Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn

Nhiều trường hợp trái chủ đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi lỡ đầu tư toàn bộ tiền mặt tích cóp nhiều năm vào trái phiếu. Một số trường hợp khi mua trái phiếu của Công ty TNHH Saigon Glory với hy vọng có lãi suất cao hàng tháng để chi trả viện phí nhưng khi phía doanh nghiệp này không thể trả cả gốc và lãi khiến họ rơi vào tình cảnh khốn đốn.

Trái chủ nếm “trái đắng”

Vừa qua, Báo Đại biểu Nhân dân nhận được phản ánh của hàng loạt cử tri là trái chủ của các lô trái phiếu do Công ty TNHH Saigon Glory (công ty con của Bitexco) phát hành.

Theo đó, năm 2020, Công ty TNHH Saigon Glory phát hành 10 lô trái phiếu với tổng giá trị 10.000 tỉ đồng, mục đích để thực hiện Dự án The Spirit of Saigon, một Dự án Khu văn phòng, thương mại, dịch vụ, căn hộ, khách sạn ở ngay trung tâm quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Đây là công trình có vị trí "vàng" khi nằm tại đối diện chợ Bến Thành.

Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn -0
Các lô trái phiếu do Sài Gòn Glory phát hành có giá trị hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tài sản bảo đảm cho các lô trái phiếu này gồm phần vốn góp tại công ty TNHH Saigon Glory; công trình trên đất hình thành trong tương lai là Tháp A - cấu phần khách sạn, văn phòng hình thành trên ô đất dự án. Công ty Saigon Glory cam kết lãi trái phiếu trả 3 tháng một lần, nợ gốc có thể được mua lại trước hạn hoặc thanh toán vào ngày đáo hạn của trái phiếu.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khi đã đáo hạn các lô trái phiếu, Công ty Saigon Glory không trả được gốc và chậm trả một số kỳ lãi khiến nhà đầu tư hoang mang, lo lắng vì lo sợ sẽ mất đi số tiền gom góp cả đời đem đầu tư vào trái phiếu.

Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu thông qua Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI). Do đó, khi Công ty Saigon Glory chậm thanh toán, liên tiếp các trái chủ của Công ty TNHH Saigon Glory tìm đến trụ sở Công ty Chứng khoán Tân Việt (ở Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội) để yêu cầu giải quyết quyền lợi song chưa có kết quả.

Trường hợp của anh Trần Văn Lâm (SN 1980, trú tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) là một ví dụ điển hình. Anh Lâm phải bỏ công việc để đi ra Hà Nội nhiều ngày nhằm mục đích tìm đến các cơ quan chức năng để chuyển đơn kêu cứu của gia đình anh và hàng loạt trái chủ khác đã lỡ “ôm” trái phiếu của Công ty TNHH Saigon Glory .

Anh Lâm chia sẻ, tháng 7 năm 2020, vợ anh đứng tên mua 18.000 trái phiếu của Saigon Glory (tương đương 1,8 tỷ đồng) với kỳ hạn 3 năm, lãi suất 11%/năm, trả lãi 3 tháng một lần. Đến đầu năm 2023 vừa qua, anh Lâm và vợ sốt ruột khi phía Saigon Glory bắt đầu chậm trả lãi và khi đến hạn đáo hạn là ngày 21.7.2023 vừa qua phía doanh nghiệp cho biết không thể thanh toán được gốc và lãi chậm. “Gia đình tôi đang rất hoang mang vì phía doanh nghiệp xin khất nợ đến 2025 và không đưa ra được kế hoạch cụ thể cho việc thanh toán mà chỉ nói chung chung”, anh Lâm nói.

Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn -0
Một hợp đồng mua bán trái phiếu của khách hàng.
Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn -0
Chứng khoán Tân Việt là đơn vị đầu mối bán trái phiếu cho Công ty TNHH Saigon Glory.

Tương tự như anh Lâm, bà Nguyễn Thị Ngọc Vân, trú tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, vào các ngày 14.3.2022, 28.3.2022 và 28.4.2022 đã mua tổng cộng 5.000 trái phiếu của Công ty TNHH Saigon Glory thông qua Công ty Cổ phần Chứng khoán Tân Việt. Theo cam kết, vào các ngày 14.3.2023, 28.3.2023 và 28.4.2023 là ngày đáo hạn trái phiếu, Công ty TNHH Saigon Glory có trách nhiệm thanh toán cho bà Vân đầy đủ số tiền gốc và lãi nhưng đã quá hạn Công ty này không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

Một trường hợp khác là chị Lê Thị Thanh Hương, trú tại phường Tứ Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, chị Hương bỏ ra 665 triệu đồng mua trái phiếu và đã quá thời gian đáo hạn, chị Hương vẫn đang bị phía Công ty TNHH Saigon Glory nợ gốc và lãi.

Trong số hàng trăm trái chủ, nhiều trường hợp đang rơi vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn khi lỡ đầu tư toàn bộ tiền mặt tích cóp nhiều năm vào trái phiếu. Một số trường hợp khi mua trái phiếu của Công ty TNHH Saigon Glory với hy vọng có lãi suất cao hàng tháng để chi trả viện phí nhưng khi phía doanh nghiệp này không thể trả cả gốc và lãi khiến họ rơi vào tình cảnh khốn đốn.

Tài sản bảo đảm thiếu hụt hơn 7.000 tỷ đồng

Mặc dù phía Sài Gòn Glory huy động hàng chục nghìn tỷ từ trái phiếu để thực hiện dự án The Spirit of Saigon. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế cho đến thời điểm hiện tại dự án The Spirit of Saigon vẫn đang dang dở. Khu vực Tháp A (tài sản đảm bảo của lô trái phiếu) mới xây đến tầng 4 (xây đủ là 42 tầng).

Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn -0
Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn -0
Dự án The Spirit of Saigon vẫn đang dang dở.

Đáng chú ý, tại cuộc họp mới đây vào ngày 6.10.2023 về việc bàn giao tài sản bảo đảm của trái phiếu đã nêu rõ, tại thời điểm tháng 8.2023, khi định giá, Tháp A (tài sản đảm bảo của lô trái phiếu) tương đương khoảng 4.600 tỷ đồng (sau khi đã trừ đi một số chi phí).

Mang tiền tỉ đi mua trái phiếu công ty thành viên của Bitexco, hàng loạt người dân kêu cứu vì không thu được tiền gốc và lãi khi đáo hạn -0
Ý kiến của Đại diện Người sở hữu trái phiếu vào ngày 6.10.2023.

Theo ý kiến Đại diện người Sở hữu Trái phiếu, giá trị thẩm định nêu trên của Tháp A đang thiếu hụt hơn 7.000 tỷ đồng so với tỷ lệ bảo đảm tối thiểu theo Văn Kiện Trái phiếu.

Liên quan đến sự vấn đề này, Đại diện người Sở hữu trái phiếu đang đề nghị Tổ chức quản lý tài sản bảo đảm giải thích lý do của sự thiếu hụt nghiêm trọng nêu trên.

Được biết, Sài Gòn Glory do Tập đoàn Bitexco sở hữu 100% vốn điều lệ, thành lập tháng 6.2018. Hiện tại công ty có vốn điều lệ 7.000 tỷ đồng, do ông Trịnh Quang Công làm Tổng Giám đốc, ông Vũ Quang Bảo là Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Năm 2022 vừa qua Saigon Glory ghi nhận lỗ 152 tỷ đồng, nợ phải trả đang gấp 4 lần vốn chủ sở hữu, lên 27.300 tỷ đồng, tương ứng hơn 1,1 tỷ USD, trong đó nợ trái phiếu 10.000 tỷ đồng.

Công ty mẹ Tập đoàn Bitexco thành lập năm 1993, hiện vốn điều lệ 6.260 tỷ đồng, trong đó ông Vũ Quang Bảo nắm giữ 40% và ông Vũ Quang Hội nắm giữ 60% vốn. Ông Vũ Quang Hội là anh trai ông Vũ Quang Bảo. Ông Vũ Quang Bảo cũng là Chủ tịch Hội đồng thành viên tại Sài Gòn Glory.

Bitexco hoạt động trong nhiều lĩnh vực, trong đó có bất động sản, năng lượng, thương mại dịch vụ. Ở mảng bất động sản, những công trình Bitexco đã hoàn thành có thể kể đến như tòa nhà văn phòng Bitexco, Khu đô thị The Manor hà Nội, Khách sạn JW Mariott Hà Nội…

* Báo Đại biểu Nhân dân sẽ tiếp tục làm việc với các đơn vị liên quan tới sự việc nêu trên để thông tin tới bạn đọc và cử tri cả nước.

Kinh tế

BIDV tiên phong kết nối Mạng đấu thầu quốc gia - Bảo lãnh dự thầu điện tử
Doanh nghiệp

BIDV tiên phong kết nối Mạng đấu thầu quốc gia - Bảo lãnh dự thầu điện tử

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa trở thành Ngân hàng đầu tiên kết nối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để triển khai dịch vụ bảo lãnh dự thầu điện tử. Kết nối bắt đầu triển khai từ ngày 05.12.2024, đánh dấu bước tiến mới trong quá trình chuyển đổi số của ngân hàng; góp phần tích cực trong việc cải cách thủ tục hành chính công, thúc đẩy nền kinh tế số theo định hướng của Chính phủ.

Toàn cảnh Hội thảo
Kinh tế

Xây dựng tập đoàn tài chính phát triển bền vững

Ở nước ta, các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành các tập đoàn tài chính quy mô lớn, hoạt động trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù các quy định về giới hạn sở hữu và tín dụng đã được siết chặt trong Luật Các tổ chức tín dụng 2024 song vấn đề then chốt vẫn nằm ở khâu giám sát và thực thi luật.

LPBank là nhà tài trợ kim cương cho cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống – Data for Life 2024”.
Doanh nghiệp

LPBank: Đổi mới, sáng tạo cùng cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024

Sau 5 tháng diễn ra với sự đồng hành của Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) trên cương vị là nhà tài trợ kim cương, cuộc thi quốc tế “Dữ liệu với cuộc sống - Data for Life 2024” đã tạo được ấn tượng mạnh mẽ khi đưa ra các sản phẩm và giải pháp công nghệ số xuất sắc, ứng dụng vào thực tiễn phục vụ tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng
Kinh tế

Bài 1: Vốn đã sẵn sàng

Với tỷ trọng cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua luôn ở mức trên 60% - 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, Agribank đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) Agribank đã dành nhiều chính sách ưu đãi về nguồn vốn, lãi suất, thủ tục... sẵn sàng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong khu vực phát triển nhanh, bền vững.

Các dịch vụ fintech ngày càng phổ biến trong đời sống của người dân.
Kinh tế

Rào cản pháp lý khiến doanh nghiệp Fintech Việt “chậm chân”

Tài chính toàn diện đóng vai trò không thể tranh cãi trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển. Một số quốc gia nỗ lực hướng tới tài chính toàn diện bằng cách phát triển mạnh mẽ các mô hình tài chính số (Fintech). Việt Nam có lợi thế cạnh tranh trong phát triển dịch vụ tài chính số nhưng lại “chậm chân” hơn do khung pháp lý khá thận trọng với doanh nghiệp Fintech.

Xanh hóa là xu hướng không thể đảo ngược
Thị trường

Xuất khẩu xanh - xu hướng tất yếu của thương mại toàn cầu

Chính sách nhập khẩu của nhiều nước không chỉ tập trung vào mục tiêu giảm phát thải mà còn đặt ra tiêu chuẩn khắt khe hơn về trách nhiệm xã hội, bảo vệ môi trường. Bởi vậy, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu đáp ứng được tiêu chuẩn bền vững của nước nhập khẩu là vấn đề "sống còn" với nền kinh tế Việt Nam.

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Nhân lực chất lượng cao – yếu tố then chốt phát triển công nghiệp hỗ trợ

Bình Dương là một trong những địa phương phát triển mạnh về công nghiệp ở Việt Nam, đặc biệt với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Để tự chủ nguồn nguyên liệu, Bình Dương đã và đang xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành, thu hút nhà đầu tư. Bên cạnh đó, tỉnh luôn quan tâm và chú trọng đưa ra cơ chế hợp lý, chú trọng dồn nguồn lực tập trung cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực chất lượng.

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá
Bất động sản

Nguồn cung khan hiếm khiến các dự án bất động sản hạng sang tại Trung tâm Thủ Thiêm trở nên đắt giá

Trong bối cảnh Thủ Thiêm được định hình là trung tâm tài chính và thương mại của thành phố, sự khan hiếm nguồn cung đất đẹp cùng với các dự án hạng sang được quy hoạch bài bản đã khiến giá trị bất động sản tại khu vực này có xu hướng tăng qua các năm, điển hình là dự án The Metropole Thủ Thiêm với mức tăng giá vượt kỳ vọng trong 2 năm qua.

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn
Kinh tế

Tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn

Thời gian qua, với sự quyết tâm, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp, hoạt động khuyến công khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Từ đó, góp phần khuyến khích cơ sở công nghiệp nông thôn tích cực đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và tạo động lực cho sản xuất theo hướng bền vững, tuần hoàn.

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại
Kinh tế

Gắn chặt hỗ trợ sản xuất với xúc tiến thương mại

Thời gian qua, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã góp phần khuyến khích các cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, sản phẩm. Định hướng thời gian tới sẽ lồng ghép nguồn vốn khuyến công và xúc tiến thương mại để kết nối thị trường tiêu thụ, đặc biệt là quan tâm đến các sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công
Kinh tế

Quan tâm, hỗ trợ nguồn kinh phí khuyến công

Nhằm phát huy hiệu quả của hoạt động khuyến công trong thời gian tới, các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên mong muốn Bộ Công Thương, Cục Công Thương địa phương tiếp tục quan tâm, gỡ khó về nguồn lực, chính sách, cơ sở hạ tầng; đặc biệt là nguồn kinh phí thực hiện hoạt động khuyến công.