hóa ở Việt Nam để giới thiệu, lan tỏa và quảng bá văn hóa của họ tại đất nước mình. Vậy tại sao Việt Nam chúng ta lại không làm như thế này ở nước ngoài?”. Đó là ý kiến của ĐBQH Trình Lam Sinh (An Giang) tại phiên thảo luận sáng qua, (1.11) về chủ trương đầu tư Chương trình MTQG về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035… Bên cạnh nhất trí cao với chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa ở nước ngoài, các đại biểu Quốc hội cũng đề nghị cần có cơ chế đặc biệt để thực hiện; đồng thời bày tỏ kỳ vọng, khi được Quốc hội thông qua và đi vào thực tiễn sẽ góp phần quảng bá, giới thiệu và lan tỏa hình ảnh văn hóa, đất nước, con người Việt Nam với cộng đồng quốc tế.

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa
Văn hóa

Sáng tạo dựa trên chiều sâu văn hóa

Trước sự hội nhập quốc tế mạnh mẽ, nghệ thuật múa Việt Nam đang nỗ lực khẳng định bản sắc. Trong quá trình ấy, các nghệ sĩ phải vượt qua không ít thách thức để mang đến góc nhìn mới mẻ và độc đáo, hài hòa chiều sâu văn hóa và sáng tạo, chạm đến cảm xúc khán giả.

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ
Văn hóa - Thể thao

“Dòng chảy” của 3 nữ họa sĩ

Cuộc gặp gỡ hữu tình đầy duyên phận của ba nữ họa sĩ thuộc ba thế hệ: Đinh Thị Kim Liên (sinh năm 1967), Trang Thanh Hiền (1974), Hoàng Hương Giang (1988). Ba khuôn hình dẫu không giống nhau nhưng có chung niềm đồng cảm.

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội
Du lịch - Thể thao

T&T Group và JTA (Qatar) hợp tác phát triển Tổ hợp thể thao và công viên Disneyland tại Hà Nội

Tập đoàn T&T Group và JTA - tập đoàn đầu tư quốc tế hàng đầu của Qatar đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác về việc nghiên cứu phát triển dự án Tổ hợp thể thao đa năng và công viên giải trí Disneyland với tổng mức đầu tư dự kiến lên tới 4,5 tỷ USD tại huyện Đông Anh, TP. Hà Nội.

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035
Văn hóa - Thể thao

Bộ Chính trị thống nhất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035

Về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, Bộ Chính trị vừa ban hành Kết luận số 100-KL/TW thống nhất chủ trương này. Theo đó, Bộ Chính trị giao Ban cán sự Đảng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp tục cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa trong thực hiện Chương trình; đồng thời, hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV…