Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định thảo luận tổ:
Lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy cần tiến thẳng lên hiện đại
Báo Đại biểu Nhân dân
Theo ĐBQH Lê Kim Toàn (Bình Định), lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy cần tiến thẳng lên hiện đại. "Hiện nay nhiều nơi xe chữa cháy không vào được thì phải có máy bay, phương tiện hiện đại để khắc phục sự cố. Những gì liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân phải quan tâm đầu tư".
Toàn cảnh phiên họp
Chiều 19.6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội làm việc tại Tổ, thảo luận về dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; dự thảo Luật Phòng không nhân dân.
Tình hình cháy, nổ diễn biến hết sức phức tạp
Thảo luận về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại tổ 8 (gồm Đoàn ĐBQH TP. Cần Thơ và các tỉnh Điện Biên, Vĩnh Long, Bình Định), các ĐBQH nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật này.
Theo ĐBQH Nguyễn Văn Thuận (Cần Thơ), thời gian qua, tình hình cháy, nổ diễn biến hết sức phức tạp. Nhiều vụ cháy đã xảy ra tại các thành phố lớn, các khu đô thị tập trung đông dân cư, gây ra những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về người và tài sản, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, đời sống xã hội, đến nền kinh tế… của đất nước.
Ví dụ gần đây đã xảy ra vụ cháy tại nhà ngõ 43 đường Trung Kính, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội làm 14 người chết, nhiều tài sản bị thiệt hại.
"Chính vì vậy, cần có các giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, đồng thời phải sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy cho phù hợp với yêu cầu công tác thực tiễn", đại biểu Nguyễn Văn Thuận đề nghị.
ĐBQH Nguyễn Văn Thuận (Cần Thơ) phát biểu tại phiên họp
Cùng quan điểm cho rằng, tình hình cháy nổ, cứu nạn, cứu hộ có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, ĐBQH Tráng A Tủa (Điện Biên) nêu vấn đề, nhiều quy định trong Luật Phòng cháy, chữa cháy năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2013 không còn phù hợp, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, nhất là công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và chuyển đổi số quốc gia. Vì vậy, cần thiết ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
Liên quan đến các quy định về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ, theo đại biểu Nguyễn Văn Thuận,hiện nay có nhiều loại hình cơ sở mới xuất hiện như: nhà ở nhiều căn hộ, nhà ở chuyển đổi công năng, tính chất thành nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng cho thuê, quán karaoke…, nhà dân kết hợp để sản xuất và kinh doanh xen cài trong khu dân cư; nhà máy lọc hóa dầu; công trình nhiều tầng hầm, hầm đường bộ, hầm đường sắt… Một số dự án, công trình đặc thù phải áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật của nước ngoài, chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm hạ tầng kỹ thuật của Việt Nam nên khó thực hiện.
Trong khi đó, hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật đang được Chính phủ tích cực chuẩn bị và sẽ trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám (tháng 10.2024).
Do vậy, hai Ban soạn thảo hai dự án Luật này cần trao đổi với nhau, đồng thời phối hợp với Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nghiên cứu, rà soát kỹ để bổ sung cụ thể những quy định về xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; đặc biệt là những quy định có tính đặc thù về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ phù hợp với đặc điểm tình hình tại Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Việc này cần bảo đảm nguyên tắckhông quy định lại các nội dung đã được quy định tại các luật chuyên ngành; thống nhất với Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Phòng là chính, đã cháy rồi thì hậu quả khôn lường
Nhấn mạnh quan điểm "phòng là chính" để không xảy ra hoặc hạn chế xảy ra, bởi nếu để xảy ra cháy thì hậu quả khôn lường, ĐBQH Lê Kim Toàn (Bình Định) đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát để ban hành được tiêu chuẩn kỹ thuật phòng cháy, bảo đảm an toàn với từng loại hình cơ sở.
"Đây là cơ sở để mỗi gia đình, tổ chức, đơn vị tuân thủ và cần phải triệt để tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật này", đại biểu Lê Kim Toàn nói. Cũng theo đại biểu, phòng cháy, chữa cháy là trách nhiệm của toàn dân, lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy là nòng cốt.
"Đã là trách nhiệm toàn dân thì công đoạn nào có thể xã hội hóa được nên xã hội hóa, những khâu then chốt thì lực lượng chuyên trách đảm trách. Đây là yêu cầu rất cao, một mặt đề cao tiêu chuẩn kỹ thuật và tính tuân thủ nhưng cũng cần xã hội hóa để tránh tình trạng tuân thủ và đề cao tiêu chuẩn kỹ thuật nhưng lại trở thành điểm nghẽn trong quá trình thực hiện", đại biểu Lê Kim Toàn thẳng thắn.
ĐBQH Lê Kim Toàn (Bình Định) phát biểu tại phiên họp
Cũng theo đại biểu Lê Kim Toàn, phải nghiên cứu kỹ điều kiện chuyển tiếp và với những công trình hiện hữu không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải có lộ trình, bước đi để bảo đảm. "Lộ trình ngắn hay dài của từng loại hình phải được xác định. Với nhà ở riêng lẻ của người dân, họ xây rồi, chưa có điều kiện cải tạo, thì mình có thể yêu cầu tháo dỡ "chuồng cọp" không? Hoặc nhà trong hẻm cho thuê, có nhiều người sinh sống mà không bảo đảm phòng cháy, chữa cháy thì có chuyển đổi mục đích sử dụng không? - đại biểu Lê Kim Toàn nêu vấn đề.
Đặc biệt, theo đại biểu Lê Kim Toàn, lực lượng chuyên trách phòng cháy, chữa cháy cần tiến thẳng lên hiện đại. "Quy hoạch hiện nay nhiều nơi xe chữa cháy không vào được, thì phải có máy bay, phương tiện hiện đại để khắc phục sự cố. Những gì liên quan đến sức khỏe, tính mạng của người dân thì phải quan tâm đầu tư", đại biểu Lê Kim Toàn nhấn mạnh.
Không làm tăng biên chế, ngân sách; bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính
Theo đại biểu Tráng A Tủa (Điện Biên), dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có nhiều điểm mới. Đáng chú ý, dự thảo Luật đã bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh, xây dựng…
Đại biểu Tráng A Tủa (Điện Biên) phát biểu tại phiên họp
Theo luật hiện hành, Bộ Công an đang cung cấp 42 thủ tục hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ dự kiến cắt giảm 6 nhóm thủ tục hành chính với 29 thủ tục hành chính; như vậy chỉ còn lại 13 thủ tục hành chính. Đồng thời, không làm tăng biên chế, không làm tăng ngân sách nhà nước.
Dự thảo Luật cũng khuyến khích xã hội hóa trong thực hiện các dịch vụ liên quan đến phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, như tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát về phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ…
Cũng theo đại biểu, dự thảo Luật đã quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm trong phòng cháy, chữa cháy của các cơ quan chuyên môn về xây dựng, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, thi công trong công tác đầu tư công trình; tăng cường trách nhiệm tự bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy cho chủ đầu tư. Đồng thời, bổ sung quy định chuyển tiếp để giải quyết các công trình hiện hữu chưa bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.
21h tối 1.4, theo giờ địa phương (24h giờ Việt Nam), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta đã tới sân bay quốc tế Zvartnots, Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Alen Simonyan.
Chiều 1.4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Đinh Công Sỹ, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Cao đẳng Nghề công nghiệp Hà Nội về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng tỉnh Phú Yên (1.4.1975 - 1.4.2025), ngày 1.4, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Phú Yên đã đến thăm, tặng quà Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Trung tá Hồ Đắc Thạnh. Ông từng là thuyền trưởng Tàu 41, chỉ huy con tàu thực hiện 12 chuyến vận chuyển vũ khí chi viện cho chiến trường miền Nam trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Sáng 1.4, Đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa và Xã hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Hoàng Mai làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về dân số giai đoạn 2018 - 2024.
Nhấn mạnh chuyến thăm của Nhà vua Bỉ là dấu mốc quan trọng, mở ra chương mới trong quan hệ song phương, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vui mừng trước những bước phát triển tích cực của quan hệ hai nước và cơ quan lập pháp hai nước, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau, củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực.
Chiều nay, 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam, và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4 theo lời mời của Chủ tịch IPU Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh dự báo trong giai đoạn tới, nguồn nhân lực sẽ tiếp tục có sự thay đổi về cơ cấu, chất lượng và xu hướng phát triển, đòi hỏi lực lượng lao động trẻ phải liên tục cập nhật kỹ năng và thích ứng với yêu cầu mới. Chính phủ cần chỉ đạo xây dựng chiến lược phát triển nhân lực trẻ chất lượng cao giai đoạn 2025 - 2045 với các mục tiêu cụ thể...
Kết luận cuộc họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực các cơ quan của Quốc hội về triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm tháng 4 và Quý II năm 2025, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tập trung chuẩn bị các nội dung phục vụ Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV; các phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và thực hiện các nhiệm vụ về lập pháp, giám sát, quyết định vấn đề quan trọng.
Sáng nay, 1.4, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.
Nhận lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, chiều 1.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao nước ta rời Thủ đô Hà Nội, lên đường tham dự Đại hội đồng IPU - 150 tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2 đến ngày 8.4. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên ở cấp cao nhất của Chủ tịch Quốc hội nước ta đến Uzbekistan và Armenia kể từ khi Việt Nam và hai nước Uzbekistan, Armenia thiết lập quan hệ ngoại giao.
Sáng 1.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Lễ công bố và trao Nghị quyết về công tác cán bộ đối với Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự và phát biểu.
Sáng 1.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đã chủ trì họp giao ban giữa Lãnh đạo Quốc hội với Thường trực Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
Chiều 31.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi đã tiếp Đoàn công tác của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông Hàn Quốc do Bộ trưởng Park Sang Woo làm Trưởng đoàn.
Chiều 31.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Thị Mai Hoa chủ trì cuộc làm việc.
Chuyến công tác của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt trên cả bình diện đa phương và song phương. Khẳng định điều này, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao LÊ THỊ THU HẰNG kỳ vọng và tin tưởng, chuyến công tác sẽ thành công tốt đẹp, để lại những dấu ấn đáng nhớ trong lòng bạn bè hai nước Uzbekistan, Armenia và cộng đồng quốc tế, tiếp tục lan tỏa và nâng cao hình ảnh về một Việt Nam thủy chung, nghĩa tình đối với các nước bạn bè truyền thống, đầy trách nhiệm với cộng đồng quốc tế; tạo thêm những trợ lực quan trọng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, hiện thực hóa những mục tiêu phát triển đề ra.
Cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, Kỳ họp khai mạc sớm hơn thường lệ, do đó, Chính phủ và các cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nỗ lực, quyết tâm cao nhất để hoàn thiện hồ sơ, tài liệu các nội dung Kỳ họp, nhất là các nội dung trình Quốc hội xem xét thông qua theo quy trình một kỳ họp.
Chiều 31.3, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng Nhân dân (sửa đổi).
Đặng Minh Khôi - Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga
Nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng thư ký Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva và Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam và Phu nhân sẽ tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150) tại Tashkent, thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia từ ngày 2-8.4.
Chiều 31.3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.