Luôn vững tâm, không ngừng đổi mới và kiên định tiến về phía trước

Nhìn lại một năm đã qua với những dấu ấn đậm nét của Quốc hội trong giải quyết các vấn đề quốc kế dân sinh thuộc thẩm quyền, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chia sẻ, hành trình tới đây dù vẫn bộn bề công việc, nhưng Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội "luôn vững tâm", luôn không ngừng đổi mới, luôn kiên trì, kiên định tiến về phía trước để hoàn thành trọng trách của mình. 

Liên tục đổi mới, liên tục "tiến công" trên các mảng công việc

Cứ mỗi độ Xuân về, khi cả nước náo nức chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lại tổ chức cuộc gặp mặt ấm áp và thân tình với các nguyên Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội chuyên trách ở Trung ương và cán bộ Văn phòng Quốc hội đã nghỉ hưu để cùng nhìn lại một năm đã qua và hướng đến những điều tốt đẹp hơn trong năm mới.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Không được phép dừng lại, phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới và thích ứng để hoàn thành trọng trách của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại buổi gặp mặt nguyên Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh: Lâm Hiển

Các đồng chí nguyên Lãnh đạo Quốc hội, các đại biểu tham dự cuộc gặp đều đánh giá rất cao kết quả hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội trong năm 2023. Nhìn tổng thể, các đại biểu cho rằng, mỗi khóa Quốc hội có những trách nhiệm, nhiệm vụ chính trị khác nhau, qua mỗi khóa lại cộng thêm, làm dày thêm, vun đắp thêm truyền thống của Quốc hội và "Quốc hội Khóa XV dù mới đi qua nửa chặng đường nhưng đã kế thừa, phát huy xuất sắc truyền thống vẻ vang gần 80 năm của Quốc hội". 

Chia sẻ những lời nói "từ trái tim", nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cho biết luôn theo dõi sát sao hoạt động của Quốc hội và rất vui mừng nhận thấy "Quốc hội ngày càng gần với nhân dân nhiều hơn. Quốc hội tiếp tục thể hiện tinh thần liên tục đổi mới, liên tục tiến công trên các mảng công việc, các nhiệm vụ, được dư luận, cử tri và nhân dân cả nước rất hoan nghênh, đánh giá cao. Anh em chúng tôi nghỉ hưu về sinh hoạt tại khu dân cư với khí thế tự hào là người của Quốc hội, được cử tri và nhân dân tin tưởng". 

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gặp mặt nguyên Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển

Đặc biệt, theo nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, Chủ tịch Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội rất chủ động phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả với Chính phủ, các cơ quan thành viên Chính phủ và các cơ quan tư pháp... vì mục tiêu chung là tham mưu cho Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất - quyết định kịp thời những vấn đề hệ trọng của đất nước trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực đầy phức tạp, đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn phát triển đất nước. 

"Sự phối hợp này rất nhịp nhàng, ăn ý, không phải dễ dãi hay cứng nhắc mà đúng với thể chế chính trị của chúng ta: ba nhánh quyền lực là phân công, phối hợp, hợp tác dưới sự lãnh đạo của một Đảng. Điều đó là rất quý. Cũng trải qua 4 khóa Quốc hội, cả chuyên trách lẫn ở cơ sở, chúng tôi ngẫm lại mới càng thấy như vậy". Nhấn mạnh điều này, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên cũng bày tỏ ấn tượng với các hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội dù diễn ra ở trong nước hay ở nước ngoài đều góp phần rất quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Quốc hội và của nước ta trên trường quốc tế.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội gặp mặt nguyên Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Bùi Ngọc Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển

Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Bùi Ngọc Thanh cho biết vô cùng ấn tượng với những kết quả hoạt động của Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ Khóa XV đến nay, trong từng lĩnh vực đều ghi những dấu ấn sâu sắc. Trong đó, về lập pháp, theo ghi chép, cập nhật của ông, đến nay, Quốc hội đã thông qua tổng cộng 30 đạo luật, hơn 70 nghị quyết và đã cho ý kiến 43 dự án Luật khác. Dù mới qua hơn nửa nhiệm kỳ, nhưng việc triển khai Kế hoạch số 81 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cơ bản hoàn thành việc nghiên cứu, rà soát và xây dựng mới với 114/137 nhiệm vụ lập pháp của cả nhiệm kỳ, đạt 83,2%. Chỉ tính riêng từ tháng 1.2023 đến nay, tức là tròn 1 năm, nhưng Quốc hội đã thông qua 18 luật, 5nghị quyết quy phạm pháp luật, cho ý kiến 18 dự án luật khác. 

"Những con số này nói lên khối lượng công việc hết sức lớn, trách nhiệm hết sức nặng nề của Quốc hội. Đây là thành tựu và sự cố gắng rất lớn của Quốc hội. Nhưng không chỉ có số lượng mà quan trọng hơn là chất lượng". Nhấn mạnh điều này, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho biết, cử tri và nhân dân đánh giá rất cao quan điểm được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiều lần nhấn mạnh, đó là "chất lượng, chất lượng và chất lượng".

Dẫn chứng việc Quốc hội đã quyết định chưa thông qua 2 dự án Luật hết sức quan trọng là dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ Sáu để tiếp tục nghiên cứu, giải trình thấu đáo và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm vừa diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2024, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội khẳng định, Quốc hội đã thực hiện và hoàn thành trách nhiệm của mình với tinh thần hết sức cẩn trọng trước cử tri, trước nhân dân và trước Đảng.

Luôn vững tâm, không ngừng đổi mới và kiên định tiến về phía trước
Nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TS. Bùi Ngọc Thanh phát biểu tại buổi gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển

"Đặc biệt, Luật Đất đai vừa được Quốc hội thông qua đã sửa đổi, đổi mới căn bản, tạo điều kiện rất lớn cho nền nông nghiệp hàng hóa phát triển trong thời gian tới và trong bảo đảm an sinh xã hội. Luật Đất đai lần này như một "lăng kính" hội tụ, giải quyết rất nhiều vấn đề xã hội, trong đó rất chú ý đến vấn đề thu hồi đất, đền bù tái định cư. Tôi trao đổi với cử tri thì cử tri nói rằng, đây là một vấn đề họ hết sức mong đợi khi Luật Đất đai có hiệu lực", TS. Bùi Ngọc Thanh khẳng định. 

Bày tỏ xúc động và trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi mỗi dịp Tết đến Xuân về đều tổ chức cuộc gặp mặt hết sức ý nghĩa, để những "người của Quốc hội" cùng nhau ôn lại chặng đường đã qua và gửi gắm những mong ước cho chặng đường sắp tới, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật - Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Thông cho biết, rất tự hào vì "Quốc hội Khóa XV đã có nhiều đổi mới, đã có rất nhiều thành tựu và đã kế thừa xuất sắc truyền thống của Quốc hội các khóa, tiếp tục phát triển, trưởng thành và luôn luôn xứng đáng là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của đất nước ta, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ta". 

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng chia sẻ rằng, từ nghị trường trở về với đời thường, làm một cử tri nhưng ông "vẫn luôn theo dõi và tự hào về từng bước đi của Quốc hội, lắng nghe phát biểu của đại biểu Quốc hội, các đồng chí Lãnh đạo Quốc hội và tràn đầy niềm tin tưởng Quốc hội sẽ tiếp tục thể hiện vai trò to lớn của mình trong sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước của Đảng và nhân dân ta. Chúng tôi mong muốn Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới hơn nữa, hoạt động hiệu quả hơn nữa và mang lại những lợi ích thiết thực hơn nữa cho nhân dân, luôn thực sự xứng đáng là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân". 

Không được phép dừng lại, phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới và thích ứng

Lắng nghe, trân trọng tình cảm, sự đánh giá, ghi nhận của các nguyên Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chân thành cảm ơn những đóng góp hết sức tâm huyết, trí tuệ, trách nhiệm của các đồng chí nguyên Lãnh đạo Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các nguyên đại biểu Quốc hội... đối với hoạt động của Quốc hội, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong suốt thời gian qua, góp phần thiết thực vào những thành công của Quốc hội. Điều này cũng thể hiện đậm nét tinh thần tiếp nối, phát huy truyền thống của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Không được phép dừng lại, phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới và thích ứng để hoàn thành trọng trách của Quốc hội
Quang cảnh buổi gặp mặt. Ảnh: Lâm Hiển

Nhắc lại bối cảnh khó khăn chưa từng có khi Quốc hội bắt đầu nhiệm kỳ Khóa XV đúng vào thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu và trong hơn 2,5 năm đầu của nhiệm kỳ, tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ rất mới, rất khó với Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Quốc hội đã kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang gần 80 năm của Quốc hội và tiếp tục có những tìm tòi, đổi mới để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, yêu cầu của Đảng ta đối với hoạt động của Quốc hội phải ngày càng tăng tính dân chủ, pháp quyền, ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn. 

"Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và cán bộ, công chức của Văn phòng Quốc hội xác định với nhau là để tiến thêm dù là nửa bước trong đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội cũng rất khó, nhưng chúng tôi không được phép dừng lại mà tiếp tục phải tìm tòi, tiếp tục phải suy nghĩ, tiếp tục phải thích ứng với điều kiện, hoàn cảnh để thực hiện hiệu quả nhất trọng trách của Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Chia sẻ với các đại biểu, Chủ tịch Quốc hội cũng nêu rõ, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Lãnh đạo Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đặc biệt coi trọng, thường xuyên duy trì và tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan Chủ tịch nước, Chính phủ, Lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, Tòa án Nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam..., xác định đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. "Nhưng đúng như nhận xét của các đồng chí, công tác phối hợp trên tinh thần hết sức chia sẻ, lắng nghe nhau, tôn trọng nhau để đi đến đồng thuận, nhưng vấn đề thuộc về nguyên tắc, mục tiêu thì Quốc hội kiên định giữ vững", Chủ tịch Quốc hội nói. 

Trên hội trường Diên Hồng sáng nay, dù không có quyết sách quốc kế dân sinh nào được ban hành, nhưng từ cuộc gặp mặt đầm ấm và thân tình giữa nhiều thế hệ lãnh đạo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, cán bộ, công chức, viên chức của Quốc hội - những "người của Quốc hội" - cách gọi đầy tự hào của nhiều đại biểu, đã cho thấy sự tiếp nối, phát triển mạnh mẽ của Quốc hội.

Hành trình tới đây dù vẫn bộn bề công việc, nhưng như chia sẻ của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội sẽ "luôn vững tâm", luôn không ngừng đổi mới, luôn kiên trì, kiên định tiến về phía trước để hoàn thành trọng trách của mình, xứng đáng với truyền thống vẻ vang của Quốc hội, sự tin tưởng, kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân ta. 

Quốc hội và Cử tri

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường
Ý kiến đại biểu

Tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Thảo luận tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại biểu đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu một cách thấu đáo để có được một mô hình quản lý doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc tạo điều kiện để các doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, chủ động trong quá trình hoạt động, đưa ra các quyết định sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm về hiệu quả.

ĐBQH Nguyễn Phương Tuấn (Kiên Giang)
Quốc hội và Cử tri

Có giải pháp tháo gỡ điểm nghẽn cho phát triển công nghiệp công nghệ số

Cơ bản đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật Công nghiệp công nghệ số, tuy nhiên, thảo luận tại tổ về dự án Luật này, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần có giải pháp tháo gỡ những điểm nghẽn về nguồn nhân lực, hạ tầng cho phát triển công nghiệp công nghệ số. Đồng thời, hoạt động phát triển trí tuệ nhân tạo cần được quản lý chặt chẽ và tinh thần là "mức độ rủi ro đến đâu sẽ có mức độ quản lý cao đến đó".

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Quốc hội và Cử tri

Quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất nguy hiểm

Hóa chất đóng vai trò quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng như trong phát triển các ngành sản xuất. Với mức độ phổ biến rộng khắp nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường, các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định chặt chẽ việc quản lý hóa chất, nhất là hóa chất nguy hiểm.

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp
Ý kiến đại biểu

Bảo đảm cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp

Thảo luận tại tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, các đại biểu cho rằng: Nguyên tắc sắp xếp, cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp cần phù hợp với Luật Cạnh tranh... nhằm bảo đảm các doanh nghiệp hoạt động, cạnh tranh bình đẳng với nhau.

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tăng cường tính tự chủ, hiệu quả và phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 23.11 về Luật quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng: việc quy định cứng mức trích không quá 50% lợi nhuận sau thuế vào Quỹ Đầu tư phát triển có thể làm hạn chế khả năng sử dụng vốn hiệu quả của doanh nghiệp, kìm hãm sự phát triển bền vững của doanh nghiệp nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh phát biểu tại thảo luận tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Ảnh: Hoàng Nga
Ý kiến đại biểu

Sửa Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật tạo môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch

Chiều 22.11, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Thảo luận tại Tổ 13, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Anh (Bắc Ninh) cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật này sẽ góp phần tạo lập môi trường sản xuất, kinh doanh minh bạch, thúc đẩy phát triển thị trường thương mại. 

QH thảo luận tại Tổ
Diễn đàn Quốc hội

Cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện về mức thuế suất và đối tượng chịu thuế

Thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH cho rằng, việc điều chỉnh mức thuế suất đối với hàng hóa, dịch vụ có tác động lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân. Do đó, cần cân nhắc kỹ lưỡng, đánh giá tác động toàn diện để đưa ra quy định phù hợp về bổ sung đối tượng nộp thuế, điều chỉnh mức thuế suất…, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người nộp thuế.

Đại biểu Đàng Thị Mỹ Hương phát biểu thảo luận tổ
Quốc hội và Cử tri

Bảo đảm chế độ phù hợp đối với thành viên đoàn giám sát

Chiều nay, 22.11, thảo luận tại tổ 4 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Thuận đã tham gia đóng góp nhiều kiến nghị thiết thực.

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát
Quốc hội và Cử tri

Thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại Tổ 9, Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Hòa Bình, Phú Yên, Bến Tre về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, các đại biểu nhấn mạnh, cần quy định cụ thể để các cơ quan chịu giám sát phải vào cuộc, thực hiện kiến nghị được chỉ rõ qua quá trình giám sát. 

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước
Ý kiến đại biểu

Tránh lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách nhà nước

Thảo luận tại Tổ 16 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hà Tĩnh, Lai Châu, Lâm Đồng, Cà Mau về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), các đại biểu cho rằng: Cần bảo đảm công bằng, trung lập của chính sách thuế, hạn chế tối đa việc lồng ghép chính sách xã hội với chính sách miễn, giảm thuế để tránh các trường hợp lợi dụng quy định kê khai giảm nghĩa vụ nộp thuế, gây thất thu ngân sách Nhà nước...

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân
Ý kiến đại biểu

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan: Tăng thuế đối với thuốc lá, bia, rượu và đồ uống có đường là cần thiết để bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Góp ý vào Dự thảo Luật Thuế Tiêu thụ Đặc biệt (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y tế hoàn toàn nhất trí với mục đích, quan điểm và sự cần thiết ban hành dự án Luật Thuế TTĐB (sửa đổi), đặc biệt là định hướng tăng thuế đối với các hàng hóa có hại cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, và bổ sung đồ uống có đường vào danh mục chịu thuế.

Ảnh minh họa
Chính sách và cuộc sống

Phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp

Theo chương trình nghị sự, sáng mai, 23.11, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Để nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước tương xứng với nguồn vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, bảo đảm doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, giữ vị trí then chốt trong nền kinh tế, dự thảo Luật cần thể hiện rõ hơn tinh thần phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, tránh tình trạng can thiệp hành chính vào công việc quản trị của doanh nghiệp.

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa
Diễn đàn Quốc hội

Động lực để Huế phát triển nhanh và mạnh mẽ hơn nữa

Nhất trí việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương là phù hợp với lịch sử hình thành và phát triển của đô thị Huế, các đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều giải pháp nhằm thực hiện thành công Đề án. Trong đó, cần làm rõ các giải pháp đồng bộ về cơ chế, chính sách để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố Huế và của Trung ương cho đầu tư phát triển.

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài
Chính sách và cuộc sống

Giảm thu trước mắt, hiệu quả lâu dài

Từ năm 2022 đến nay, việc giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) được triển khai đã tạo ra những tác động tích cực đến nền kinh tế. Như năm 2022, việc giảm thuế đã giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm được khoảng 51,4 nghìn tỷ đồng, góp phần thúc đẩy tiêu dùng và làm tăng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng lên 19,8% so với năm 2021.

ĐBQH Nguyễn Phương Thủy phát biểu tại thảo luận Tổ 1
Ý kiến đại biểu

Đặc biệt quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ

Thảo luận tại Tổ 1 về chủ trương đầu tư dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, các đại biểu của Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội đều chung đánh giá, đây là dự án bảo đảm cân bằng, hướng đến phát triển bền vững phương thức vận tải. Đáng chú ý, quá trình thực hiện cần quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ của dự án bởi đây là một trong những vấn đề cốt lõi trong vận hành, làm chủ kỹ thuật của dự án sau này.