Miền Bắc mưa lớn phức tạp sau bão Yagi, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia khuyến cáo người dân phải đề phòng, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, đặc biệt là bản tin cảnh báo mưa lớn cũng như cảnh báo lũ quét, sạt lở đất.

Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đến sáng nay (8.9), áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ cơn bão số 3) đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực phía Tây Bắc Bộ.

Hồi 10h sáng, vị trí vùng áp thấp ở vào khoảng 21,4 độ Vĩ Bắc; 104,5 độ Kinh Đông. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ). Dự báo trong 12 giờ tiếp theo, vùng áp thấp tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây suy yếu và tan dần. Tuy nhiên, tình hình mưa lớn ở Bắc Bộ; gió mạnh và sóng lớn ở Vịnh Bắc Bộ còn diễn biến phức tạp.

Đêm qua và sáng nay (8.9), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 7.9 đến 8h ngày 8.9 có nơi trên 250mm như: Vạn Mai (Hòa Bình) 333.4mm, Tô Múa (Sơn La) 326.2mm, Tà Si Láng (Yên Bái) 283.mm, Xuân Sơn (Phú Thọ) 279.6mm,…

Cảnh báo chiều và đêm 10.9, ở Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm. Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết, dự báo trong 24 - 48h tới, khu vực phía Bắc vẫn tiếp tục có mưa lớn. Trong đó, tại khu vực Tây Bắc Bộ, lượng mưa có khả năng đạt từ 100-200mm, khu vực Đông Bắc Bộ có khả năng từ 60-70mm.

“Với nguy cơ mưa lớn như vậy, khu vực trung du và miền núi phía Bắc cùng Thanh Hóa tiếp tục có cảnh báo lũ quét. Chúng tôi khuyến cáo người dân phải đề phòng, theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo, cảnh báo, đặc biệt là bản tin cảnh báo mưa lớn cũng như cảnh báo lũ quét, sạt lở đất”, ông Đại cho hay.

tải xuống (4).jpg
Hiện trường vụ sạt lở làm sập nhà tại xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, Hòa Bình vào khoảng 0h45' ngày 8.9, khiến 4 người tử vong (Ảnh: Công an tỉnh Hòa Bình)

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, người dân cần quan sát các hiện tượng như các khe nứt, nứt tường, nứt nhà quanh khu vực mình sinh sống.

Đối với bà con sống quanh khu vực sông, suối cần hạn chế đi ra các bờ sông, suối cũng như khi di chuyển ra khu vực này phải lưu ý các tiếng động để đảm bảo an toàn tính mạng.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia khuyến cáo bà con tại các khu vực đang được cảnh báo lũ quét, sạt lở, trong trường hợp không cần thiết nên hạn chế di chuyển. Nếu bắt buộc phải di chuyển thì cần quan sát các khu vực xung quanh (ví dụ như các hiện tượng nứt hoặc có dấu hiệu sạt ven tuyến quốc lộ) để phòng tránh.

Người dân cũng cần lưu ý khi di chuyển qua các khe suối, ngầm tràn trên sườn dốc chảy xuống. Bởi khi di chuyển qua ngầm tràn, nếu ở các khu vực thượng lưu xuất hiện một lượng mưa lớn, rất có thể sẽ xảy ra lũ quét ở các sông suối này và gây mất an toàn.

Nguyễn Liên

Xã hội

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường
Môi trường

Thay đổi thói quen "đốt đồng" để giảm ô nhiễm môi trường

Mặc dù 68% số người được khảo sát có ý thức về môi trường, 80% có ý thức về sức khỏe, nhưng vẫn thể hiện sẽ tiếp tục “đốt đồng” (đốt lộ thiên/đốt mở trong nông nghiệp), với lý do chủ yếu “vì tin có tác dụng tốt, nhanh, rẻ”. Do vậy, cần có giải pháp truyền thông phù hợp để thay đổi thói quen này.

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xã hội

Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 24.11, tại Hà Nội, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (trực tiếp là Câu lạc bộ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng) phối hợp Cục An Toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Đẩy mạnh hợp tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ
Xã hội

Hà Tĩnh quyết liệt xử lý dự án chậm tiến độ

Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát; đồng thời kiên quyết thay thế hoặc điều chuyển sang công việc khác đối với cán bộ, công chức năng lực yếu, không dám làm, né tránh…

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức
Xã hội

Bài 1: Thị trường tín chỉ carbon rừng tiềm năng và thách thức

Các chuyên gia đều nhận định, thị trường các-bon rừng có tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho lâm nghiệp, giúp đầu tư vào bảo vệ rừng, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường. Tuy nhiên, thị trường các bon rừng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu, gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại
Xã hội

Hướng đến xây dựng thành phố Hà Nội thông minh, hiện đại

Tại Kỳ họp thứ 19, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội”, đây là một trong những quyết sách quan trọng nhằm xây dựng và phát triển giao thông đô thị của Hà Nội và từng bước xây dựng Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại.