Góp ý sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học

Hội đồng trường phải có thực quyền

Tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục Đại học do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ tổ chức ngày 15.12, các đại biểu đưa ra nhiều góp ý liên quan đến quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành viên của Hội đồng trường cũng như mối quan hệ của Hội đồng trường với các bên liên quan. Bởi thực tế, nếu không giải quyết được vấn đề này, khó bảo đảm tự chủ đại học toàn diện.

Phân quyền, trách nhiệm rõ ràng

 “Vấn đề tự chủ đại học giờ ta mới nhìn ở góc độ Hội đồng trường và Hiệu trưởng mà nói cũng chưa hết. Còn hàng loạt vấn đề nữa như cơ chế và bộ máy. Bây giờ nói giao quyền cho Hội đồng trường nhưng Hội đồng trường có bộ máy đâu để hoạt động? Mà không có bộ máy thì làm sao giám sát được Hiệu trưởng? Hiệu trưởng là chủ tài khoản, có hệ thống giáo viên từ khoa xuống, còn Hội đồng trường thì xuân thu nhị kỳ họp 2 lần/năm, cơ chế, tài chính, kế toán không có làm sao giám sát được? Từ bộ máy mới sinh ra nhân sự, biên chế, riêng cái này phải nghiên cứu kỹ chứ không phải cứ đẩy ra rồi cuối cùng làm không được thì rất khó”.

PGS. TS Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ

Tại Điều 16, Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học, Hội đồng trường được thành lập ở tất cả các trường đại học, học viện công lập. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường bao quát gần như tất cả hoạt động của trường như: Quyết nghị về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, và quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học; Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục; Quyết nghị cơ cấu tổ chức, danh mục vị trí việc làm, xác định cơ cấu lao động theo chức danh nghề nghiệp; Quyết nghị chủ trương về thu, chi tài chính; chủ trương mua sắm tài sản, thiết bị hàng năm, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để phát triển nhà trường…

Dự thảo cũng quy định rõ số lượng thành viên Hội đồng trường, các tiêu chuẩn của Chủ tịch Hội đồng trường, nhiệm kỳ, nguyên tắc làm việc… Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, việc sửa đổi, bổ sung Điều 16 về Hội đồng trường nhằm tạo hành lang pháp lý để Hội đồng trường thực quyền hơn đối với các hoạt động của cơ sở giáo dục đại học, chứ không phải chỉ mang tính hình thức như hiện nay. Các quy định này cũng phù hợp với tự chủ đại học trong bối cảnh thực tiễn hiện nay cũng như những năm tới.  

Theo nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Trần Thị Tâm Đan, khi số trường đại học đông như hiện nay thì Hội đồng trường với một số quyền về quản lý nhà nước đã chứng minh đây chính là một thiết chế tại cơ sở. Do đó, cần bổ sung chức năng Hội đồng trường giữ vai trò giám sát việc thực hiện chiến lược phát triển của nhà trường, có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chủ quản tại cơ sở.

Đồng quan điểm, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, cần sửa và bổ sung một số nội dung làm rõ trách nhiệm của Hội đồng trường, tránh dẫn đến chuyện quyền thì thuộc Hội đồng trường nhưng trách nhiệm thì Hiệu trưởng chịu hết. “Việc phân định trách nhiệm cụ thể nếu có giữa Hội đồng trường và Hiệu trưởng phải đưa vào Quy chế tổ chức và hoạt động của trường, chứ không thể đưa vào quy chế tổ chức và hoạt động của riêng Hội đồng trường” - PGS.TS Trần Văn Tớp nói.

Nhấn mạnh vai trò Chủ tịch Hội đồng trường

Hầu hết ý kiến đều ủng hộ tăng vai trò của Hội đồng trường. Thế nhưng, PGS.TS Trần Văn Tớp cũng chỉ ra thực trạng, hiện nay, phần lớn các trường đại học, Chủ tịch Hội đồng trường chưa hề tham gia quản lý cấp Ban giám hiệu mà thường chỉ cấp trưởng phòng. Dự thảo Luật cũng quy định chỉ cần có kinh nghiệm tham gia quản lý giáo dục đại học ít nhất 5 năm hoặc được đào tạo về quản trị đại học là chưa hợp lý. PGS.TS Trần Văn Tớp kiến nghị, Chủ tịch Hội đồng trường phải tham gia quản lý cấp Ban giám hiệu ít nhất 1 nhiệm kỳ trở lên và phải được đào tạo về quản trị đại học. “Trong Dự thảo không quy định tuổi, nhưng dễ áp dụng máy móc theo các văn bản quy định pháp luật, do đó, phải nới độ tuổi của Chủ tịch Hội đồng trường là còn trong biên chế.

Khẳng định Hội đồng trường vận hành theo cơ chế dân chủ, lấy ý kiến đa số, thế nhưng, bà Trần Thị Tâm Đan cho rằng, vẫn cần đưa ra tiêu chuẩn đối với Chủ tịch Hội đồng trường. “Tốt nhất, Chủ tịch Hội đồng trường nên là người đã kinh qua chức danh Hiệu trưởng, bởi Chủ tịch Hội đồng trường có nhiệm vụ giải quyết những vấn đề quản lý… Thực tế, các trường vẫn kêu không có người, nhưng nếu chúng ta bầu Hiệu trưởng từ năm 40 tuổi, sau đó khoảng 50 tuổi đưa lên làm Chủ tịch Hội đồng trường thì Chủ tịch Hội đồng trường sẽ là người có kinh nghiệm, từng trải hơn” - bà Trần Thị Tâm Đan gợi ý.

Luật trong cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị giải trình làm rõ những vấn đề Đoàn giám sát nêu
Luật trong cuộc sống

Tiếp tục sửa đổi các luật liên quan để gỡ khó cho thị trường bất động sản

Sau khi làm việc với 12 tỉnh, thành phố, 8 bộ, ngành, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023” đã có cuộc làm việc với Chính phủ vào chiều 13.9.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị
Luật trong cuộc sống

Cần cơ chế phù hợp, xử lý dứt điểm các dự án đang đình trệ

Cơ chế giải quyết phù hợp, xử lý dứt điểm đối với các dự án bất động sản gặp khó khăn, vướng mắc pháp lý, đình trệ do triển khai thực hiện, nhiều dự án kéo dài, pháp luật qua các thời kỳ có nhiều thay đổi. Đây là vấn đề được các thành viên Đoàn giám sát của Quốc hội, đại diện các bộ, ngành tập trung phân tích tại cuộc làm việc với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội.

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử
Luật trong cuộc sống

Tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử

Tại họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch Nước về các luật được thông qua tại Kỳ họp thứ Bảy, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng nêu rõ, tài liệu của HĐND, UBND cấp xã phải nộp vào lưu trữ lịch sử. Quy định này xuất phát từ thực tế khối lượng hồ sơ, tài liệu được lưu trữ tại cấp xã rất lớn, trong khi đó, nguồn lực về con người, cơ sở vật chất dành cho công tác này rất hạn chế, dẫn đến việc lưu trữ tại nhiều địa phương không bảo đảm.

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản
Luật trong cuộc sống

Tác động tích cực đến thị trường bất động sản

TheoLuật sư HOÀNG TUẤN VŨ, Công ty Luật TNHH Tuệ Anh, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội, Luật Đất đai năm 2024 có nhiều quy định thiết thực, hợp lý, chắc chắn khi có hiệu lực thi hành sẽ tác động đáng kể đến thị trường bất động sản, đáp ứng mong đợi của chính quyền, doanh nghiệp và người dân.

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất
Luật trong cuộc sống

Quy định chuyển tiếp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội Khóa XV thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm được xem là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện thể chế, chính sách về quản lý và sử dụng đất đồng bộ; đồng thời, khắc phục tình trạng lãng phí, hoang hóa, ô nhiễm, suy thoái và những tồn tại, vướng mắc về quản lý và sử dụng đất do lịch sử để lại. Đặc biệt, khi Luật có hiệu lực, những quy định chuyển tiếp vẫn bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp cho người sử dụng đất theo hướng có lợi nhất.

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi
Luật trong cuộc sống

Bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ Năm, Quốc hội Khóa XV được xem là đạo luật quan trọng, bởi với nhiều điểm mới, Luật sẽ tác động và ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là việc bảo đảm quyền lợi hơn cho người dân có đất bị thu hồi. Theo đó, kỳ vọng khi Luật chính thức có hiệu lực và đi vào cuộc sống, cả người dân, doanh nghiệp, các tổ chức khác và Nhà nước đều được hưởng lợi.

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?
Luật trong cuộc sống

Giảm tỷ lệ cổ phần của cổ đông lớn có giảm tỷ lệ sở hữu chéo ngân hàng không?

Để ngăn chặn tình trạng sở hữu chéo, gây nhiều hệ lụy cho hệ thống ngân hàng, dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cần tiếp tục hoàn thiện nhiều nội dung. Trong đó, có các quy định về những cá nhân, tổ chức là cổ đông của ngân hàng; công bố thông tin; quản trị ngân hàng; cơ chế thanh tra, giám sát…

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo
Luật trong cuộc sống

Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về từ thiện nhân đạo

Cuối năm 2021, trước một số vấn đề phát sinh, Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021 có nhiều bổ sung, sửa đổi so với Nghị định 64/2008, góp phần quản lý chặt chẽ hơn hoạt động từ thiện nhân đạo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân. Nhưng, với sự thay đổi của hoạt động từ thiện ở nước ta hiện nay và xu hướng trên thế giới, tại Hội thảo vừa được Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức, các chuyên gia cho rằng, phải có cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện hoạt động từ thiện nhân đạo.

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Pháp quyền, dân chủ và đạo đức - ba nhân tố căn bản trên lộ trình đổi mới thể chế

TS. NHỊ LÊ - Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản

Trọng sự thứ năm, đó là nắm chắc và phát triển đạo đức làm nền móng nhằm nâng cao văn hóa chính trị phát triển trong văn hóa dân tộc thực thi đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền dân chủ, văn minh và tiến bộ.

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế
Quốc hội và Cử tri

Hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết quốc tế

Quốc hội không chỉ có vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc tổ chức thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà cần hướng tới hoàn thiện cơ chế giám sát thực thi các cam kết này một các hiệu quả, coi việc giám sát là động lực để cải cách và đổi mới. Đây là nội dung được nhiều đại biểu thảo luận tại Hội thảo “Thực hiện và giám sát thực hiện chính sách, pháp luật theo các cam kết quốc tế về môi trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hiệp định CPTPP và EVFTA” do Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức mới đây.

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”
Luật trong cuộc sống

Tọa đàm “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả công tác dân nguyện”

Là cầu nối trực tiếp giữa Nhân dân với Quốc hội, hoạt động dân nguyện có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần vào việc phản ánh đầy đủ, kịp thời tâm tư, nguyện vọng của cử tri với Quốc hội. Từ đó, không ngừng phát huy quyền làm chủ mọi mặt của Nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp
Luật trong cuộc sống

Chưa lường hết sự phức tạp trong lập quy hoạch tích hợp

Từng “nếm trải” những đắng cay của sự chồng chéo, xung đột giữa các quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm cũ từ thực tiễn công tác tại địa phương nên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) Lê Minh Hoan cho biết, ông đặt nhiều kỳ vọng vào các quy hoạch tích hợp được xây dựng theo tinh thần của Luật Quy hoạch. Tuy vậy, công tác lập quy hoạch thời gian qua có nhiều lúng túng, chậm trễ mà "nguồn cơn", theo ông là bởi hiện chưa có sự tiếp cận đồng bộ về triết lý, phương pháp luận trong lập quy hoạch tích hợp.
Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học
Luật trong cuộc sống

Phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ tại Phiên họp thứ Tám vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật đã xác định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì đối với các kết quả nghiên cứu từ nhiệm vụ khoa học, công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước. Các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng quyền chuyển giao công nghệ đối với những kết quả nghiên cứu sử dụng ngân sách nhà nước, nhằm phát huy giá trị của kết quả nghiên cứu khoa học.