Kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6

Mạch ngầm dòng chảy văn hóa Việt

Trong dòng chảy chủ lưu yêu nước thương nòi, gia đình là mạch ngầm hợp thành văn hóa, đánh dấu bản sắc dân tộc Việt Nam. Qua bao sóng gió, kinh tế thị trường, ảnh hưởng văn hóa phương Tây, nếp nhà Việt đã thay đổi nhiều, song những gì thuộc về giá trị căn cốt vẫn luôn được gìn giữ, trao truyền, lan tỏa…

Giữa truyền thống và hiện đại

“Ở Việt Nam, chúng ta sẽ không có truyền thống dân tộc nếu không có truyền thống trong thiết chế gia đình”. Nhận định như vậy, GS.TS. Lê Thị Quý, nguyên Chủ tịch Quỹ Văn hiến Việt Nam phân tích, thông qua các chức năng kinh tế, chính trị, giáo dục, văn hóa, tình cảm, xã hội hóa con người…, gia đình không chỉ đóng góp tích cực vào việc sản xuất của cải vật chất mà còn có vai trò quan trọng trong gìn giữ, bảo toàn, phát triển và chuyển tiếp các giá trị của dân tộc.

Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nguồn: BTG
Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nguồn: BTG

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, hệ giá trị của gia đình được hình thành và bồi đắp cùng với quá trình phát triển của đất nước. Hệ giá trị đó kết tinh văn hóa gia đình và văn hóa dân tộc, chi phối nhận thức và hành vi của mỗi thành viên, đặt nền móng cho sự phát triển. Gia đình Việt Nam đã xây dựng, gìn giữ và phát triển hệ giá trị tốt đẹp về tình yêu thương, sự hiếu thuận, hòa hợp, tôn trọng, cần cù, sáng tạo, duy trì được sự gắn kết các thành viên dựa trên nền tảng tình cảm, sự thủy chung, đức hy sinh và tinh thần trách nhiệm.

Bởi vậy, sự tồn tại của gia đình và các giá trị gia đình còn mang ý nghĩa di sản văn hóa. Gia đình có vai trò quan trọng không chỉ đối với sự phát triển của mỗi cá nhân mà cả trong việc thực hiện các chức năng xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân tộc. Gia đình vừa là nhân chứng của lịch sử khi mang những dấu ấn của quá khứ, vừa là mắt xích nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai thông qua các thế hệ.

Trước những biến động và thay đổi của xã hội, chính khả năng bảo lưu và gìn giữ những mặt tích cực và tinh hoa của quá khứ đã khiến gia đình và các giá trị gia đình trở thành nơi nương tựa, giúp mỗi cá nhân vững vàng hơn, giúp công cuộc phát triển đất nước bền vững. Bởi vậy, một số giá trị bắt nguồn từ gia đình như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tâm lý "lá rụng về cội"… vẫn đang được người Việt tự hào duy trì và phát huy.

Theo GS.TS Lê Thị Quý, cá nhân tự soi trên mặt gương gia đình và cộng đồng, chỉ khi đó mới hiện rõ hình ảnh đích thực của mình. Vì thế mà trong suốt cuộc đời, các cá nhân luôn phải gánh trên vai trách nhiệm với gia đình và nghĩa vụ với Tổ quốc. "Ý thức trách nhiệm đó thấm sâu vào từng nếp suy nghĩ, tình cảm, trở thành niềm vui, nỗi buồn, định hướng mọi hành vi của con người cho đến tận những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó chính là giá trị truyền thống cơ bản nhất của người Việt”.

Gạn đục khơi trong…

Trong xã hội hiện đại, các giá trị gia đình và văn hóa truyền thống phải đối diện với những biến đổi không ngừng của thực tiễn xung quanh. Mô hình gia đình hạt nhân (gồm 2 thế hệ cha mẹ và con cái) ngày càng phổ biến, thay thế cho mô hình tam, tứ đại đồng đường (3 - 4 thế hệ sống cùng với nhau). Cùng với đó, nhiều giá trị mới hình thành như sự tác động của công nghệ, thiết bị hiện đại làm mở rộng không gian giao tiếp của gia đình, hội nhập văn hóa làm phong phú hơn đời sống của gia đình…

Một mặt, những thay đổi này làm đa dạng hơn bản sắc đa văn hóa của gia đình Việt Nam, mặt khác cũng tạo ra những hệ lụy, làm lung lay giá trị gia đình. Trong đó, có sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân, sự xuống cấp của một số mối quan hệ ứng xử văn hóa, suy thoái đạo đức gia đình. Gia đình mất dần chức năng kinh tế với tính chất là một đơn vị tập thể, mất dần chức năng giáo dục, chức năng bảo vệ, săn sóc về mặt vật chất và tinh thần… khi những chức năng này chuyển dịch ít nhiều sang cho xã hội. Sự biến đổi này ngày càng sâu sắc làm dấy lên lo ngại về tính bền vững của gia đình truyền thống, đặt ra câu hỏi làm thế nào gìn giữ, phát huy giá trị gia đình?

Theo các chuyên gia, sự phát triển của kinh tế thị trường và duy trì giá trị gia đình truyền thống không mâu thuẫn mà có tác động qua lại. Kinh tế thị trường là cơ sở và tiềm lực vật chất mạnh mẽ để duy trì, thực hiện tốt việc bảo lưu các giá trị trong gia đình. Ngược lại, việc duy trì và giáo dục tốt những giá trị nhân văn tốt đẹp từ các giá trị gia đình truyền thống sẽ là cơ sở cho sự ổn định của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế bền vững. Vấn đề là nhìn nhận đúng vai trò, giá trị của gia đình, chọn lấy những mặt tốt đẹp, xếp bên cạnh những gì mới mẻ nhất, giá trị nhất để hướng tới tương lai.

PGS.TS Trần Thị Minh Thi, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu gia đình và giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cho rằng hệ giá trị gia đình được định hình thông suốt và thống nhất trong các văn kiện Đại hội Đảng là ấm no, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Với đặc điểm nổi bật là người dân Việt Nam coi trọng hôn nhân, coi trọng gia đình, việc xây dựng và vun đắp gia đình cũng chính là góp phần hoàn thiện con người, bảo vệ và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.

“Trước sự chuyển đổi nhanh, phức tạp, đa dạng của giá trị gia đình từ truyền thống sang hiện đại, cũng như sự tồn tại đồng thời các giá trị gia đình thuộc các giai đoạn hiện đại hóa khác nhau ở gia đình Việt Nam đương đại, việc xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam để định hướng sự phát triển của xã hội là cực kỳ cần thiết. Theo tinh thần của Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Chỉ thị số 06-CT/TW trong xây dựng hệ giá trị Việt Nam thời gian tới, có một số nội hàm cụ thể các giá trị gia đình nên quan tâm là an toàn, trách nhiệm, thịnh vượng và bình đẳng, để đạt được mục tiêu bao trùm mà Đảng và Nhà nước đề ra. Từ đây, các chính sách xây dựng gia đình cần phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tạo điều kiện cho sự ổn định và phát triển lâu dài của đất nước”, PGS.TS Trần Thị Minh Thi nhận định.

Văn hóa - Thể thao

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Xem miễn phí Tuần lễ phim Iran tại Hà Nội

Diễn ra tại Hà Nội từ ngày 11 - 15.4, Tuần lễ phim Iran do Đại sứ quán Iran tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, mang đến những phim nổi bật nhất của điện ảnh xứ Ba Tư, được sản xuất từ năm 2023 - 2025.