Luật sư giải đáp quy trình trong giải quyết đơn tố cáo của công dân phường Đại Mỗ

Công dân nêu câu  hỏi và luật sư giải đáp về thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan chức năng trong giải quyết, trả lời đơn khiếu nại, tố cáo...

Bạn đọc hỏi:Thời gian qua, sau khi kiến nghị, phản ánh đến chính quyền cơ sở nhưng không nhận được trả lời thỏa đáng, chúng tôi đã có nhiều đơn gửi đến CQĐT Bộ Công an, TAND TP. Hà Nội... tố cáo chính quyền phường ở quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) có dấu hiệu vi phạm pháp luật về quản lý đất đai (xây dựng công trình nhà ở trái phép, đầu tư xây dựng không công khai, minh bạch, không khảo sát thiết kế, thi công công trình kém chất lượng…) và giải quyết đơn khiếu nại tố cáo của công dân không khách quan, bao che sai phạm. Đơn của chúng tôi sau đó đã được CQĐT Bộ Công an, TAND... phản hồi là đã chuyển đến UBND TP. Hà Nội để giải quyết.

Vậy trong trường hợp này, thẩm quyền giải quyết có thuộc về chính quyền thành phố không và trong bao lâu, thành phố sẽ có trách nhiệm giải quyết đơn thư cũng như hồi đáp CQĐT, Tòa án như văn bản trả lời công dân của các cơ quan nêu trên? (Nguyễn Thị Chinh - phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).

Luật sư trả lời:Theo quy định tại Điều 2 - Luật Tố cáo năm 2018, thì tố cáo là việc cá nhân theo thủ tục quy định của Luật này báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Đó là tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực. Liên quan đến quy định về tố cáo pháp luật xác định, người tố cáo là cá nhân thực hiện việc tố cáo. Người bị tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi bị tố cáo. Và người giải quyết tố cáo là cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.

Đối chiếu với quy định trên thì các cá nhân và tổ chức (UBND phường) là người bị tố cáo khi có dấu hiệu vi vi phạm pháp luật. Người dân khi phát hiện các cá nhân, tổ chức có dấu hiệu vi vi phạm pháp luật đã thực hiện quyền của mình là gửi đơn tố cáo. Ngoài hình thức tố cáo bằng đơn thư, người dân còn có thể thực hiện quyền tố cáo trực tiếp bằng lời nói tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết nội dung tố cáo của công dân. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhận có thẩm quyền giải quyết tố cáo phải thực hiện giải quyết theo quy định tại Điều 5 của Luật Tố cáo.

Cụ thể, Điều 5 – Luật Tố cáo quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức việc tiếp nhận và giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm an toàn cho người tố cáo; xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố cáo khi chưa có kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo”. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo mà không tiếp nhận, không giải quyết tố cáo theo đúng quy định của pháp luật, thiếu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo hoặc giải quyết tố cáo trái pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Đối với hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân và tổ chức là UBND cấp xã, phường thì thẩm quyền giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 13 - Luật Tố cáo.

Đó là Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện công vụ của công chức do mình quản lý trực tiếp. Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ, công chức, viên chức khác do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp và giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan, tổ chức do UBND cấp huyện quản lý trực tiếp.

Trường hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo của công dân không khách quan, bao che sai phạm thì người tố cáo có quyền tố cáo tiếp với người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người đã giải quyết tố cáo theo quy định tại Điều 37 - Luật Tố cáo.

Từ quy định trên cho thấy, việc các cơ quan CQĐT Bộ Công an, TAND... phản hồi là họ đã chuyển tố cáo, kiến nghị của người dân đến UBND TP. Hà Nội để giải quyết là đúng quy định của pháp luật. Trong quá trình giải quyết đơn thư tố cáo nếu có dấu hiệu phạm tội thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo sẽ chuyển sang cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn.

Về thời hạn giải quyết tố cáo thì không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo. Đối với vụ việc phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo một lần nhưng không quá 30 ngày. Đối với vụ việc đặc biệt phức tạp thì có thể gia hạn giải quyết tố cáo hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày. Người giải quyết tố cáo quyết định bằng văn bản việc gia hạn giải quyết tố cáo và thông báo đến người tố cáo, người bị tố cáo, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

anninhthudo.vn

Pháp luật

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật
Pháp luật

Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật

Tại Tọa đàm "Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật trong kỷ nguyên mới" do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh khẳng định, đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách, nhằm tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế, tháo gỡ điểm nghẽn, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định
Pháp luật

TP. Hồ Chí Minh: Chủ sở hữu chuỗi nhà hàng Benaras sử dụng lao động người nước ngoài không đúng quy định

Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP. Hồ Chí Minh xác định, Công ty TNHH Câu lạc bộ Benaras (chủ sở hữu chuỗi nhà hàng theo phong cách Ấn Độ Benaras) đã sử dụng 7 người lao động nước ngoài không đúng nội dung được ghi trên giấy phép lao động đã được cấp.

Cán bộ, chiến sĩ hải quân tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân tại thị trấn Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa
Pháp luật

Gắn xây dựng pháp luật với thi hành pháp luật

Việc đổi mới cơ chế thi hành pháp luật và sự gắn kết giữa xây dựng pháp luật với thực tiễn thực thi là nhiệm vụ quan trọng của toàn hệ thống chính trị; bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực và hiệu quả.

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả
Pháp luật

Kịp thời, thống nhất và hiệu quả

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp số 38/2024/QH15 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 27.6.2024, có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Nhằm bảo đảm việc triển khai thi hành Luật kịp thời, thống nhất và hiệu quả; các văn bản hướng dẫn Luật đang được gấp rút xây dựng và hoàn thiện. 

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp
Tin tức

Nghệ An: 2 đối tượng làm giả thẻ nhà báo để cưỡng đoạt tiền của doanh nghiệp

Quá trình làm việc, các đối tượng không xuất trình thẻ nhà báo mà chủ động quay tư liệu về hoạt động của công ty, doanh nghiệp. Sau đó, biên soạn tin, bài có nội dung phản ánh sai phạm để gửi lại phía công ty, doanh nghiệp với mục đích đe dọa, yêu cầu đưa tiền để được bỏ qua.