Lục Yên khôi phục sản xuất sau thiên tai

Lục Yên, Yên Bái đã bước qua những ngày kinh hoàng của bão số 3 (bão Yagi). Cuộc sống người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số đã bắt nhịp lại với đời sống thường nhật. Với sự trợ giúp kịp thời của các cấp ủy, chính quyền và đồng bào cả nước, đặc biệt là dòng vốn tín dụng chính sách; bà con đang tích cực khôi phục sản xuất, xây dựng các vùng chuyên canh hàng hóa như lương thực, rau quả và mở mang nghề tiểu thủ công nghiệp, chế tác đá quý… quyết tâm không để cái nghèo quay trở lại.

Sau cơn mưa, trời lại sáng

2 tháng sau siêu bão, cũng là 60 ngày gia đình ông Hoàng Văn Nguyên ở xã Động Quan được NHCSXH cho vay bổ sung 100 triệu đồng thuộc chương trình hộ sản xuất kinh doanh để khôi phục, trồng mới toàn bộ diện tích keo, quế, bồ đề bị gãy đổ do hoàn lưu mưa bão Yagi gây ra.

"Khỏi phải nói cả gia đình tôi đã vui mừng đến nhường nào" - ông Nguyên bắt đầu câu chuyện. Mọi thứ tưởng đã mất hết, nhưng thật may là NHCSXH huyện Lục Yên đã kịp thời hỗ trợ vốn để gia đình ông Nguyên cũng như nhiều gia đình khác trên địa bàn thuê người, mua vật tư để khôi phục toàn bộ diện tích keo, quế bị hư hại. Nay, rừng cây công nghiệp được phủ kín một màu xanh như chưa từng có siêu bão đi qua.

Người dân Lục Yên hăng say lao động. Ảnh: Minh Uyên
Người dân Lục Yên hăng say lao động. Ảnh: Minh Uyên

Tương tự, gia đình chị Đặng Thị Ninh, thôn Làng Chờ, xã An Lạc cũng sử dụng 100 triệu đồng vay từ chương trình giải quyết việc làm của NHCSXH huyện Lục Yên. Nhờ vậy, cả nhà đã kịp khôi phục, cải tạo được xưởng chế biến ván ép bị đổ nát bởi gió bão vừa qua…

Đáng mừng hơn, về Lục Yên bây giờ không còn hình ảnh người Mông, Dao, Nùng, Tày… chỉ biết vào rừng săn bắt, đốt nương làm rẫy. Bà con đã "thấm thía" sự xâm phạm thiên nhiên; biết cách vay vốn làm ăn, tăng gia sản xuất theo hướng dẫn của chính quyền địa phương. Cảnh thiếu ăn, thiếu vốn giờ cũng không còn; nhiều gia đình đồng bào dân tộc thoát nghèo làm giàu từ đồng vốn tín dụng chính sách.

Chị Hoàng Thị Vui ở thôn Sơn Tùng, xã Mai Sơn là một ví dụ. Cả gia đình đã được cán bộ NHCSXH huyện Lục Yên tuyên truyền, vận động vay vốn ưu đãi mua trâu nái sinh sản, cải tạo đất đồi thành vườn trồng rau sạch... "Nhờ vậy, nhà tôi không chỉ thoát nghèo mà mỗi năm còn thu được gần trăm triệu đồng từ trồng trọt, chăn nuôi" - chị Vui kể.

Chung tay khơi thông nguồn vốn

Giám đốc NHCSXH huyện Lục Yên Dương Quốc Tuấn - một trong số cán bộ đầu tiên tham gia tác nghiệp, điều hành tổ chức tín dụng đặc thù tại Lục Yên cho biết, với định hướng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, 22 năm qua đơn vị đã tập trung huy động mọi nguồn lực tài chính từ nhiều kênh, nhiều đối tượng với nhiều hình thức, đồng thời tổ chức chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn tín dụng ưu đãi về tận bản làng, đến đúng đối tượng thụ hưởng.

Đến 31.10.2024, tổng nguồn vốn của NHCSXH huyện Lục Yên đạt 823 tỷ đồng, tăng so với đầu năm 71 tỷ đồng, hoàn thành 98,58% kế hoạch năm. Kết quả đó cũng khẳng định cấp ủy đảng, chính quyền các cấp ở Lục Yên đã quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 40/CT-TW của Ban Bí thư về tín dụng chính sách; vừa chỉ đạo sâu sát việc giao các nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước về một đầu mối quản lý, thống nhất; vừa tăng cường ủy thác nguồn vốn ngân sách qua NHCSXH với số tiền 5.165 triệu đồng, tăng so với đầu năm 646 triệu đồng, hoàn thành vượt mức kế hoạch năm (116,2%).

Riêng doanh số cho vay khắc phục sau bão số 3 đạt 28.488 triệu đồng với 452 lượt khách hàng, đã nâng tổng dư nợ đến 31.10.2024 của NHCSXH Lục Yên lên 821.428 triệu đồng với 12.757 khách hàng còn dư nợ; trong khi đó, tổng nợ khoanh, nợ quá hạn giảm mạnh, chỉ có tỷ lệ 0,07%.

Theo Bí thư Huyện ủy Lục Yên Đinh Khắc Yên, nguồn vốn tín dụng chính sách những năm qua đã giúp địa phương thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giải quyết việc làm và xây dựng nông thôn mới. Cụ thể, trong năm 2023, toàn địa bàn giảm 1.650 hộ nghèo, tương đương với 5,6%, vượt 0,37% so với kế hoạch. Năm 2024, huyện Lục Yên phấn đấu giảm còn 4,8%.

Đúng như đánh giá của đại diện lãnh đạo địa phương, kết quả giảm nghèo ấn tượng đó có phần đóng góp quan trọng, hiệu quả của NHCSXH. Thông qua việc tập trung huy động nguồn vốn lớn và tổ chức chuyển tải kịp thời đến đúng đối tượng thụ hưởng, cán bộ tín dụng chính sách ở vùng núi cao Lục Yên đã bám sát bản làng, lập nên mạng lưới 344 Tổ tiết kiệm và vay vốn tại các xóm ấp và hệ thống Điểm giao dịch xã phủ kín địa bàn, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách tiếp cận dễ dàng tới nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước; giúp mối liên kết 4 nhà: “Ngân hàng - Chính quyền - Đoàn thể - Tổ tiết kiệm và Vay vốn” thêm chặt chẽ, chung tay khơi thông dòng vốn chính sách chảy đều đến mọi nơi, mọi lúc.

Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè sạch - hướng phát triển bền vững tại Thái Nguyên

Cây chè được xác định là cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Hiện nay, nhiều địa phương của Thái Nguyên đang đẩy mạnh phát triển chè an toàn theo hướng sản xuất hàng hóa, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xưởng xe tơ của gia đình thôn Cổ Chất 1
Địa phương

Xây dựng thương hiệu, bảo tồn tinh hoa làng nghề

Nam Định là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống đã đăng ký nhãn hiệu tập thể, trong đó phải kể đến nghề ươm tơ dệt lụa; tuy nhiên, nghề ươm tơ dệt lụa hiện đang có nguy cơ mai một và tỉnh Nam Định đang khẩn trương triển khai Dự án Xây dựng nhãn hiệu tập thể cho làng nghề Cổ Chất, với mục tiêu bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tinh hoa của nghề truyền thống này. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng trong Kế hoạch bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống giai đoạn 2021 - 2030 của UBND tỉnh Nam Định.

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế
Trên đường phát triển

Vùng cao Thái Nguyên giảm nghèo nhanh nhờ hỗ trợ sinh kế

Đến hết năm 2024, toàn tỉnh Thái Nguyên có 100% xã thuộc 3 thành phố và 5 huyện đạt chuẩn NTM. Tại huyện vùng cao Võ Nhai, còn 5 xã đang nỗ lực thực hiện các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập, sớm hoàn thành các tiêu chí NTM trong những năm tới. Trong năm, huyện đã dành hơn 9 tỷ đồng thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông
Địa phương

Áp dụng công nghệ sản xuất chè vụ đông

Thị trường tiêu thụ và giá bán chè dịp cuối năm luôn ở mức cao, vì vậy hầu hết các hộ sản xuất chè của tỉnh Thái Nguyên đã chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để những vườn chè tiếp tục trổ búp bất chấp thời tiết lạnh giá.

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỉ đồng cho công nghiệp hỗ trợ. ẢNh: ITN
Trên đường phát triển

Vĩnh Phúc chi gần 100 tỷ đồng cho công nghiệp hỗ trợ

Nhằm thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ phát triển, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, điển hình là Quyết định số 3663/QĐ-UBND về ban hành chương trình hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, với tổng số tiền hỗ trợ trên 94,7 tỷ đồng.

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu
Địa phương

Xây dựng kinh tế xanh là lựa chọn tất yếu

Xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần bảo đảm cho người dân thành phố một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững.

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp
Địa phương

Công ty Cổ phần Hanicons trượt thầu tại nhiều địa phương nhưng vẫn trúng thầu tuyệt đối tại Đồng Tháp

Công ty Cổ phần Hanicons đã trúng tuyệt đối 9/9 gói thầu do Ban QLDA tỉnh Đồng Tháp làm chủ đầu tư, bên mời thầu, hiện đang chờ phê duyệt kết quả gói thầu thứ 10. Trong khi đó, nhà thầu này liên tiếp trượt thầu tại nhiều địa phương khác và bị đề nghị xử lý vì không trung thực, làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu.

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Nguyễn Huy Dũng phát biểu tại cuộc họp
Địa phương

Ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên

Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên vừa có cuộc họp với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị, các huyện Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ, TP. Thái Nguyên, cùng đại diện UBND một số xã và hợp tác xã (HTX) sản xuất, kinh doanh chè trên địa bàn tỉnh để thảo luận về các giải pháp ứng dụng công nghệ số cho sản phẩm chè Thái Nguyên.