Lưu ý bảo vệ môi trường sinh thái hồ Tây trong quá trình thực hiện dự án nước thải Yên Xá

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra thời hạn 3 tháng thực hiện thủ tục, 6 tháng thi công và yêu cầu đến ngày 2.9.2025 phải hoàn thành bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào.

Sáng 2.12, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài và Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh đã đi kiểm tra tiến độ dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá và thực hiện các biện pháp làm sạch sông Tô Lịch.

hanoi06a.jpg
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh kiểm tra tại dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: V.Thành

Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội, về công tác thi công, dự án triển khai thực hiện từ năm 2019 với 4 gói thầu xây lắp chính. Ngay từ khi triển khai, dự án đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy, UBND thành phố, sự vào cuộc của các sở, ngành, dự án đã tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại.

Đến nay, gói thầu số 1 (xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá công suất 270.000m3/ngày - đêm), ngày 1.12.2024, Ban Quản lý dự án bắt đầu tổ chức vận hành thử nhà máy theo giấy phép môi trường được duyệt.

Đối với gói thầu số 2 (xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính), khối lượng hoàn thành đến nay đạt khoảng 98% so với hợp đồng. Trong đó đã hoàn thành 100% toàn bộ tuyến ống và đã dẫn nước thải về nhà máy từ 29.5.2024. Hiện đang thực hiện các bước hoàn trả mặt bằng, dự kiến hoàn thành toàn bộ gói thầu trong năm 2024. Ban Quản lý dự án đang chỉ đạo nhà thầu tập trung thi công hoàn thành trong tháng 12.2024.

Về gói thầu số 3 (xây dựng hệ thống cống bao cho sông Lừ), do năng lực nhà thầu không đáp ứng, Ban Quản lý dự án đã báo cáo và được thành phố chấp thuận chấm dứt hợp đồng từ tháng 11.2023. Ban Quản lý dự án đã tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng với nhà thầu thi công và thực hiện các thủ tục thu hồi tạm ứng theo quy định; đang hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ xin chấp thuận chủ trương điều chỉnh nguồn vốn từ ODA sang ngân sách thành phố để bảo đảm tiến độ.

hanoi07.jpg
Quang cảnh buổi làm việc tại Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Ảnh: V.Thành

Gói thầu số 4 (xây dựng hệ thống cống cho một phần khu vực Hà Đông và khu đô thị mới), đã ký phụ lục hợp đồng gia hạn từ tháng 11.2023 và đã thi công trở lại ngoài công trường từ tháng 2.2024; đã thi công hoàn thành khoảng 22% khối lượng công việc. Ban Quản lý dự án đang tập trung đôn đốc nhà thầu thi công đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành trong năm 2025.

Về công tác giải ngân, năm 2024, dự án được bố trí vốn 1.133 tỷ đồng. Đến nay, dự án đã giải ngân đạt 534,71 tỷ đồng (47,2%). Thực tế, cơ bản các khối lượng đã thi công hoàn thành bảo đảm việc giải ngân hết vốn năm 2024 được giao.

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp cũng đề nghị thành phố xem xét 2 nội dung kiến nghị. Cụ thể, về xử lý bùn thải của dự án, để bảo đảm ổn định lâu dài hoạt động của nhà máy cũng như công tác xử lý bùn thải chung của thành phố, kiến nghị UBND thành phố xem xét chỉ đạo cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện ngay dự án xây dựng bãi phế thải thoát nước tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín, Hà Nội (X16) hoàn thành trước năm 2030 (trước thời điểm Bãi bùn khu C Yên Sở đóng bãi).

Về việc bảo đảm dòng chảy cho sông Tô Lịch, kiến nghị UBND thành phố xem xét chỉ đạo cơ quan có chức năng, nghiên cứu phương án bổ cập nước sông Hồng vào hồ Tây và bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch bằng đường ống riêng tách biệt. Nghiên cứu phương án dẫn nước về sông Tô Lịch qua trạm bơm Liên Mạc theo quy hoạch…

Tại buổi làm việc, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp cùng lãnh đạo nhà máy và Sở Xây dựng Hà Nội đã trao đổi liên quan đến công tác xử lý bùn thải của dự án, bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đánh giá cao Ban Quản lý dự án và các sở, ngành, đối tác đã có nhiều nỗ lực, cố gắng hoàn thành gói thầu số 1 và số 2 của Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.

Chủ tịch UBND thành phố cho biết, năm 2022 và năm 2023 có những khó khăn tưởng chừng không vượt qua được trong quá trình thực hiện dự án, nhưng bằng sự nỗ lực của các bên đã hoàn thành nhà máy số 1 đúng tiến độ, gói thầu số 2 tuy có chậm tiến độ nhưng cũng đã hoàn thành. Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh mong muốn gói thầu số 3 và số 4 sẽ được triển khai bảo đảm tiến độ như đã cam kết.

Đối với công tác bổ cập nước từ hồ Tây về sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND thành phố cho biết lãnh đạo thành phố đã quyết định triển khai dự án khẩn cấp; giao Sở Xây dựng chủ trì với các sở, ngành, ban quản lý dự án và các địa phương đẩy nhanh tiến độ dự án.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đưa ra thời hạn 3 tháng thực hiện thủ tục và 6 tháng thi công. “Đến 2.9.2025 phải hoàn thành, trong bất kỳ hoàn cảnh, điều kiện nào”, Chủ tịch UBND thành phố nhấn mạnh và lưu ý trong quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý phương án bảo vệ môi trường sinh thái, hệ sinh thái Hồ Tây bổ cập nước hồ về sông Tô Lịch.

Địa phương

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ
Trên đường phát triển

Quảng Nam đẩy mạnh thu hút đầu tư, thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo cụm liên kết ngành, phấn đấu đưa tỉnh thuộc nhóm dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực về công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, tỉnh Quảng Nam tập trung tháo gỡ khó khăn về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, nguyên liệu… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt sản xuất. Đồng thời, chú trọng vấn đề thu hút đầu tư và nâng cao khả năng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp trên địa bàn.

Lực lượng đoàn viên thanh niên thành phố Vĩnh Yên hướng dẫn người dân cài đặt định danh điện tử
Trên đường phát triển

Thành phố Vĩnh Yên bứt phá trong chuyển đổi số

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Thành phố Vĩnh Yên cũng như các địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cần phải có bước đi đột phá, sáng tạo. Trong đó, đột phá về chuyển đổi số là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đưa thành phố này vươn mình mạnh mẽ…

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ
An ninh cơ sở

Thái Nguyên: Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An thường xuyên trúng thầu sát giá trên địa bàn huyện Đại Từ

Từ năm 2016 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng thương mại Hội An là nhà thầu trúng hàng loạt các gói thầu do Ban QLDA đầu tư xây dựng huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) làm chủ đầu tư. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

“Vườn ươm" hạt giống đỏ
Địa phương

“Vườn ươm" hạt giống đỏ

“Vườn ươm hạt giống đỏ” là cụm từ được nhiều người dân Yên Bái sử dụng để nói về Đề án số 11-ĐA/TU về “Xây dựng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2030, định hướng đến năm 2035” (Đề án số 11) của Tỉnh ủy Yên Bái ban hành năm 2018. Sau 5 năm triển khai, từ vườn ươm mang tên Đề án số 11, nhiều cán bộ trẻ của tỉnh ngày càng trưởng thành với năng lực chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, quản lý tốt. Đề án 11 cũng được coi như “cú hích” thay đổi tư duy, thể hiện tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo tỉnh Yên Bái trong công tác cán bộ hiện nay.

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo
Địa phương

Cách thu hút đầu tư của tỉnh miền núi nghèo

Trong quá trình phát triển, thu hút đầu tư, Yên Bái có nhiều cách làm sáng tạo, cách tiếp cận chủ động “đi tìm” chứ không “ngồi đợi”, được người dân, nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh ủng hộ. Những câu chuyện thực tế diễn ra thời gian qua là minh chứng khẳng định tinh thần chủ động, quyết tâm, quyết liệt, trách nhiệm của những người đứng đầu địa phương để mở rộng các mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xúc tiến đầu tư và nâng cao vị thế, uy tín của Yên Bái với bạn bè quốc tế...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn
Địa phương

Tư duy đột phá, quyết tâm hành động

Yên Bái còn nhiều khó khăn, song nói như Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn, nếu cứ mang “cái nghèo” ra để “kêu khó, than khổ” thì không bao giờ bứt phá vươn lên được. Trên cơ sở đã định vị được con đường và mục tiêu phát triển, với ý chí quyết tâm, tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh, Yên Bái đã sẵn sàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình phát triển.

Bền chặt biên giới Việt - Lào
Địa phương

Bền chặt biên giới Việt - Lào

Cùng với công tác phối hợp bảo vệ biên giới, đảm bảo ổn định an ninh chính trị cho phát triển, các cụm dân cư và lực lượng bảo vệ biên giới tại Quảng Bình và các địa phương nước bạn Lào cũng kết nghĩa bền chặt, kết dải biên giới Việt - Lào thắm đượm nghĩa tình.

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai
Địa phương

Lào Cai: Công ty Nam Phong liên tiếp trúng thầu sát giá trên địa bàn thành phố Lào Cai

Công ty TNHH một thành viên xây dựng Nam Phong là đơn vị "quen mặt" thường xuyên trúng nhiều gói thầu trên địa bàn thành phố Lào Cai. Theo tìm hiểu trong những năm gần đây, doanh nghiệp này đã trúng khoảng 70 gói thầu, tổng giá trị các gói thầu có sự tham gia của doanh nghiệp này là hơn 550 tỷ đồng. Đáng chú ý, các gói thầu trúng thường có kết quả tiết kiệm cho ngân sách ở mức "siêu thấp".

Người làm hương tại làng nghề hương xạ thôn Cao
Trên đường phát triển

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.

Hội nghị triển khai bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) trên địa bàn Đồng Nai năm 2024. Ảnh: Hải Quân
Địa phương

Đồng Nai: Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, thông thoáng

UBND tỉnh Đồng Nai đánh giá năng lực, chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và địa phương thông qua bộ chỉ số DDCI (Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh) nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng điều hành; tạo động lực cải cách liên tục, đồng bộ giữa các ngành, cấp nhằm tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, minh bạch tại địa phương. 

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có khoảng 400 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc tăng cường hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động công nghiệp hỗ trợ

Triển khai nhiệm vụ tại Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, tỉnh Vĩnh Phúc đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tăng năng lực cho các doanh nghiệp nội đáp ứng yêu cầu của chuỗi cung ứng; hỗ trợ kết nối doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ, công nghệ cao với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài... với định hướng trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, là trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước.