Pháp luật các nước về phân loại và xử lý rác thải

Mệnh lệnh môi trường và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn

Phân loại rác thải không chỉ là hành động thiết yếu để bảo vệ môi trường, mà còn là bước đi quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế tuần hoàn. Hiện nay, trên thế giới, rác thải được phân loại thành nhiều nhóm dựa trên tính chất, mức độ nguy hại và khả năng tái chế. Tuy nhiên, việc thực hiện và mức độ chi tiết của hệ thống phân loại này lại khác nhau giữa các quốc gia.

Có những loại rác thải nào?

Rác thải được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau dựa trên tính chất và phương pháp xử lý để giảm thiểu tác động đến môi trường.

Nguồn: evreka.co
Nguồn: evreka.co

Rác hữu cơ bao gồm các loại thực phẩm thừa, vỏ trái cây, lá cây, cành cây và các chất thải phân hủy sinh học. Loại rác này có thể được tái sử dụng để làm phân hữu cơ, thức ăn gia súc hoặc sản xuất khí sinh học.

Rác tái chế gồm kim loại (lon nhôm, sắt thép), nhựa (chai nhựa, túi nhựa), giấy (báo cũ, bìa carton) và thủy tinh (chai lọ, kính vỡ), có thể tái chế để tạo ra nguyên liệu mới cho sản xuất.

Rác thải nguy hại như pin, bóng đèn huỳnh quang, hóa chất và thuốc trừ sâu cần được xử lý đặc biệt để tránh gây hại cho môi trường và sức khỏe. Rác không tái chế gồm túi nylon, hộp xốp và các vật liệu khó phân hủy, thường được chôn lấp hoặc đốt. Rác điện tử bao gồm điện thoại, máy tính, tivi và các thiết bị điện tử cũ, có thể tái chế linh kiện hoặc thu hồi các kim loại hiếm.

Rác thải y tế như kim tiêm, găng tay y tế và thuốc hết hạn được thu gom và tiêu hủy theo quy trình nghiêm ngặt. Rác thải xây dựng như bê tông, gạch, thép và kính có thể tái sử dụng làm vật liệu xây dựng. Cuối cùng, rác thải công nghiệp, bao gồm các hóa chất và vật liệu thừa từ nhà máy, được xử lý theo phương pháp chuyên biệt hoặc tái chế tùy thuộc vào loại rác. Việc phân loại và xử lý rác đúng cách không chỉ giúp bảo vệ môi trường, mà còn tận dụng tối đa nguồn tài nguyên.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Quy định nghiêm ngặt

Phân loại và quản lý rác thải là vấn đề được nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt chú trọng, với các quy định pháp luật nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững.

Tại Liên minh châu Âu (EU), Chỉ thị khung về rác thải (2008/98/EC) đặt ra thứ tự ưu tiên quản lý rác: ngăn ngừa, tái sử dụng, tái chế, phục hồi, và tiêu hủy, đồng thời yêu cầu tái chế 55% rác thải đô thị vào năm 2025. Các nhà sản xuất phải chi trả chi phí thu gom, tái chế và xử lý sản phẩm của mình. Trong khi đó, Chỉ thị về nhựa dùng một lần (2019) cấm sản xuất các sản phẩm nhựa khó phân hủy, còn Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn (2020) thúc đẩy kéo dài vòng đời sản phẩm và giảm rác thải.

evreka.co

evreka.co

Ở cấp độ quốc gia, tháng 8.2024, Luật Kinh tế tuần hoàn của Scotland đã được Hoàng gia phê chuẩn, đánh dấu bước tiến quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi quốc gia sang nền kinh tế tuần hoàn và không rác thải. Luật này đặt mục tiêu tăng mạnh tỷ lệ tái sử dụng và tái chế, đồng thời hiện đại hóa các dịch vụ tái chế và xử lý rác thải. Với tầm nhìn hướng tới một nền kinh tế bền vững, Scotland cam kết tái sử dụng, tái chế và tái sản xuất phần lớn vật liệu ngay trong nước, mang lại lợi ích toàn diện cho môi trường, kinh tế và xã hội.

Khung pháp lý về quản lý rác thải của Nhật Bản thì được điều chỉnh bởi Luật Quản lý chất thải và vệ sinh công cộng năm 1970, yêu cầu các hộ gia đình phân loại rác thành các nhóm cụ thể như rác đốt được, rác không đốt được và rác tái chế. Luật này cũng khuyến khích các địa phương xây dựng các chương trình tái chế chi tiết. Bên cạnh đó, Luật Thúc đẩy tái chế và các hoạt động liên quan trong xử lý tài nguyên thực phẩm tuần hoàn, ban hành năm 2000, tập trung vào việc tái chế rác thực phẩm từ hộ gia đình, khuyến khích chuyển đổi chúng thành phân bón hoặc năng lượng để hỗ trợ quản lý rác thải bền vững.

evreka.co

evreka.co

Tại Hàn Quốc, hệ thống trả phí theo lượng rác thải buộc người dân mua túi đựng rác tiêu chuẩn và phân loại kỹ lưỡng rác hữu cơ, tái chế và nguy hại. Bên cạnh đó, Luật Tuần hoàn tài nguyên áp dụng các yêu cầu tái chế nghiêm ngặt và hạn chế sử dụng nhựa một lần.

Ở Mỹ, Luật Bảo tồn và phục hồi tài nguyên (RCRA) được ban hành từ năm 1976 quản lý xử lý chất thải nguy hại, trong khi các bang như California áp dụng quy định bắt buộc về phân loại rác hữu cơ và tái chế. Đối với cấp bang, nhiều bang đã ban hành luật thúc đẩy tái chế, ủ phân hữu cơ và xử lý rác thải điện tử, ví dụ như Luật Tái chế rác thải điện tử năm 2003 của California…

Trung Quốc từ năm 2019 triển khai Luật Phân loại rác tại các thành phố lớn, chia rác thành 4 nhóm: hữu cơ, tái chế, nguy hại và rác khác, đồng thời đưa ra sáng kiến “Thành phố không rác thải” để tăng cường tái chế và giảm sự phụ thuộc vào các bãi chôn lấp. Ngoài ra, Luật Quản lý rác thải điện tử yêu cầu nhà sản xuất chịu trách nhiệm tái chế sản phẩm điện tử.

Singapore cũng hướng đến chính sách "Không rác thải", khuyến khích tái chế thông qua các trung tâm thu gom tiện lợi, trong khi Australia triển khai Kế hoạch hành động về tái chế quốc gia nhằm tăng tỷ lệ tái chế lên 80% vào năm 2030. Australia còn triển khai Chương trình ký gửi thùng chứa (CDS) nhằm khuyến khích tái chế các thùng chứa đồ uống bằng cách hoàn lại tiền ký gửi. Sáng kiến này không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý rác thải, mà còn tạo nền tảng cho các chiến lược bảo vệ môi trường bền vững, góp phần giải quyết thách thức ô nhiễm toàn cầu.

Ở các nước đang phát triển, nhiều quốc gia như Ấn Độ và Kenya áp dụng Luật Phân loại rác và cấm túi nhựa để giải quyết các thách thức về hạ tầng tái chế và xử lý rác thải.

Quốc tế

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?
Thế giới 24h

Làm thế nào để bảo vệ hợp tác kinh tế Mỹ - Nhật dưới thời Trump 2.0?

Khi cựu Thủ tướng Nhật Bản đến thăm Washington vào tháng 4.2024, ông Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden đã ăn mừng “kỷ nguyên mới của hợp tác chiến lược Hoa Kỳ - Nhật Bản”. Một trong những trụ cột của quan hệ đối tác này là củng cố an ninh kinh tế. Nhưng điều đó có thể phải đối mặt với những thách thức dưới thời Tổng thống Donald Trump, người sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 20.1.

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Biên giới mới của cuộc đua trí tuệ nhân tạo Mỹ - Trung

Nếu trước kia, các cường quốc công nghệ tập trung vào cải thiện khả năng của Trí tuệ Nhân tạo (AI), thì giờ đây, việc Trung Quốc tung ra thế hệ AI mới với chi phí đào tạo rẻ hơn rất nhiều, đã mở ra một biên giới mới cho cuộc đua công nghệ. Điều này sẽ khiến những biện pháp hạn chế về công nghệ và chip mà Mỹ thúc đẩy sẽ khó làm chậm tiến độ của Trung Quốc so với trước đây.

Viết câu chuyện thịnh vượng chung
Quốc tế

Viết câu chuyện thịnh vượng chung

Tròn 60 năm sau khi Singapore tách khỏi Malaysia, hai nước đã đạt được thỏa thuận thành lập Đặc khu kinh tế chung Johor - Singapore (JS - SEZ), một khuôn khổ giúp hai nước láng giềng bước vào một liên minh kinh tế chưa từng có, được kỳ vọng mang lại sự thịnh vượng chung mà người dân hai nước tìm kiếm từ lâu.

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế
Thế giới 24h

Dân số Trung Quốc giảm năm thứ ba liên tiếp, đặt ra thách thức cho nền kinh tế

Ngày 17.1, Cục Thống kê Quốc gia (NBS) Trung Quốc công bố số liệu cho thấy dân số nước này đã giảm trong năm 2024, năm thứ ba liên tiếp. Điều này chỉ ra những thách thức nhân khẩu học đối với quốc gia đông dân thứ hai thế giới, nơi hiện đang phải đối mặt với cả tình trạng dân số già hóa và thiếu hụt người trong độ tuổi lao động.

Bước đệm hướng đến hòa bình
Quốc tế

Bước đệm hướng đến hòa bình

Tại cuộc họp báo diễn ra tại Thủ đô Doha vào rạng sáng ngày 16.1, Thủ tướng Qatar Mohammed bin Abdulrahman Al-Thani tuyên bố, Israel và Hamas đã đạt thỏa thuận ngừng bắn để chấm dứt chiến tranh ở Dải Gaza, mở đường kết thúc cuộc xung đột tàn khốc kéo dài 15 tháng qua và mang tới hy vọng về một nền hòa bình lâu dài ở Trung Đông.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk-yeol từ chối hợp tác thẩm vấn

Thông qua đại diện pháp lý, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol hôm 16.1 tuyên bố sẽ không trả lời thấm vấn cũng như không hợp tác với bất kỳ cuộc điều tra nào của Văn phòng Điều tra Tham nhũng đối với các quan chức cấp cao (CIO) với lý do rằng cơ quan này không có thẩm quyền pháp lý để tiến hành một cuộc điều tra như vậy.

Dự luật Quyền lợi người thuê nhà có thêm nhiều cải cách mang tính đột phá
Quốc tế

Dự luật Quyền lợi người thuê nhà có thêm nhiều cải cách mang tính đột phá

Ngày 14.1 vừa qua, dự luật Quyền lợi người thuê nhà đã quay trở lại Quốc hội, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc cải thiện quyền lợi và sự an toàn cho hơn 11 triệu người thuê nhà trên khắp Vương quốc Anh. Đây là cải cách lớn nhất trong hơn 30 năm qua đối với lĩnh vực cho thuê tư nhân, nhằm mang lại quyền lợi và bảo vệ tốt hơn cho người thuê nhà, đồng thời cải thiện điều kiện sống cho họ.

Tân Thủ tướng Lebanon: Lời hứa tái thiết và hòa giải
Thế giới 24h

Tân Thủ tướng Lebanon: Lời hứa tái thiết và hòa giải

Trong vòng chưa đầy một tuần, Lebanon đã bầu được Tổng thống mới và lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại chỉ định một Thủ tướng nằm ngoài giới tinh hoa cầm quyền - Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế Nawaf Salam. Sự xuất hiện của Thủ tướng mới ở Lebanon được xuất hiện nhiều thứ hai trong các bản tin Trung Đông sau chiến dịch quân sự của Israel, khiến dư luận thế giới đặc biệt quan tâm.

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ
Thế giới 24h

Hàn Quốc: Tổng thống Yoon Suk Yeol bị bắt giữ, điều chưa từng có tiền lệ

Sáng 15.1, Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc Yoon Suk Yeol đã bị bắt giữ trong một chiến dịch thực thi pháp luật quy mô lớn tại khu phức hợp tổng thống, khiến ông trở thành vị tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Hàn Quốc bị bắt giữ. Mặc dù kiên quyết khẳng định cơ quan chống tham nhũng không có thẩm quyền điều tra hành động của ông nhưng ông đã tuân thủ lệnh bắt giữ để tránh nguy cơ xảy ra xung đột bạo lực.

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu
Quốc tế

Sri Lanka nỗ lực thúc đẩy tài chính khí hậu

Sri Lanka đã và đang đóng vai trò ngày càng tích cực trong diễn ngôn toàn cầu về tài chính khí hậu cho các nền kinh tế “dễ bị tổn thương”. Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake được kỳ vọng tập trung vào việc thiết lập các cơ chế thể chế cần thiết để duy trì những nỗ lực này.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực
Thế giới 24h

Thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza sắp thành hiện thực

Một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza dự kiến sẽ được công bố trong vài giờ tới sau khi đạt được "bước đột phá" vào lúc nửa đêm ngày 13.1 trong các cuộc đàm phán tại Doha với sự tham dự của các phái viên của cả tổng thống Hoa Kỳ sắp mãn nhiệm Joe Biden và Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro
Quốc tế

Quan hệ Ấn Độ - Trung Quốc năm 2025: Triển vọng và rủi ro

Năm 2025 được kỳ vọng là một năm lạc quan cho mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc sau khi hai nước đã có bước đi mang tính bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi đường hướng mối quan hệ vốn được định hình ​​trong nửa thập kỷ qua. Lần đầu tiên trong lịch sử gần đây, sự thù địch đã lùi lại phía sau, nhường chỗ cho ý định hợp tác. Tuy nhiên, sự trở lại của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể sẽ ảnh hưởng tới tiến trình "tan băng" của mối quan hệ này.