Cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ trực tiếp

Màn so găng quyết định lá phiếu cử tri

Màn so găng quyết định lá phiếu cử tri

Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris sẽ có cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên vào ngày 10.9 (sáng ngày 11.9 theo giờ Việt Nam). Cuộc tranh luận được đánh giá vừa là cơ hội cũng như thách thức để ghi điểm trước các cử tri Mỹ trong giai đoạn nước rút.

Quy tắc không thay đổi

Mặc dù đây là cuộc tranh luận thứ hai của ông Donald Trump, nhưng là cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên của ông với đối thủ Kamala Harris, người ra tranh cử thay cho Tổng thống Joe Biden. Cuộc tranh luận, do hãng tin ABC News tổ chức, với hai người dẫn chương trình là David Muir và Linsey Davis điều phối, diễn ra tại thành phố Philadelphia, bang Pennsylvania và được truyền hình trực tiếp.

man-so.jpg
Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng cử viên đảng Dân chủ Kamala Harris. Nguồn: BBC

Màn “đấu trí” của ông Trump và bà Harris có quy tắc tương tự cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden trên kênh CNN hồi tháng 6. Theo đó, chương trình sẽ kéo dài 90 phút. Mỗi ứng cử viên có tối đa hai phút để trả lời những câu hỏi của người điều phối, hai phút để phản biện và thêm một phút để làm rõ hoặc phản hồi lại. Mirco của ứng viên sẽ bị tắt tiếng khi người kia đang nói, không được phép đặt câu hỏi cho nhau và không được tương tác với nhân viên chiến dịch của mình trong lúc nghỉ giải lao. Khán phòng tranh luận sẽ không có khán giả, nhưng một số phóng viên sẽ được phép có mặt trong trường quay để trực tiếp đưa tin về cuộc tranh luận.

Trước đó, bà Harris bày tỏ mong muốn bật micro trong suốt cuộc tranh luận, nhưng mới đây đã đồng ý với quy tắc tắt tiếng khi bên kia phát biểu. Quy tắc này được đưa ra bốn năm trước sau khi cuộc tranh luận đầu tiên giữa ông Trump và ông Biden bị gián đoạn vì tranh cãi. Về phía cựu Tổng thống Donald Trump, khi được hỏi về cuộc tranh luận với bà Harris, ông cho biết sẽ không ngắt lời ứng viên đảng Dân chủ.

Đài truyền hình ABC News bảo đảm với chiến dịch tranh cử của bà Harris rằng, nếu có sự tranh cãi đáng kể giữa hai ứng viên, họ sẽ cân nhắc bật micro để công chúng có thể hiểu được những gì đang diễn ra. Trong quá trình đó, người điều phối sẽ tìm cách ngăn các ứng viên liên tục ngắt lời của đối phương và cũng sẽ cố gắng giải thích cho người xem về cuộc tranh luận.

Báo hiệu một cuộc tranh luận gay cấn

Theo The New York Times, hai ứng viên đang có sự chuẩn bị trái ngược nhau trước khi lên sóng truyền hình.

Hãng tin CNN dẫn nguồn tin thân cận cho biết, ông Donald Trump không diễn tập với người đóng vai bà Harris theo cách truyền thống. Trong một số cuộc họp, các trợ lý của ông Trump đóng vai trò người điều phối, nhưng chủ yếu là cung cấp thông tin và thỉnh thoảng mới đặt câu hỏi. Đội ngũ của ông Donald Trump kỳ vọng sẽ thu được kết quả như cuộc tranh luận hồi tháng 6. Tuy nhiên, một số cố vấn cũng thừa nhận rằng, bà Harris là đối thủ tranh luận “khó nhằn” so hơn Tổng thống Joe Biden.

Trong khi đó, ứng cử viên đảng Dân chủ, bà Harris đã dành phần lớn những ngày qua tại khách sạn Omni William Penn ở Pittsburgh để tham gia “trại tập huấn tranh luận” cường độ cao. Các trợ lý của bà mô phỏng bố cục của trường quay tranh luận; chọn một người đóng giả ông Donald Trump dày dặn kinh nghiệm để tung ra các cuộc tấn công và bình luận gay gắt; đặt Phó Tổng thống vào các phiên hỏi đáp kéo dài hàng giờ. Nhiều ý kiến cho rằng, bà Harris cần tạo ra sự khác biệt và tránh đi vào vết xe đổ của Tổng thống Joe Biden, cũng như cần giữ bình tĩnh để không bị cuốn vào những công kích cá nhân từ đối thủ. Quá trình chuẩn bị tập trung vào nhiều chủ đề khác nhau và các buổi hỏi đáp. Bà Harris cùng đội ngũ còn được cho là sẽ tìm phương án để khiến đối thủ mất bình tĩnh.

Các chuyên gia nhận định rằng, cuộc tranh luận này là cơ hội để bà Harris thiết lập bản sắc chính trị của riêng mình trước hàng triệu người Mỹ theo dõi trực tiếp. Với kinh nghiệm từng làm Tổng chưởng lý bang California, đây cũng là dịp để bà Harris thể hiện các kỹ năng công tố; cũng như khả năng tranh luận mạnh mẽ và quyết tâm tạo ra sự tương phản không chỉ với Tổng thống Biden mà còn với cả ông Trump. Thêm vào đó, bà Harris dự kiến sẽ áp dụng các chiến thuật tương tự vào cuộc tranh luận này, đáp trả các nhận xét đáng ngờ của ông Trump và cố gắng kiểm chứng thực tế ngay tại chỗ.

Tuy nhiên, các trợ lý của bà Harris lo ngại rằng, ông Trump sẽ tung ra quá nhiều tuyên bố hoặc lời công kích không có căn cứ trong thời gian ông có thể nói mà không bị gián đoạn, khiến bà không thể bác bỏ tất cả. Sau khi thất bại trong cuộc đấu tranh về quy tắc liên quan micro, các trợ lý của bà Harris đã dành cuối tuần để điều chỉnh chiến lược, hy vọng bà sẽ tìm được cách khác để đẩy lùi các cuộc tấn công của ông Trump.

Đối với ứng cử viên đảng Cộng hòa, cuộc tranh luận sẽ mang đến cho ông Trump cơ hội tốt nhất từ trước đến nay để khẳng định rằng bà Harris chưa sẵn sàng điều hành đất nước và ông mới là lựa chọn phù hợp cho vị trí này. Ông có thể sẽ công kích bà Harris về các chính sách an ninh biên giới của chính quyền Tổng thống Joe Biden, vốn đã không ngăn được số lượng kỷ lục người di cư vượt biên vào Mỹ, cũng như giá tiêu dùng tăng cao khiến nhiều hộ gia đình gặp áp lực tài chính. Trong khi đó, để ứng phó với các lời công kích này, một số chuyên gia cho rằng, bà Harris cần đưa ra những câu trả lời mạnh mẽ, đánh vào các điểm yếu của ông Trump như vấn đề quyền phá thai hay các vụ trọng án mà ứng cử viên đảng Cộng hòa đang vướng phải.

Nỗ lực thu hút cử tri

Trước thềm cuộc tranh luận, cựu Tổng thống Donald Trump đã công bố kế hoạch chính cắt giảm thuế doanh nghiệp từ 21% xuống 15% cho các công ty sản xuất tại Mỹ, trong khi bà Harris nỗ lực xây dựng hình ảnh bản thân như một lựa chọn mới cho cử tri và xóa bỏ những quan niệm rằng bà chỉ là “bản sao” của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

Trong bài phát biểu tại Câu lạc bộ Kinh tế New York, cựu Tổng thống Trump cho biết, nếu tái đắc cử, ông sẽ thành lập một quỹ đầu tư quốc gia để thúc đẩy dự án cơ sở hạ tầng lớn như đường cao tốc và sân bay. Bên cạnh đó, ông Trump cũng cam kết giảm thuế doanh nghiệp, bỏ thuế thu nhập đánh vào tiền tip để lôi kéo sự ủng hộ của cử tri trong ngành dịch vụ. Để tiếp cận cử tri trẻ tuổi, ông Trump thường xuyên tham gia các buổi phát trực tiếp (livestream), phỏng vấn trên các nền tảng xã hội và các sự kiện thể thao và văn hóa dành cho giới trẻ. Với những nỗ lực này, cuộc thăm dò bầu cử mới nhất của SurveyUSA cho thấy, đối với nhóm cử tri trong độ tuổi 18 - 34 tuổi, ông Trump dẫn trước bà Harris 4 điểm phần trăm.

Trong khi đó, bà Harris cũng đã công bố chính sách kinh tế với nỗ lực tách bản thân ra khỏi “di sản” kinh tế của Tổng thống Joe Biden và thể hiện mình là một ứng cử viên có những sửa đổi so với chính quyền đương nhiệm. Bà cam kết sẽ hỗ trợ 25 triệu doanh nghiệp nhỏ mới trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, với khoản khấu trừ thuế 50.000 USD cho các công ty khởi nghiệp; đồng thời kêu gọi mức thuế thu nhập từ đầu tư vốn thấp hơn đáng kể so với mức mà Tổng thống Biden đề xuất, để thúc đẩy đầu tư và đổi mới.

Các cuộc thăm dò toàn quốc gần đây đã cho thấy cuộc đua đang diễn ra rất sít sao, khiến cả hai ứng cử viên càng phải có những thể hiện tốt nhất từ phong thái cho tới cách thể hiện và cả trọng tâm chính sách; qua đó nhắm đến số ít cử tri vẫn chưa đưa ra quyết định, những người hoàn toàn có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử năm nay.

Theo số liệu thăm dò ý kiến ​​toàn quốc của Real Clear Politics, ứng viên đảng Dân chủ, từ việc thua 3,1% điểm so với ứng viên đảng Cộng hòa trên toàn quốc, đã vượt lên dẫn trước 1,8% điểm trong những tuần kể từ khi bà Harris tham gia cuộc đua, tức cải thiện gần 5% điểm chỉ sau hơn một tháng. Một cuộc thăm dò toàn quốc khác do báo New York Times và trường Sienna College công bố hôm 8.9 cho thấy, hai ứng cử viên Tổng thống gần như ngang ngửa hoặc ông Donald Trump dẫn trước một chút.

Trong bối cảnh ngày bầu cử đang tới gần, ứng viên nào có màn thể hiện tốt hơn sẽ có bước chạy đà thuận lợi trong giai đoạn nước rút, ngược lại, đây cũng là sự kiện có thể bộc lộ rõ các điểm yếu của mỗi ứng viên.

Quốc tế

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học
Thế giới 24h

Kenya: Kêu gọi xây dựng luật về an toàn trường học

Sau vụ hỏa hoạn gần đây tại Học viện Hillside Endarasha ở Quận Nyeri khiến 21 học sinh thiệt mạng, hai công dân Kenya đã kiến ​​nghị lên Quốc hội yêu cầu ban hành Luật An toàn và an ninh trường học toàn diện. Ông Anthony Manyara và ông John Wangai, những người kiến ​​nghị, lập luận rằng cần có khuôn khổ pháp lý cụ thể để giải quyết mối đe dọa ngày càng gia tăng của các thảm họa liên quan đến trường học trên khắp cả nước.

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung
Thế giới 24h

Bầu cử Tổng thống Mỹ và tương lai quan hệ Mỹ - Trung

Khi Hoa Kỳ tiến gần đến cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, động thái giữa hai ứng cử viên hàng đầu là bà Kamala Harris và ông Donald Trump, đang có những tác động đáng kể đến quan hệ Trung Quốc - Hoa Kỳ. Về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, đánh giá quan điểm của các cố vấn chủ chốt của hai ứng cử viên có thể giúp phát hiện sự khác biệt trong cách tiếp cận của họ đối với Trung Quốc.

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm
Quốc tế

Australia: Hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân trực tuyến ác ý sẽ bị phạt tù tới 7 năm

Để tăng cường bảo vệ thông tin cá nhân của công dân và bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại kỹ thuật số, Chính phủ Australia đã trình dự thảo Luật sửa đổi về quyền riêng tư và các quy định khác năm 2024 lên Quốc hội. Do Bộ trưởng Tư pháp Mark Dreyfus thúc đẩy, dự luật này nhằm củng cố pháp luật về quyền riêng tư, đặc biệt tập trung vào việc hình sự hóa hành vi chia sẻ dữ liệu cá nhân một cách ác ý (doxxing).

Ông Donald Trump. Ảnh: Reuters
Quốc tế

Ông Trump nghi bị ám sát hụt lần hai

Ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump một lần nữa may mắn thoát khỏi một vụ việc, mà FBI cho rằng là một âm mưu ám sát vào hôm 15.9, khi ông đang chơi trên sân golf của mình ở West Palm Beach, Florida.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt
Quốc tế

Châu Phi đối mặt khủng hoảng chi phí sinh hoạt

Trong khi lạm phát đã phần nào được kiểm soát ở các nền kinh tế phát triển, thì châu Phi vẫn đối mặt với tình trạng chi phí sinh hoạt cao cố hữu do giá lương thực tăng, người dân ngày càng khó kiếm việc làm. Những vấn đề này đã gây ra các làn sóng biểu tình ở Nigeria và Kenya trong những tháng gần đây.

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?
Nghị viện thế giới

Có nên tăng tỷ lệ đóng góp của doanh nghiệp?

Tỷ lệ đóng góp vào quỹ hưu trí theo luật định của người sử dụng lao động tại Trung Quốc vẫn tương đối cao. Biện pháp hạ tỷ lệ đóng góp có thể là giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp nhưng lại làm gia tăng gánh nặng đối với quỹ hưu trí.

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột
Nghị viện thế giới

Bao phủ toàn dân bằng hệ thống ba trụ cột

Trong hơn ba thập kỷ, Trung Quốc đã nỗ lực chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch cũ, nơi lương hưu được trả và bảo đảm hoàn toàn thông qua các doanh nghiệp nhà nước, sang mô hình phù hợp với thị trường. Hiện tại, Trung Quốc thúc đẩy mô hình hưu trí ba trụ cột, bao gồm hệ thống lương hưu cơ bản do nhà nước lãnh đạo; chương trình lương hưu tự nguyện của người lao động từ người sử dụng lao động; chương trình lương hưu tự nguyện của cá nhân.

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học
Nghị viện thế giới

Trung Quốc với mối đe dọa nhân khẩu học

Lực lượng lao động suy giảm và dân số già hóa nhanh chóng của Trung Quốc đã làm gia tăng mối lo ngại về tính bền vững trong tương lai của quỹ hưu trí, một báo cáo dự đoán rằng tổng chi tiêu của quỹ sẽ bắt đầu vượt quá mức đóng góp vào năm 2028 và dự trữ sẽ giảm theo cấp số nhân sau đó, dẫn đến quỹ sẽ cạn kiệt hoàn toàn vào năm 2035.

Simon Dawson / No 10 Downing Street
Quốc tế

Thủ tướng Anh thăm Mỹ: Củng cố "mối quan hệ đặc biệt"

Thủ tướng Anh Keir Starmer có chuyến đi chớp nhoáng tới Washington D.C., Mỹ vào ngày 13.9 để gặp Tổng thống Joe Biden và thảo luận nhiều vấn đề. Trong đó các ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự sẽ xoay quanh sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine, nỗ lực bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, giảm căng thẳng ở Trung Đông, hay thúc đẩy khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở…

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi
Quốc tế

Australia tăng cường chăm sóc người cao tuổi

Nhằm định hình lại lĩnh vực chăm sóc người cao tuổi, Chính phủ Australia mới đây đã trình dự thảo Luật Chăm sóc người cao tuổi năm 2024. Nếu được thông qua, nó sẽ thay thế luật hiện hành và thúc đẩy các cải cách toàn diện về cách cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi trên toàn quốc.

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?
Quốc tế

Cuộc tranh luận giữa Donald Trump và Kamala Harris: Ai giành ưu thế?

Ứng cử viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump và của đảng Dân chủ Kamala Harris đã có màn so găng đầu tiên trên sân khấu ngày 10.9 (sáng 11.9 theo giờ Việt Nam). Trái ngược với những gì diễn ra hồi tháng 6, ứng cử viên mới của đảng Dân chủ dường như đã cho thấy khả năng làm chủ tình hình và đẩy đối phương vào những tình huống bất lợi. Sau đây là những vấn đề chính trong cuộc tranh luận: