Mẫu giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú mới nhất

Tôi muốn hỏi, mẫu giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú thực hiện theo mẫu nào? Công dân muốn làm giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú thì thực hiện qua các bước nào? (Câu hỏi của bạn Minh Quân - Đồng Tháp).

Mẫu giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú mới nhất -0
Ảnh minh họa. Nguồn: INT

Nội dung này, Luật sư Nguyễn Hoàng Thịnh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tư vấn như sau:

 Giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú là gì?

Theo khoản 7, Điều 3, Thông tư số 56/2021/TT-BCA, giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú là văn bản được sử dụng để xác nhận thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú và các nội dung khác của cá nhân, hộ gia đình khi có yêu cầu.

Cụ thể, nơi cư trú là nơi công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). (Khoản 2, Điều 2, Luật Cư trú 2020)

 Mẫu giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú và cách ghi

Mẫu xác nhận thông tin về nơi cư trú được thực hiện theo Mẫu CT07 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA.

 * Cách ghi mẫu giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú

(1): Cơ quan cấp trên của cơ quan đăng ký cư trú;

(2): Cơ quan đăng ký cư trú;

(3): Số giấy xác nhận do cơ quan đăng ký cư trú cấp;

(4), (7): Ghi đầy đủ và in hoa họ, chữ đệm và tên của người đề nghị làm xác nhận/Họ, chữ đệm và tên chủ hộ;

(5): Ghi đúng dãy số có trên CCCD/CMND từ trái sang phải của người đề nghị làm xác nhận;

(6): Cơ quan Công an thực hiện đăng ký cư trú sẽ tiến hành xác nhận các thông tin cư trú sau đây của người đề nghị làm xác nhận:

- Nơi thường trú

- Nơi tạm trú

- Nơi ở hiện tại

- Họ, tên đệm và tên chủ hộ

- Quan hệ với chủ hộ

- Số định danh cá nhân của chủ hộ

- Thông tin các thành viên khác trong hộ gia đình

(8): Ghi theo mã số CCCD/CMND của chủ hộ;

(9): Các nội dung xác nhận khác (ví dụ: xác nhận trước đây đã đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú …);

(10) Thời gian này có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1, Điều 19, Luật Cư trú 2020 và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận về cư trú.

Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận này hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.

Thủ tục xin cấp giấy xác nhận thông tin về nơi cư trú

Để xác nhận thông tin về nơi cư trú, công dân thực hiện các bước sau đây:

- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Công dân cần chuẩn bị Tờ khai thay đổi thông tin cư trú theo mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 56/2021/TT-BCA.

- Bước 2: Nộp hồ sơ

Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú. (Khoản 1, Điều 17, Thông tư số 55/2021/TT-BCA)

- Bước 3: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ xác nhận thông tin về cư trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

+ Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ: Cơ quan đăng ký cư trú tiếp nhận hồ sơ, cấp Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho người đăng ký.

+ Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện nhưng chưa đủ hồ sơ: Cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện; và cấp Phiếu hướng dẫn bổ sung, hoàn thiện hồ sơ cho người đăng ký.

+ Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: Cơ quan đăng ký cư trú từ chối và cấp Phiếu từ chối tiếp nhận, giải quyết hồ sơ cho người đăng ký.

- Bước 4: Nhận kết quả

Căn cứ theo ngày hẹn trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả để nhận thông báo kết quả giải quyết thủ tục đăng ký cư trú (nếu có).

Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.

Giải đáp pháp luật

Nguồn ảnh: ITN
Giải đáp pháp luật

Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp một lần khi ra nước ngoài định cư không?

Từ 1.7.2025, người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng nếu ra nước ngoài để định cư có được hưởng trợ cấp một lần không? Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp một lần đối với người ra nước ngoài định cư? – Câu hỏi của bạn Minh Thùy (Hà Tĩnh).

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?
Giải đáp pháp luật

Công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất qua hình thức nào?

Xin hỏi, theo quy định của Luật Đất đai 2024, công dân được trực tiếp thực hiện quyền giám sát trong quản lý, sử dụng đất thông qua hình thức nào? Nội dung giám sát của công dân trong quản lý, sử dụng đất đai gồm những gì?– Câu hỏi của bạn Phạm Lập (Bắc Giang).

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?
Giải đáp pháp luật

Mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào?

Xin hỏi, từ ngày 1.7.2025, mức chi trả bảo hiểm hưu trí bổ sung được xác định dựa trên những nguyên tắc nào? Bảo hiểm hưu trí bổ sung tự nguyện được chi trả theo hình thức nào? Chính sách của Nhà nước đối với bảo hiểm hưu trí bổ sung là gì? – Câu hỏi của bạn Lan Phương (Vĩnh Phúc).