Lương thấp, Bộ GD-ĐT đưa ra giải pháp gì để ngăn tiến sĩ trẻ bỏ nghề?

Hiện nay, thu nhập của giảng viên các trường đại học, đặc biệt là giảng viên trẻ khối trường đại học sư phạm còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội, dẫn đến tình trạng giảng viên không yên tâm công tác, các tiến sĩ trẻ bỏ nghề, chuyển công tác ra các trường ngoài công lập với mức lương cao hơn, giải pháp nào nâng cao thu nhập cho đội ngũ để các thầy cô yên tâm nghiên cứu, giảng dạy?

So với mặt bằng chung của xã hội, thu nhập của giảng viên trẻ vẫn còn thấp

Trước câu hỏi trên của nhiều giảng viên, Bộ GD-ĐT cho biết, hiện nay giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) công lập được hưởng các chế độ, chính sách lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14.12.2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

- Giảng viên cao cấp (hạng I): Bảng lương A3, gồm 6 bậc từ 6,20 đến 8,00
- Giảng viên chính (hạng II): Bảng lương A2 (nhóm 2.1), gồm 8 bậc từ 4,40 đến 8,00 - Giảng viên, Trợ giảng (hạng III): Bảng lương A1, gồm 9 bậc từ 2,34 đến 4,98

Ngoài lương được hưởng theo quy định trên, giảng viên còn được hưởng thêm 2 loại phụ cấp đó là: Phụ cấp ưu đãi với các mức từ 25% đến 45% (quy định tại Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg và Nghị định số 61/2006/NĐ-CP) và phụ cấp thâm niên được tính gia tăng theo thời gian công tác (quy định tại Nghị định số 77/2021/NĐ-CP).

Lương thấp, Bộ GD-ĐT đưa ra giải pháp gì để ngăn tiến sĩ trẻ bỏ nghề? -0
So với mặt bằng chung của xã hội, thu nhập của giảng viên trẻ nói chung vẫn còn thấp (Ảnh minh hoạ internet)

Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo tới đội ngũ nhà giáo (có các chính sách hỗ trợ ngoài lương để nhà giáo tăng thêm thu nhập: giáo viên được tính hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên; đối với giảng viên dạy trường sư phạm, khoa sư phạm được hưởng được hưởng mức phụ cấp ưu đãi cao hơn) điều đó đã góp phần nâng cao đời sống của nhà giáo.

Tuy nhiên, so với mặt bằng chung của xã hội, thu nhập của giảng viên trẻ nói chung vẫn còn thấp; thực tế lương nhà giáo vẫn chưa đáp ứng được mong đợi theo với chủ trương của Đảng nêu tại Nghị quyết TW 2 khóa VIII và Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; hơn nữa, lương nhà giáo cũng chưa thực sự đảm bảo được đời sống so với biến động về giá hàng hóa và tình hình kinh tế xã hội hiện nay.

Khó thu hút người tài vào làm việc trong cơ sở giáo dục

Bộ GD-ĐT cũng thừa nhận, với chính sách lương như hiện hành khó thu hút được người tài vào làm việc trong các cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc có người tài nhưng họ chưa toàn tâm, toàn ý tập trung vào thực thi nhiệm vụ công vụ, dẫn đến tình trạng chất lượng công việc có phần bị hạn chế. Chưa góp phần thu hút, giữ chân người tài vào ngành sư phạm.

Thực tế có rất nhiều người tâm huyết với nghề dạy học, thậm chí mong muốn đóng góp công việc chung của đất nước, tuy nhiên, với mức lương như hiện nay khiến họ chưa yên tâm công hiến cho Ngành.

Bộ GD-ĐT cho biết, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội”. Một trong các giải pháp đề ra trong Nghị quyết số 29 là: “Có chế độ ưu đãi đối với nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. ... Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng”.

Luật Giáo dục 2019 quy định: “Nhà giáo được xếp lương phù hợp với vị trí việc làm và lao động nghề nghiệp; được ưu tiên hưởng phụ cấp đặc thù nghề theo quy định của Chính phủ (Điều 76)”.

Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27- NQ/TW ngày 21.5.2018 về cải cách chính sách tiền lương, trong đó có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Ngày 19.11.2018, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH (Luật số 34/2018/QH14).

Theo đó, có nhiều nhóm chính sách mở rộng nâng cao quyền tự chủ đại học, trong đó phải kể đến chính sách lớn nhất là Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ ĐH trong toàn hệ thống. Mở rộng phạm vi và nâng cao hiệu quả của tự chủ ĐH để phát huy nội lực, sự năng động, sáng tạo và tính chịu trách nhiệm... để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Quyền tự chủ được đề cập đến toàn diện về chuyên môn, học thuật, tài chính, tổ chức và nhân sự, tự chủ đi liền với trách nhiệm giải trình...

Bộ GD-ĐT cho rằng, đối với các trường đã thực hiện tự chủ, cơ chế tự chủ đối với khu vực hành chính sự nghiệp nói chung và đối với cơ sở GDĐH nói riêng đã liên tục được đổi mới về cơ bản theo hướng tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính. Hiện nay, việc thực hiện chính sách tiền lương đối với giảng viên các cơ sở GDĐH được giao tự chủ về cơ bản đã cao hơn mức quy định của nhà nước.

Đối với các trường chưa thực hiện tự chủ thì nguồn kinh phí để chi trả phụ thuộc nhiều từ nguồn ngân sách nhà nước.

Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giảng viên nói riêng và nhà giáo nói chung là rất quan trọng. Thực hiện đổi mới chính sách tiền lương, tạo động lực cho cán bộ, giảng viên chuyên tâm với nghề.

Trong cơ chế thị trường hiện nay, chính sách sử dụng đội ngũ giảng viên có hiệu quả bao hàm nhiều yếu tố, nhưng tiền lương, tiền công là yếu tố hàng đầu, có tính quyết định và phải bảo đảm thu nhập đủ mức thực hiện tái sản xuất sức lao động thường xuyên tái sản xuất mở rộng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ/Ngành liên quan xây dựng chính sách tiền lương mới cho đội ngũ nhà giáo theo vị trí việc làm, chức danh, chức vụ lãnh đạo và đề xuất mức lương mới tương xứng với tính chất mức độ phức tạp của nhiệm vụ được giao gửi Bộ Nội vụ để trình Chính phủ.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".