Miễn học phí: "Tôi mừng lắm vì giờ không phải đi vay tiền đóng học phí cho con"

"Đọc tin con được miễn học phí tôi mừng lắm, vì năm học đứa nhỏ cần đóng 1,75 triệu, đứa lớn đóng hơn 1,5 triệu, tổng cộng là đã trên 3 triệu, vượt quá mức thu nhập một tháng của tôi. Cứ đến dịp đóng học phí tôi như ngồi trên đống lửa, chạy trái, chạy phải sang hàng xóm vay tạm để đủ tiền cho các con tiếp tục đi học", anh Đường thôn La Bằng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên vui mừng chia sẻ.

Với quyết sách của Bộ Chính trị về việc miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến THPT, các phụ huynh vùng nông thôn, nơi thu nhập còn nhiều khó khăn đang vô cùng phấn khởi. Đối với họ, quyết sách này giảm bớt gánh nặng kinh phí khi cho con đi học.

Bàn tay anh Đặng Văn Đường, thôn La Bằng, xã La Bằng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên run run kéo đọc từng dòng tin tức trên chiếc điện thoại di động. Đôi mắt anh dính chặt vào hàng chữ "Bắt đầu từ năm học 2025 - 2026, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước". Như vậy là bắt đầu từ năm học tới anh không phải lo chạy vạy, vay mượn xóm giềng trong thôn để đóng học phí cho 2 đứa con đang học cấp 2 nữa.

Theo ông Trần Văn Thìn, trưởng thôn tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên, anh Đặng Văn Đường có hoàn cảnh khó khăn nhất trong làng. Gia đình tan vỡ, một mình anh gồng gánh nuôi 2 con ăn học và phụng dưỡng bố mẹ đã yếu.

"Đọc tin con được miễn học phí tôi mừng lắm, vì năm học đứa nhỏ cần đóng 1,75 triệu, đứa lớn đóng hơn 1,5 triệu, tổng cộng là đã trên 3 triệu, vượt quá mức thu nhập một tháng của tôi. Cứ đến dịp đóng học phí tôi như ngồi trên đống lửa, chạy trái, chạy phải sang hàng xóm vay tạm để đủ tiền cho các con tiếp tục đi học", anh Đường vui mừng chia sẻ.

Được biết, một tháng anh Đường chỉ kiếm được hơn 3 triệu đồng, thu nhập chính từ vườn chè của gia đình, sản lượng khoảng 2 tạ chè tươi/tháng; ngoài ra anh thường được bà con thuê đi hái chè thời vụ.

476000168-639291011830309-1467179706800452074-n.jpg
Học sinh Trường tiểu học xã La Bằng, huyện Đại Từ, Thái Nguyên

Bà con trong thôn La Bằng, cho biết anh Đặng Văn Đường có sức khoẻ yếu từ nhỏ, nên mọi người cũng cố gắng tạo điều kiện việc làm cho anh Đường có thêm thu nhập.

"Quyết sách miễn học phí là hết sức nhân văn, người dân trong thôn tôi vui lắm, đời sống bà con còn nhiều khó khăn, kinh tế dựa vào cây chè, cũng phải nhìn trời, nhìn đất mà sống, đỡ một khoản phí là bớt một gánh nặng để yên tâm sản xuất. Con em cũng được trao cơ hội tiếp cận giáo dục một cách bình đẳng, nhất là học sinh trong các gia đình có hoàn cảnh khó khăn có thể theo học ở các bậc học", Trưởng thôn Trần Văn Thìn khẳng định.

470158245-603588625400548-4990100922688132697-n.jpg
Hoạt động ngoại khoá của học sinh Trường tiểu học La Bằng

Chị Lê Thị Thu, Chi hội phụ nữ La Bằng cho biết trung bình mỗi hội viên có từ 2 - 3 người con đang trong độ tuổi đi học, với mức thu nhập từ sản xuất chè dao động 2-3 triệu đồng/tháng. Trừ đi phí sinh hoạt hàng ngày, các hội viên thường gặp khó khăn những khoản "đầu tư" cho con học tập.

"Miễn học phí các cấp trường công là một quyết sách rất tiến bộ, trực tiếp giúp giảm tải gánh nặng cho chị em phụ nữ nói riêng và xã hội nói chung", chị Thu mừng rỡ nhìn nhận.

Theo thống kê, của Bộ GD-ĐT hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh THCS và 3 triệu học sinh THPT.

Hiện nay, mức học phí năm học 2024 - 2025 được các địa phương thông qua là từ 7.000 đến hơn 340.000 đồng/tháng. Hầu hết các địa phương chia mức thu theo cấp học, 3 khu vực (gồm thành thị, nông thôn, miền núi) và dựa theo Nghị định 81 về học phí công lập.

Học phí với bậc mầm non khoảng 50.000-540.000 đồng/tháng, ở cấp THCS là 50.000 - 650.000 đồng/tháng và THPT là 100.000 - 650.000 đồng/tháng.

463203224-563231349436276-7550681959913071247-n.jpg
Học phí năm học 2024-2025 với bậc mầm non khoảng 50.000-540.000 đồng/tháng, ở cấp THCS là 50.000-650.000 đồng/tháng và THPT là 100.000-650.000 đồng/tháng

Tại Xã Cao Xá, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, chị Nguyễn Thị Thanh Hương cũng đón nhận thông tin con cái được miễn học phí một cách hân hoan. Gia đình chị "vỡ kế hoạch" nên sinh con thứ 3, đồng lương công nhân chỉ đủ duy trì mức học tập cơ bản nhất cho các con. Dù có hỗ trợ của chồng, nhưng vẫn tương đối quá sức cho đời sống gia đình 5 người.

"Mừng lắm, nhẹ nhõm cả người, Đảng và Nhà nước đã có một chính sách ưu việt, không những tôi mà chị em công nhân trong công xưởng cũng bàn tán về việc này. Tiết kiệm được tiền học phí cho con, tôi tìm thêm các lớp năng khiếu, kỹ năng hay đơn giản là dành dụm phòng lúc con ốm đau", chị Hương vui vẻ cho chia sẻ.

Em Hoàng Minh Chiến, con trai chị Hương bày tỏ quyết tâm: "Mỗi lần họp phụ huynh đầu năm cháu thấy mẹ đau đầu vì tiền học phí mà thương. Mẹ không còn lo nữa, vì vậy cháu học hành cũng phấn khởi hơn và quyết tâm phấn đấu đỗ vào đại học mong muốn. Cháu sẽ cố gắng học tập thật tốt!".

Bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non (từ 3 tháng đến 4 tuổi) và học sinh phổ thông

Hiện nay, Chính phủ đã ban hành các quy định miễn học phí cho các em học sinh. Theo quy định hiện hành, từ ngày 01/9/2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến trung học cơ sở (đến hết lớp 9). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50%-70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục).

Ngoài các đối tượng được miễn học phí theo quy định hiện hành nêu trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất và được Bộ Chính trị đồng ý bổ sung miễn học phí cho học sinh mầm non từ 3 tháng đến 4 tuổi và học sinh phổ thông. Theo đó, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.

Theo thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.

Giáo dục

Các tính điểm trúng tuyển đại học năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi (Ảnh: Quốc Việt)
Giáo dục

Nhiều địa phương lúng túng trong triển khai Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm

Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay vẫn còn địa phương chậm ban hành văn bản hướng dẫn, ban hành quy định tại địa phương, dẫn tới lúng túng trong triển khai; sự phối hợp giữa các sở, ngành trong triển khai các quy định về dạy thêm ngoài nhà trường có nơi chưa kịp thời nên một bộ phận giáo viên có nhu cầu dạy thêm hoang mang, lo lắng.

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.