Mẹo nhỏ giúp người dân phòng ngừa cúm mùa hiệu quả

Cúm không chỉ lây lan nhanh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cùng nguy cơ tử vong cao nếu không điều trị kịp thời. Bằng chứng là lượng bệnh nhân nhập viên ở các tỉnh phía Bắc những ngày gần đây đang tăng khá nhanh khi thời tiết chuyển biến tiêu cực. Vậy phương pháp nào để người phòng bệnh cúm mùa, và đâu là cách hiệu quả nhất?

Theo chuyên viên Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, BS.CKI Lê Thị Trúc Phương, cúm mùa là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp có tốc độ lây lan nhanh chóng, do virus cúm (Influenza virus) gây ra.

Tài liệu của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã liệt kê 4 chủng virus cúm khác nhau hiện nay là virus cúm A, B, C và D. Trong đó, chủng A và B là nhóm virus nguy hiểm hơn cả, lây lan và gây bệnh ở người, là nguyên nhân gây ra dịch cúm theo mùa hàng năm. Hai chủng virus cúm này có cơ chế hoạt động rất linh hoạt, chúng thực hiện trao đổi vật liệu di truyền liên tục và nhanh chóng, khiến hệ miễn dịch của cơ thể người không thể đối phó kịp với những thay đổi này

Bác sĩ Lê Thị Trúc Phương chỉ ra các triệu chứng tương tự và dễ nhầm lẫn của cúm mùa với bệnh cảm lạnh thông thường như sốt, gây cảm giác ớn lạnh, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi toàn thân, cơ thể yếu ớt, buồn nôn, tiêu chảy,… Nhưng trong nhiều trường hợp, các triệu chứng này thường kéo dài, có xu hướng biểu hiện nặng nề hơn và có nguy cơ cao gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể gây tử vong.

makeitthroughholidayswithoutgformat-jpegjpegquality-75.jpg
Cúm mùa là bệnh có tốc độ lây lan nhanh

Về cách phòng bệnh cúm hiệu quả, bác sĩ cho rằng, phương án tối ưu là hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm và tránh được nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

1. Tránh xa đám đông

Với khả năng lây nhiễm cao và tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường dịch tiết hoặc qua tiếp xúc, nên hạn chế tụ tập hay đến gần đám đông. Bởi không thể biết chắc ai sẽ là đối tượng bị nhiễm cúm, bất kỳ ai cũng có thể lây nhiễm virus cho mình.

Đối với người đã xuất hiện các triệu chứng điển hình của cúm hoặc đã xác định bản thân đã bị cúm, tuyệt đối không đến những nơi công cộng, đặc biệt là nơi đông người. Có nguy cơ rất cao virus cúm sẽ lây truyền cho mọi người xung quanh.

2. Tránh tiếp xúc gần với người bệnh

Như trên đã đề cập, giọt bắn từ dịch tiết của người bệnh có thể phát tán trong không khí trong bán kính từ 1.8 đến 2m. Vì thế, nên giữ một khoảng cách nhất định, có thể là trên 2m khi tiếp xúc với người bệnh, tốt nhất không nên tiếp xúc để loại bỏ mọi khả năng bị lây nhiễm.

Ngành y tế khuyến nghị người bệnh nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt, ngoại trừ việc cần phải tiếp nhận chăm sóc y tế hoặc các nhu yếu phẩm khác. Người bị sốt sẽ hết sốt mà không nhất thiết phải dùng thuốc hạ sốt.

3. Che miệng và mũi khi ho

Nên che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi và loại bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác. Trong nhiều trường hợp bất khả kháng, có thể nhanh chóng dùng khủy tay để che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi thay vì dùng lòng bàn tay vì khủy tay có khả năng tiếp xúc với các vật dụng hay người khác hơn so với lòng bàn tay.

4. Rửa tay thường xuyên

Virus cúm có thể bám lên bề mặt cứng lên đến hơn 48 tiếng đồng hồ nên bất cứ khi nào một người cũng có khả năng cao tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm bởi virus cúm. Vì thế, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ, bởi tay là bộ phận thường xuyên tiếp xúc bên ngoài và tiếp xúc trực tiếp với bộ phận dịch tiết hô hấp của bản thân.

Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm trong vòng ít nhất 30 giây. Trong nhiều trường hợp cần thiết phải rửa tay mà không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn.

5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Hạn chế dùng tay chạm lên khuôn mặt, bởi nếu bàn tay đã từng tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm, virus cúm rất có khả năng xâm nhập qua mũi, mặt, miệng hoặc hít thẳng vào phổi.

08105652-diem-bao-nhay-mui.jpg
Người dân nên theo dõi các triệu chứng để thăm khám bác sĩ sớm

6. Tự tăng cường hệ thống miễn dịch cho bản thân

Khả năng lây truyền của virus cúm là vô cùng nhanh chóng và rất khó kiểm soát. Vì thế, một trong những phương pháp phòng ngừa cúm tương đối hiệu quả là tự tạo ra cho cơ thể một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, có thể giảm thiểu được những hệ lụy xấu do virus cúm gây ra bằng cách xây dựng lối sống khoa học, xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, uống nhiều nước, điều chỉnh cảm xúc tích cực, sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ cải thiện sức khỏe và tăng cường khả năng hoạt động của hệ miễn dịch có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, hỗ trợ chống lại sự xâm nhập và tấn công của virus cúm

7. Làm sạch và khử trùng các bề mặt

Làm sạch và khử trùng các bề mặt và đồ vật có thể bị nhiễm virus cúm để hạn chế được phương thức lây truyền qua các tiếp xúc với bề mặt hay đồ vật bị ô nhiễm.

8. Đi khám bác sĩ nếu phát hiện các triệu chứng bất thường

Các triệu chứng do cúm gây ra thường tương tự và dễ nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh cúm thường biểu hiện ở mức độ nặng hơn và diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn. Vì thế, cần chú ý theo dõi ngày khi các triệu chứng bất thường này xuất hiện và đi khám bác sĩ ngay khi nghi ngờ bị cúm để có thể được điều trị kịp thời và đúng cách.

9. Tiêm phòng vaccine cúm hàng năm

Tiêm vaccine cúm có hiệu quả bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của virus cúm cực kỳ cao. Việc tiêm vaccine phòng bệnh cúm này cần được thực hiện nhắc lại hàng năm vì virus cúm vô cùng linh hoạt, có khả năng trao đổi vật liệu di truyền và nhanh chóng tạo ra các chủng virus mới đối phó lại hệ miễn dịch của cơ thể.

vaccine cúm là rất an toàn, hoàn toàn không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêm. Trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn cần tiêm vaccine cúm đều đặn mỗi năm một lần. Thời điểm tốt để thực hiện tiêm phòng cúm thường vào đầu giai đoạn cúm bắt đầu lưu hành trong cộng động vào tháng 3, 4, 10 và tháng 11.

Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp
Sức khỏe

Một số lưu ý khi sử dụng thực phẩm đóng hộp

Với tính chất tiện lợi, thực phẩm đóng hộp đang là lựa chọn phổ biến trong nhiều gia đình hiện nay. Tuy nhiên, từ góc độ an toàn thực phậm, nếu không được sản xuất, bảo quản đúng cách, một số sản phẩm trên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn và có thể tấn công sức khoẻ người dùng bất cứ lúc nào.

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ
Sức khỏe

Nắng nóng kéo dài, cần chú ý các bệnh cho trẻ

Những ngày gần đây, thời tiết các tình thành phía Nam trải qua thời điểm nắng nóng, gắt, môi trường biến đổi thất thường, là điều kiện cho vi khuẩn, siêu vi khuẩn… bùng phát tấn công trẻ nhỏ. Dưới đây là một số bệnh mà trẻ nhỏ thường gặp trong mùa hè mà Trưởng khoa Tâm lý - Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh Ths.BS Đinh Thạc lưu ý các bậc phụ huynh bảo vệ con.

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh
Xã hội

Mục sở thị quy trình "vẽ bệnh" nhạy cảm, moi tiền bệnh nhân ngay giữa trung tâm TP Bắc Ninh

Bác sĩ không đeo bảng tên, lấy máu không đeo găng tay y tế, sổ khám bệnh không có chữ ký của bác sỹ, hù doạ bệnh nhân để moi tiền… là những thông tin nhóm phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân thu thập được tại Phòng khám đa khoa đa khoa quốc tế Việt Sing, số 169 đường Hoàng Hoa Thám (phường Võ Cường, TP. Bắc Ninh).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”
Sức khỏe

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh: “Chấm dứt bệnh lao là mục tiêu cao cả”

Ngày 24.3, tại Lễ kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống Lao 24.3.2025 và Hội nghị tổng kết công tác phòng chống Lao năm 2024, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết, Việt Nam đã đạt tỷ lệ điều trị thành công bệnh lao trên 90% trong năm 2024, vượt mức trung bình toàn cầu là 88%.

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%
Sức khỏe

Tỷ lệ điều trị bệnh lao thành công đạt 89%

Đó là thông tin được đưa ra tại chương trình kỷ niệm Ngày Thế giới phòng chống lao 24.3 do Chương trình Chống lao quốc gia tổ chức hôm nay tại Hà Nội, với mục tiêu nâng cao nhận thức của cộng đồng về những ảnh hưởng của bệnh lao tới sức khỏe con người và xã hội.