Mở cửa triển lãm "Địa tầng số 0"

Ngày 12.9, tại trung tâm nghệ thuật The Outpost, Roman Plaza Tháp B1 (Tầng 2), Tố Hữu, Hà Nội, đã khai mạc triển lãm "Địa tầng số 0" trưng bày tác phẩm của 12 nghệ sĩ đương đại Việt Nam. 

Mượn khái niệm trong địa chất học để tạo ra hình dung về một không gian chứa trầm tích thời gian, địa tầng hàm chứa những liên tưởng trừu tượng về sự tích tụ, hấp thu, lắng đọng của những trầm tích văn hóa và biến động lịch sử chồng chất.

Mở của triển lãm
Không gian triển lãm "Địa tầng số 0". Ảnh: The Outpost

Chuyển ý thành tên triển lãm, Địa tầng số 0 như xác định một điểm khởi đầu, để từ đó lan rộng sang những địa tầng khác và bao trùm lên một cấu trúc tổng thể. The Outpost đặt mình trong dòng chảy nghệ thuật địa phương, bắt đầu với mong muốn khai đào, ráp nối những dấu tích đang bị vùi lấp, che phủ.

Với các tác phẩm của 12 nghệ sĩ: Điềm Phùng Thị, Võ An Khánh, Phi Phi Oanh, Nguyễn Huy An, Hoàng Dương Cầm, Lý Trần Quỳnh Giang, Hà Mạnh Thắng, Nguyễn Thị Thanh Mai, Trần Tuấn, Phan Thảo Nguyên, Trương Công Tùng, Phạm Trần Việt Nam, Địa tầng số 0 xoay quanh ba mạch nội dung chính: Cơ thể như một quang cảnh; Tính thiêng của vật chất; Lịch sử - những diễn cảnh ẩn mật. 

Ở khu vực triển lãm đầu tiên: Cơ thể như một quang cảnh, các tác phẩm đều gợi lên sự hiện diện dù không trực tiếp nhưng rất rõ rệt của cơ thể, từ đó mở ra các quang cảnh xã hội. Sắp đặt Chân dung vắng mặt (2019) của Trương Công Tùng văn bản hóa vũ trụ quan của người Tây Nguyên, thể hiện niềm tin bản địa về đời sống biến hóa của linh hồn sau lớp vỏ vật chất hư ảo, không thể nhìn bằng mắt thường. Sắp đặt Bên ngoài (2012) của Nguyễn Thị Thanh Mai đính cườm lên chiếc mỏ vịt phụ khoa, xóa nhòa ranh giới giữa bên trong và bên ngoài cơ thể người phụ nữ, hàm chứa sức nặng vật lý và tâm lý.

Mở của triển lãm
Ảnh trích từ sắp đặt video art "Giấc mơ trưa nhiệt đới" của Phan Thảo Nguyên. Ảnh: The Outpost

Chuỗi điêu khắc gỗ (2009 - 2016) của Lý Trần Quỳnh Giang dẫn người xem vào quang cảnh nội tâm thông qua tác động rõ rệt của cơ thể người sáng tác trên bề mặt tác phẩm. Nguyễn Huy An với Bài luyện tập cảm xúc (2020 - 2023), một sắp đặt mang tính trình diễn với 36 hành vi, đưa người xem dạo chơi qua phong cảnh làng mạc dân gian đồng bằng Bắc Bộ. Và cuối cùng là cuộn tranh sơn dầu trên toan dài 17m, Văn tế thập loại chúng sinh #2 (2014 - 2015) của Phạm Trần Việt Nam, mượn tên áng văn chiêu hồn kinh điển của Nguyễn Du để "chuyển tiếp cõi hư vô trở lại hình hài".

Ở khu vực thứ hai của triển lãm: Tính thiêng của vật chất, các tác phẩm lưu tâm tới sự tích luỹ tính thiêng trong vật chất và sự truyền thừa giá trị tinh thần cùng văn hoá Á Đông. Niềm đam mê cổ vật, cổ thi đã gợi ý cho Hà Mạnh Thắng cảm giác về chất liệu, tính thiêng và vết tích thời gian trong chuỗi tranh Nghiên cứu bệ sen cổ (2019 - 2020). Phi Phi Oanh lưu giữ những ký ức thường nhật của Hà Nội vào sắp đặt bốn chiếc Hộp đen (2005 - 2007) làm từ sơn mài huyền bí và rực rỡ. Trương Công Tùng tiếp tục kể một sự tích dân gian của người Tây Nguyên trong tác phẩm Ụ đất tha hương (2019) với ngôn ngữ điêu khắc - sắp đặt vừa tối giản vừa dị thường.

Hành trình trong Địa tầng số 0 kết thúc với khu vực thứ ba: Một lịch sử ẩn mật, nơi các tác phẩm soi chiếu vào lịch sử gia đình và ký ức cá nhân - những tiểu tự sự tồn tại song song với lịch sử cộng đồng và ký ức tập thể. Đó là Trần Tuấn với điêu khắc Ngón tay trỏ (2015 - 2023), kể câu chuyện về một dòng họ mà những người đàn ông đều mất ngón tay trỏ trong thời bom đạn tàn phá Thừa Thiên Huế. Hoàng Dương Cầm tái hiện quang cảnh thời chiến từ máy ảnh Pinhole ở Chuỗi tranh sơn dầu Pinhole (2015) trong quá trình nghiên cứu về lịch sử gia đình. Chiếc tủ inox như một trang bị quân đội chứa năm bức ảnh kháng chiến (1970 - 1974) của nhiếp ảnh gia Võ An Khánh, ghi lại đời sống của các trạm quân y, đoàn văn nghệ vùng châu thổ Cửu Long.

Đối thoại cùng chúng là chuỗi tranh giấy lần đầu lộ diện của nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, Điện Biên Phủ trên không (1972), bày tỏ tấm lòng người con xa xứ với bối cảnh lịch sử nước nhà. Địa tầng số 0 khép lại bằng tác phẩm hình ảnh động Giấc trưa nhiệt đới (2017) của Phan Thảo Nguyên, khi người xem lạc vào một giấc ngủ trưa của trẻ thơ, mường tượng và huyền ảo, lấy cảm hứng từ cuộc viễn du ở xứ Đông Dương của nhà truyền giáo Dòng Tên người Pháp Alexandre de Rhodes - người khai sinh ra chữ Quốc ngữ.

Mở của triển lãm
Tác phẩm Hộp đen (sơn mài) của Phi Phi Oanh. Ảnh: Thái Minh

Các tác phẩm của 12 nghệ sĩ được sáng tác với chủ đích riêng, khi được tái định hình, soi chiếu dưới những góc tiếp cận khác, đã phần nào phơi lộ một mặt cắt đa tầng về dòng chảy của nghệ thuật Việt và tinh thần Việt Nam đương đại.

Triển lãm diễn ra đến ngày 3.12.

Văn hóa

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số
Văn hóa - Thể thao

Người trẻ giữ văn hóa trong thời đại số

Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia thúc đẩy mạnh mẽ những sáng kiến trong lĩnh vực văn hóa. Bởi thực tế thời gian qua, nhiều người trẻ đã tích cực ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trên hành trình bảo tồn, phát huy văn hóa dân tộc.

Tác giả Hoàng Hữu Thắng chia sẻ về cuốn sách. Ảnh:ITN
Văn hóa

Tái bản sách “Hành trình biến những điều không thể thành có thể”

Không có tài nguyên, hãy tận dụng trí tuệ. Không có chỗ dựa, hãy tự mình tạo nền móng. Không có cơ hội, hãy kiên trì mở lối. Đây chính là tinh thần làm việc quyết liệt được tác giả Hoàng Hữu Thắng - CEO Intech Group - chia sẻ trong cuốn sách của mình với quá trình xây dựng Intech Group từ một doanh nghiệp non trẻ trở thành tập đoàn lớn mạnh.

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình
Văn hóa

Hiện thực chiến tranh và khát vọng hòa bình

Dành cả cuộc đời ghi lại những khoảnh khắc chân thực của đời sống chiến đấu, vẻ đẹp Việt Nam, họa sĩ Lê Lam - một trong những tên tuổi của nền mỹ thuật hiện thực cách mạng Việt Nam - đã để lại di sản không chỉ mang giá trị nghệ thuật mà còn khắc họa sâu sắc lịch sử hào hùng của dân tộc.

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba
Văn hóa

Thúc đẩy hợp tác xuất bản Việt Nam - Cuba

Đại sứ Cuba tại Việt Nam, đại diện Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hội Nhà văn Việt Nam và nhà xuất bản Kim Đồng vừa có cuộc trao đổi nhằm đưa ra các sáng kiến trong lĩnh vực hợp tác xuất bản, thúc đẩy tình đoàn kết, hòa bình, hội nhập, quan hệ tốt đẹp và các giá trị văn hóa chân chính của cả hai quốc gia.

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3
Văn hóa - Thể thao

Nguyễn Đình Khánh - người đặt nền móng cho nhiếp ảnh Việt Nam

Hội thảo “Nguyễn Đình Khánh - Cuộc đời và sự nghiệp” sáng 16.3 tôn vinh công lao to lớn, toàn diện của nhà nhiếp ảnh Nguyễn Đình Khánh (Khánh Ký) đối với nhiếp ảnh Việt Nam. Ông là một thợ ảnh tài hoa, doanh nhân thành đạt, người có tấm lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần dân tộc cao cả.

Ký ức sân ga và những chuyến tàu
Văn hóa

Ký ức sân ga và những chuyến tàu

Chương trình Thời gian ơi! Kể chuyện (21h30 ngày 16.3 trên kênh VTV3) với chủ đề "Sân ga và những chuyến tàu" sẽ mang đến cho khán giả một hành trình đầy cảm xúc qua ký ức.

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư
Văn hóa - Thể thao

Hình thành xã hội học tập tại khu dân cư

Từ thiết chế nhà văn hóa tại tổ, bản, xã, thị trấn, một số địa phương đã xây dựng thành không gian học tập, sinh hoạt văn hóa với nhiều hoạt động phong phú, phục vụ người dân đa dạng lứa tuổi. Các mô hình này đã bước đầu góp phần hình thành xã hội học tập ngay tại khu dân cư.

Du hành vào vườn thơ Đức
Văn hóa - Thể thao

Du hành vào vườn thơ Đức

Ngày 15.3, tại Nam Thi House, 152 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình giao lưu và ra mắt sách "Nước Đức - Cổ tích mùa đông" với chủ đề "Một chuyến du hành vào vườn thơ Đức".