Miền Tây có mưa nhưng không lơ là công tác phòng, chống cháy rừng

Mặc dù đã có vài cơn mưa nặng hạt, tuy nhiên lãnh đạo các tỉnh miền Tây có rừng tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng, chính quyền địa phương không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống cháy rừng.

 Xảy ra hàng chục vụ cháy rừng 

ĐBSCL: Miền Tây có mưa, nhưng không lơ là công tác phòng, chống cháy rừng
 Miền Tây có mưa, nhưng lãnh đạo các địa phương có rừng chỉ đạo ngành chức năng  không lơ là công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. (Ảnh: Phương Vũ).

Bước vào cao điểm mùa khô năm 2024, nhiều khu rừng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp có nguy cơ cháy rất cao. Ngành chức nặng thực hiện ngay cảnh báo mức độ cháy của từng cánh rừng, lên phương án phòng cháy, chữa cháy  rừng (PCCCR).

Tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp gần 80.000ha (đất có rừng trên 66.490ha, đất chưa có rừng gần 13.400 ha). Trong đó, rừng đặc dụng trên 39.700ha, rừng phòng hộ trên 32.000ha và rừng sản xuất trên 8.114ha. Độ che phủ của rừng là 12%.

Theo Chi Cục kiểm lâm tỉnh Kiên Giang, hiện tại cấp độ cháy rừng trên địa bàn tỉnh từ cấp IV đến cấp V. Trong đó, cấp V cấp cực kỳ nguy hiểm, có khả năng cháy lớn và lan nhanh đến các loại rừng gồm: Phú Quốc, Giang Thành, Hà Tiên. Cấp IV cấp nguy hiểm, xảy ra cháy lớn, tốc độ lan lửa nhanh gồm: Kiên Lương, Hòn Đất, Kiên Hải, U Minh Thượng, An Minh.

ĐBSCL: Miền Tây có mưa, nhưng không lơ là công tác phòng, chống cháy rừng
Lực lượng vũ trang Kiên Giang tham gia chữa cháy rừng tràm tại huyện Giang Thành. (Ảnh: Phương Vũ).

Mặc dù từ đầu mùa khô, ngành chức năng tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiều biện pháp PCCCR, tuy nhiên từ đầu năm 2024 đến nay, Kiên Giang đã xảy ra 36 vụ cháy, diện tích rừng bị thiệt hại là 402ha. Trong đó, diện tích rừng đặc dụng thiệt hại hơn 15ha; rừng phòng hộ TP. Phú Quốc, TP. Hà Tiên, Giang Thành với diện tích bị cháy khoảng 386ha. Hiện trạng rừng bị cháy chủ yếu là tràm, trảng cỏ, dây leo, cây bụi và một số khu rừng bị chặt phá trước khi bị cháy,…

Tại An Giang, dù có diện tích rừng không lớn, khoảng 20.000ha, chủ yếu tập trung ở huyện miền núi Tri Tôn và Tịnh Biên. Từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra nhiều vụ cháy rừng nhỏ, nghiêm trọng nhất là vụ cháy rừng xảy ra tại khu vực núi Dài, Kẹt càng Đước (xã Lương Phi, xã Núi Tô, huyện Tri Tôn).

Vụ cháy rừng xảy ra từ ngày 24-27.4, do địa hình dốc, có tiếng nổ, đá rơi… nên việc chữa cháy gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, đến hết ngày 28.4, các đám cháy đã được lực lượng chức năng khống chế hoàn toàn.

ĐBSCL: Miền Tây có mưa, nhưng không lơ là công tác phòng, chống cháy rừng
Trong 4 tháng đầu năm, Kiên Giang xảy ra 36 vụ cháy khiến hơn 400ha rừng (chủ yếu là rừng tràm) bị thiệt hại. (Ảnh: Phương Vũ).

Tại Đồng Tháp, có 6 khu vực rừng dự báo cháy ở mức cấp IV gồm: Đoàn Kinh tế Quốc phòng 959; Khu A4 - Vườn Quốc gia Tràm Chim; khu vực cặp lộ kênh Hội kỳ nhất - Rừng phòng hộ môi sinh Bắc Tháp Mười; Lô 3 khoảnh 4 - Trại Động Cát; rừng tràm Gáo Giồng. Các khu vực rừng còn lại dự báo cháy cấp II, III.

Theo thống kê ngành chức năng, trong 4 tháng đầu năm đã xảy ra 7 vụ cháy, với tổng diện tích hơn 14ha (trong đó cháy dưới tán rừng tràm 8,68ha, cháy đồng cỏ 17,93ha). Nguyên nhân cháy chủ yếu do người dân xâm nhập vào rừng trái phép, sử dụng lửa bất cẩn.

Người đứng đầu chịu trách nhiệm khi để xảy ra cháy rừng

Xảy ra cháy rừng ở vùng đồi núi An Giang
Lực lượng chức năng bố trí túc trực 24/24, sẵn sàng các công tác phòng cháy rừng với phương châm "4 tại chỗ"

Mặc dù mấy ngày qua một số tỉnh, thành phố ở miền Tây đã có mưa nhưng lãnh đạo các địa phương có rừng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo yêu cầu ngành chức năng, chính quyền địa phương không được lơ là trong công tác PCCCR; phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt.

Cụ thể, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kiên Giang phối hợp với chính quyền địa phương, các chủ rừng cần theo dõi thời tiết, nâng cao PCCCR. Bố trí lực lượng canh trực ở những điểm xung yếu dễ xảy ra cháy rừng để kịp thời xử lý.

Để công tác PCCCR hiệu quả hơn, Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang Lê Hữu Toàn còn kiến nghị UBND tỉnh xem xét, báo cáo Chính phủ, bộ ngành hỗ trợ cấp bách kinh phí 25 tỷ đồng để mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ PCCCR.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy vừa có văn bản chỉ đạo Sở NN&PTNT tỉnh, lãnh đạo các địa phương tiếp tục chủ động, tăng cường công tác PCCCR, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhất là trong thời kỳ cao điểm về nắng, nóng.

Lãnh đạo các tỉnh An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp chỉ đạo UBND cấp huyện đặc biệt là các địa phương có rừng và các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm về trách nhiệm quản lý rừng; công các PCCCR, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về phòng cháy, chữa cháy rừng từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở.

ĐBSCL: Miền Tây có mưa, nhưng không lơ là công tác phòng, chống cháy rừng
Ngành chức năng kiểm soát chặt việc đốt nương rẫy, dùng lửa bắt ong rừng,... để phòng chống cháy rừng. (Ảnh: Phương Vũ).

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân trong công tác PCCCR. Đồng thời đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa trong rừng và gần rừng của người dân, nhất là hoạt động đốt nương làm rẫy, tạm dừng việc dùng lửa để xử lý thực bì; xử lý nghiêm các hành vi dùng lửa có nguy cơ gây cháy rừng trong suốt thời kỳ cao điểm, nguy cơ cháy rừng cao.

Chủ động và khẩn trương rà soát kế hoạch, phương án PCCCR tại địa phương với phương châm “bốn tại chỗ”; bố trí lực lượng, phương tiện, vật tư, kinh phí phục vụ công tác PCCCR.

ĐBSCL: Miền Tây có mưa, nhưng không lơ là công tác phòng, chống cháy rừng
Ngoài việc bố trí lực lượng túc trực phòng chống cháy rừng, nhiều địa phương đang gặp khó về thiết bị, công cụ phục vụ cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. (Ảnh: Phương Vũ).

Lãnh đạo các địa phương còn yêu cầu ngành chức năng phân công lực lượng ứng trực 24/24 giờ trong suốt mùa khô; bố trí các điểm chốt chặn, tuần tra canh gác ở những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy rừng cao; kịp thời phát hiện điểm cháy, huy động các lực lượng tham gia khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất.

Ngoài việc chỉ đạo các ngành chức năng tập trung cao độ vào công tác PCCCR, lãnh đạo tỉnh An Giang, Kiên Giang còn chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với  ngành chức năng điều tra làm rõ nguyên nhân, xử lý nghiêm những đối tượng cố tình vi phạm các quy định của pháp luật PCCCR; xử lý trách nhiệm quản lý của người đứng đầu khi để xảy ra cháy rừng; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân tích cực tham gia PCCCR.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.