Miễn học phí cho học sinh: “Nền gốc” đã được chuẩn bị tốt

“Sự phát triển của công nghệ trong bối cảnh mới đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao hơn, nhưng muốn đáp ứng được thì “nền gốc” phải có sự chuẩn bị. Tôi cho rằng với quyết sách miễn học phí cho các em từ mầm non tới hết trung học phổ thông ở các trường công lập, “nền gốc” đã được chuẩn bị tốt hơn, chu đáo hơn”, đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhấn mạnh.

Bắt đầu từ năm học 2025 - 2026, Bộ Chính trị thống nhất cao chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước.

Quyết sách quan trọng này được Bộ Chính trị đưa ra trong phiên họp ngày 28.2 khi kiểm điểm, đánh giá kết quả triển khai bước đầu việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25.10.2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9.2025 trở đi). Bộ Chính trị giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo Bộ GD-ĐT, Bộ Tài chính, một số bộ, ngành liên quan và các địa phương phối hợp cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc quyết định nêu trên.

Tăng công bằng xã hội, để "không ai bị bỏ lại phía sau”

Trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhìn nhận quyết định miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị là quyết định rất tuyệt vời, là điều mà người dân, cử tri cả nước đã mong đợi từ rất lâu.

Theo Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An, quyết định này của Bộ Chính trị giúp giải quyết đồng thời nhiều mục tiêu.

bui-thi-an-1.jpg
Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An

Thứ nhất, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất nước để phục vụ phát triển bền vững.

Thứ hai, tăng công bằng xã hội, để tất cả học sinh có năng lực, khả năng nhưng chưa có điều kiện về mặt kinh tế trên mọi vùng miền của đất nước được học hành, "không ai bị bỏ lại phía sau”.

Thứ ba, nước ta phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, luôn lấy người dân, an sinh xã hội, phục vụ người dân là trung tâm. Quyết sách này cũng góp phần khẳng định điều đó.

Đặc biệt, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An cũng cho rằng với quyết sách này, nhiều người dân sẽ bước đầu thấy được kết quả đầu tiên của việc tinh giản biên chế và thu gọn bộ máy.

“Khi chúng ta sáp nhập hay tổ chức lại các bộ máy sẽ dôi dư ra được nguồn kinh phí mà trước đây phải chi thường xuyên. Người dân sẽ hiểu đây là kết quả đầu tiên của việc thực hiện tinh giản biên chế, thu gọn bộ máy. Phải nói đây là chính sách rất tốt, làm cho người dân rất phấn khởi”, bà An nhìn nhận.

Nhấn mạnh hơn về ý nghĩa của miễn học phí tới vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lực nhân lực của Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An cho hay, việc miễn học phí sẽ tạo điều kiện để những em có năng lực ở tất cả vùng miền của đất nước, bao gồm cả vùng sâu, vùng xa được đi học. Đây cũng là nguồn cung cấp sinh viên, học viên cho các trường đại học cũng như các trường nghề sau này; chuẩn bị nguồn lực cho những cấp học, trình độ cao hơn và là nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

Trước đây, rất nhiều em có năng lực nhưng vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà không được đi học hoặc phải bỏ học giữa chừng, không thể học hết phổ thông.

“Sự phát triển của công nghệ trong bối cảnh mới đòi hỏi nguồn nhân lực phải có trình độ cao hơn, nhưng muốn đáp ứng được thì “nền gốc” phải có sự chuẩn bị. Tôi cho rằng với quyết sách miễn học phí cho các em từ mầm non tới hết trung học phổ thông ở các trường công lập, “nền gốc” đã được chuẩn bị tốt hơn, chu đáo hơn”, bà An cho hay.

Để chính sách miễn học phí được triển khai hiệu quả nhất, theo Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An, phải có các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường phổ thông công lập.

“Bộ GD-ĐT cần có sự quản lý rất chặt chất lượng người thầy cũng như điều kiện cơ sở vật chất của các trường, để làm sao khi đã triển khai chính sách miễn học phí thì chất lượng phải tương xứng với ngân sách của Nhà nước chi cho các trường”, Đại biểu Quốc hội Khóa XIII Bùi Thị An nhấn mạnh.

Mở ra rất nhiều niềm hy vọng cho phụ huynh và giáo viên

Hàng chục năm công tác trong ngành giáo dục, nhà giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) bày tỏ niềm hạnh phúc vô cùng khi Bộ Chính trị thống nhất chủ trương thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên cả nước.

Theo cô Vân Hồng, quyết định này rất nhân văn, đã thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với công tác giáo dục. Đồng thời, mở ra rất nhiều niềm hy vọng cho phụ huynh và cho giáo viên rằng Đảng, Nhà nước sẽ tiếp tục quan tâm hơn nữa đến ngành giáo dục đào tạo, thực hiện chính sách “giáo dục là quốc sách hàng đầu”.

“Chính sách này là ao ước bao nhiêu lâu nay của người dân, trong đó có nhà giáo như chúng tôi”, cô Hồng nói.

unnamed-9.jpg
Nhà giáo Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Cô Vân Hồng nhìn nhận, khi được miễn học phí, học sinh dù hoàn cảnh khó khăn vẫn được tạo điều kiện đi học, các giáo viên cũng yên tâm công tác hơn bởi không phải mang nỗi lo về vấn đề thu học phí.

“Thầy cô chúng tôi và các phụ huynh đều rất vui mừng, phấn khởi vì sự quan tâm của lãnh đạo đất nước với ngành giáo dục, với các em học sinh”, cô Hồng bày tỏ.

Theo thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên), trong đó: 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.

Bộ GD-ĐT nhấn mạnh, học phí ảnh hưởng tới hầu hết các gia đình và là vấn đề dư luận xã hội quan tâm mỗi khi bắt đầu năm học mới. Việc mở rộng đối tượng miễn học phí ảnh hưởng đến cân đối ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, việc miễn học phí đối với học sinh cấp trung học phổ thông (lớp 10 đến lớp 12) có thể ảnh hưởng tới định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở trong việc lựa chọn học lên trung học phổ thông hay lựa chọn học nghề.

Thực hiện chính sách miễn học phí cho toàn bộ trẻ em mầm non đến trung học phổ thông trên cả nước sẽ góp phần quan trọng làm tăng chất lượng giáo dục, được sự đồng thuận cao của xã hội, phù hợp với ưu việt của chế độ, chủ trương của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục và phù hợp với xu thế chung của các nước phát triển.

Bộ GD-ĐT ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho các đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỷ đồng (nếu trừ ngân sách địa phương của các tỉnh/thành phố đã thực hiện miễn học phí thì ngân sách trung ương sẽ phải thực hiện ít hơn số này).

Trên thực tế, mức ngân sách cần đảm bảo sẽ phụ thuộc vào mức học phí cụ thể của từng tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương theo thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định trên cơ sở quy định mức sàn, trần học phí quy định của Chính phủ.

Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.