Hội thảo Văn hóa 2022:

Lưu giữ "bộ gen" văn hóa kiến trúc Việt Nam

Khẳng định kiến trúc là bộ phận hữu cơ, thực thể được cấu thành của văn hóa, song tham luận của KTS. Hoàng Thúc Hào, PGS.TS. KTS. Nguyễn Quang Minh gửi tới Hội thảo Văn hóa 2022 chỉ ra rằng, tại Việt Nam, yếu tố bản sắc trong kiến trúc chưa được phát huy, thậm chí nảy sinh đứt gãy, biến dạng giữa truyền thống và hiện đại.

Nhiều biến dị bất lợi

Phát triển kiến trúc và phát huy văn hóa kết hợp bản sắc và hiện đại cần dựa trên cơ sở cân bằng và hài hòa lợi ích của các bên liên quan, nhất là bên liên quan trực tiếp mà cụ thể là cộng đồng dân cư. Thực tế cho thấy, nơi nào có sự kết hợp hài hòa lợi ích, nơi đó sẽ thành công và trở nên thịnh vượng. Ví dụ như: Nhà vườn Huế, Khu phố cổ Hội An...

12.jpg -0
Nhà vườn Huế

Văn hóa ở của một bộ phận người Việt vẫn lưu giữ được những giá trị tốt đẹp cơ bản của dân tộc, thể hiện qua cách bài trí không gian ở mang đậm dấu ấn truyền thống và những phong tục tập quán sinh hoạt truyền qua bao đời, chưa phai nhạt trong lòng xã hội hiện đại, góp phần bảo tồn văn hóa và kiến trúc bản địa.

Bên cạnh đó, một bộ phận người Việt khác theo đuổi lối sống hiện đại văn minh và biết tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa cũng như phong cách kiến trúc mang tính thời đại của thế giới như kiến trúc xanh, kiến trúc sinh thái, kiến trúc hiệu quả năng lượng, kiến trúc thông minh… làm phong phú bức tranh văn hóa và kiến trúc nước nhà. Điểm này cho thấy, sự cân bằng giữa văn hóa ở truyền thống và văn hóa ở hiện đại là hai phạm trù cộng sinh chứ không loại trừ nhau.

Tuy nhiên, nhìn lại sự phát triển của kiến trúc trong hơn 20 năm qua, có thể thấy dường như những cấu trúc di truyền có căn tính tốt đã mất mát hao hụt đi rất nhiều, thay vào đó là nhiều biến dị bất lợi. Những vấn đề tiêu cực biểu hiện trong kiến trúc nông thôn, bảo tồn di sản đô thị, phát triển nhà ở đô thị, cảnh quan đô thị…

Một số đô thị nổi tiếng về cảnh quan thơ mộng và kiến trúc đẹp như Đà Lạt ở phía Nam và Sapa ở phía Bắc giờ đã bị bê tông hóa trên 80%. Mặt biển Quảng Ninh bị san lấp, quy hoạch phân lô, vây hãm các đảo đá vôi. Bờ biển ở Đà Nẵng và Nha Trang… bị resort hóa, khách sạn hóa san sát, ngăn người dân từ phố bước ra dạo biển. Đó là sự phá hủy nhân danh phát triển, là thất bại rõ ràng của giới chuyên môn có tâm nhưng bất lực trước các chủ đầu tư đầy tiềm lực tài chính nhưng thiếu kiến thức, chỉ thấy lợi ích trước mắt mà sẵn sàng bỏ qua lợi ích lâu dài của toàn thể cộng đồng. Khắc phục, sửa chữa các sai lầm này mất rất nhiều thời gian, công sức thậm chí là không thể khôi phục những giá trị từng có.

Bài học rút ra từ trường hợp Làng cổ Đường Lâm, người dân đồng loạt ký đơn kiến nghị trả lại danh hiệu di sản, trong khi nhiều nơi khác người dân ao ước nhận danh hiệu di sản nhưng chưa toại nguyện. Lý do cho hành động “khó hiểu” này là người dân được hưởng lợi rất ít từ các hoạt động khai thác giá trị di sản, đồng thời phải chịu nhiều bất tiện trong cuộc sống khi cả làng bị “đóng dấu di sản”, không thể sửa chữa nhà đã xuống cấp, không thể mở rộng xây mới khi con cái đến tuổi trưởng thành, hay kết hợp, thay đổi mô hình sản xuất kinh doanh của hộ gia đình… Đây là một bài học đáng giá về cân bằng lợi ích trong bảo tồn di sản.

langco.jpg -0
Cần cân bằng lợi ích trong bảo tồn di sản là bài học từ trường hợp Làng cổ Đường Lâm - Ảnh: hanoimoi.com.vn
Vấn đề đặt ra, ngoài lợi ích chưa hài hòa, là sự thiếu chuẩn mực trong văn hóa ở cũng như kiến trúc nhà ở, do chưa có những quy định cụ thể và hướng dẫn chi tiết của hiệp hội nghề nghiệp (Hội Kiến trúc sư Việt Nam). Các thiết kế đạt giải từ nhiều cuộc thi thiết kế mẫu nhà, kiến tạo không gian sống… vẫn chưa tìm được kênh tiếp cận thực tiễn nào để có thể triển khai trên diện rộng và trở thành một cuộc cách mạng trong thiết kế nhà ở, hướng tới môi trường sống - văn hóa sống thực sự lành mạnh...

Lối đi nào cho kiến trúc Việt?

Thời đại 4.0 đem lại nhiều cơ hội phát triển kinh tế, hội nhập văn hóa, hợp tác khoa học, công nghệ và lan tỏa kiến trúc, tuy nhiên, luôn đi kèm thách thức. Bản sắc văn hóa và kiến trúc bản địa không thể bị mai một, hòa tan, biến mất. Văn hóa và kiến trúc bản địa có bộ gen cần giải mã, với sự kết hợp ở những tỷ lệ khác nhau của bốn yếu tố cơ bản là địa hình, khí hậu, phong tục tập quán và quan hệ xã hội. Các yếu tố này có thể thay đổi, do vậy cần được bóc tách, định lượng làm cơ sở xác định các giá trị, sao cho sản phẩm cuối cùng - một nền kiến trúc - không mất đi giá trị cốt lõi và không lạc hậu với thời cuộc.

Là quốc gia đi sau trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di sản, Việt Nam hưởng lợi thế là có thể tổng kết các mô hình phát triển được đúc rút từ lý luận cũng như thực tiễn trên thế giới, đặc biệt hữu ích là kinh nghiệm từ các quốc gia trong khu vực có điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa tương đồng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian, công sức và các nguồn lực, Việt Nam cần mạnh dạn “đi tắt đón đầu” bằng cách tham khảo, kế thừa đồng thời sáng tạo lựa chọn lối đi cho riêng mình với phương thức thích hợp.

làng mít.jpg -1
Làng Mít - Mô hình làng nông thôn mới

Để có lối đi tắt, rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các bên liên quan. Kiến trúc sư lĩnh trách nhiệm đi trước mở đường, với những ý tưởng xuất phát từ các quan sát và thử nghiệm mô hình trong thực tiễn, qua từng dự án để kiểm chứng tính thích hợp. Đồng thời, nhà nghiên cứu phối hợp cùng kiến trúc sư, tổng hợp các mô hình phát triển và xác định các hệ số đi kèm từng yếu tố để kết hợp 4 yếu tố điều kiện địa hình, điều kiện khí hậu, phong tục tập quán và quan hệ xã hội theo những tỷ lệ phù hợp nhất định, định hình bộ gen kiến trúc tương ứng; nhà hoạch định mở hành lang pháp lý, là một trong những cơ sở quan trọng đưa mô hình vào áp dụng thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực; cộng đồng dân cư nêu vấn đề để nhà nghiên cứu phối hợp với kiến trúc sư tìm kiếm mô hình, đề đạt nguyện vọng cho các chuyên gia xem xét đưa vào mô hình cũng như phương thức, và gửi phản hồi đến các chuyên gia sau một thời gian dự án vận hành thực tế, khẳng định tính đúng đắn và kiểm chứng hiệu quả của mô hình.

Các bên cần một cơ chế thiết lập, một kênh gặp gỡ, trao đổi thường xuyên, từ đó phối hợp chặt chẽ. Nhà hoạch định khi ấy lại phát huy vai trò đầu tàu, ban hành văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm của các bên, phối hợp, tham vấn để hiện thực hóa các cơ chế, chính sách. Đây là công việc cấp bách, cần sớm thực hiện.

Văn hóa

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế
Văn hóa - Thể thao

Tạo sức sống mới cho di sản văn hóa Huế

Chiều 23.11, tỉnh Thừa Thiên Huế long trọng tổ chức Lễ đón nhận bằng của UNESCO công nhận Di sản tư liệu “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” và công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể điện Thái Hòa.

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”
Văn hóa - Thể thao

Biến di sản thành “kho vàng, kho bạc”

Chứa đựng những giá trị tinh thần sâu sắc của dân tộc, di sản văn hóa phi vật thể dù không có hình hài cụ thể, nhưng lại có thể được chuyển hóa thành tài sản vật chất, thành “kho vàng, kho bạc”. Khi được khai thác, di sản văn hóa phi vật thể sẽ trở thành cảm hứng sáng tạo nên sản phẩm công nghiệp văn hóa.

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk
Văn hóa - Thể thao

Chiêm ngưỡng “Bộ sưu tập mũi khoan đá Thác Hai” - bảo vật quốc gia đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk

Sáng 22.11, tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, UBND tỉnh khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024); 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22.12.1944 - 22.12.2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22.12.1989 - 22.12.2024).

Hình ảnh tại triển lãm 3D. ảnh: TTLTI
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Kiên Giang qua hình ảnh và tài liệu lưu trữ

Với hơn 200 tài liệu, bản đồ lần đầu tiên được công bố, triển lãm 3D trực tuyến “Giới thiệu hình ảnh, tài liệu lưu trữ về địa giới hành chính tỉnh Kiên Giang xưa và nay” nhằm lan tỏa giá trị của tài liệu lưu trữ, tạo thuận lợi cho người xem dễ dàng tiếp cận thông tin về địa giới hành chính Kiên Giang qua các thời kỳ.

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa
Văn hóa - Thể thao

Khi sắc màu và cảm xúc thăng hoa

Triển lãm "Colors in Bloom - Sắc màu bừng nở" quy tụ các nghệ sĩ: Nguyễn Phương, Minh Đàm, Thanh Hà, Đình Đức, Phương Thảo và Đức Tiến. Đây là không gian để công chúng chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh tế và độc đáo của nghệ thuật màu nước.

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa
Địa phương

Xây dựng nền “văn hóa Hòa Bình” mãi trường tồn, lan tỏa

Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, nhất là các di tích thuộc nền “Văn hóa Hòa Bình”, tỉnh Hòa Bình xác định, phát triển văn hóa sẽ là một trong 5 đột phá chiến lược và sẽ tiếp tục triển khai hiệu quả các giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di tích gắn với phát triển du lịch, giúp di sản mãi trường tồn và lan tỏa. Từ đó, góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Chuyện làng, chuyện phố
Văn hóa

Chuyện làng, chuyện phố

Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 với chủ đề Chuyện làng, chuyện phố sẽ được Bảo tàng Đà Nẵng tổ chức vào ngày 22 - 23.11.