Lựa chọn nội dung giám sát là các lĩnh vực kinh tế, xã hội quan trọng, tác động sâu, rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh

Trình bày tham luận: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội tại Hội nghị sáng nay, 27.9, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phạm Thúy Chinh cho rằng, cần lựa chọn nội dung giám sát là các lĩnh vực kinh tế, xã hội quan trọng, tác động sâu, rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; lĩnh vực còn có nhiều điểm nghẽn, vướng mắc; lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng giám sát.

THAM LUẬN MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CHUYÊN ĐỀ CỦA QUỐC HỘI -0
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Phạm Thúy Chinh trình bày tham luận. Ảnh: Hồ Long

Nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành thay đổi tích cực ngay trong quá trình giám sát

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phạm Thúy Chinh nhận định, bước vào nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XV, cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước với tinh thần “chủ động, từ sớm, từ xa”, hoạt động giám sát đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan tâm và có nhiều đổi mới quan trọng, đạt được nhiều kết quả, đem hơi thở cuộc sống vào hoạt động nghị trường, được cử tri và nhân dân đánh giá cao.

Quyết định chương trình giám sát chuyên đề năm 2022, Quốc hội đã lựa chọn chuyên đề “Việc thực hiện chính sách pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021” là một trong những nội dung tập trung giám sát và giao Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách là cơ quan thường trực thực hiện. Sau 1 năm triển khai, đến nay, Đoàn giám sát cơ bản đã hoàn thành mục tiêu đặt ra và chuẩn bị trình Báo cáo kết quả giám sát tại Kỳ họp thứ 4 tới đây, Phó Chủ nhiệm Phạm Thúy Chinh cho biết. 

Từ thực tiễn triển khai chuyên đề giám sát cho thấy, những đổi mới trong công tác giám sát thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả. Thông qua báo cáo, thông qua các cuộc làm việc khi giám sát trực tiếp tại địa phương, đơn vị có thể nhận thấy các cuộc giám sát được tổ chức trong năm 2022 và cuộc giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016 – 2021” là những lựa chọn đúng và trúng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiến hành giám sát, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, sự đổi mới mạnh về cách thức tổ chức giám sát nhưng cũng hết sức kỹ lưỡng, thận trọng.

Theo Phó Chủ nhiệm Phạm Thúy Chinh, nhận thức, trách nhiệm, hành động của các cấp, các ngành thay đổi tích cực ngay trong quá trình giám sát. Từ việc rà soát, đánh giá những mặt làm được, những mặt chưa làm được trong ban hành, cụ thể hóa cũng như tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đến việc đánh giá đầy đủ hơn, rõ hơn những tồn tại, khó khăn, vướng mắc của cơ quan, đơn vị để từ đó kịp thời có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục (ngay cả khi việc giám sát chưa kết thúc).

Làm rõ trách nhiệm giải trình, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính của tổ chức, cá nhân

Phó Chủ nhiệm Phạm Thúy Chinh cho biết, để phát huy những kết quả đạt được và kinh nghiệm của hoạt động giám sát năm 2022, Ủy ban Tài chính, Ngân sách – cơ quan tiếp tục được Quốc hội tin tưởng giao nhiệm vụ Thường trực của Đoàn giám sát “Việc huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực phòng chống dịch Covid-19; chính sách pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng” trong năm 2023, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng tổ chức hoạt động giám sát chuyên đề sau:

Lựa chọn nội dung giám sát là các lĩnh vực kinh tế, xã hội quan trọng, tác động sâu, rộng tới hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của nhân dân; lĩnh vực còn có nhiều điểm nghẽn, vướng mắc; lĩnh vực đòi hỏi trách nhiệm giải trình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội của cơ quan, đơn vị thuộc đối tượng giám sát và quan trọng nhất là phải có trọng tâm, trọng điểm.

Cùng với đó, tiếp tục nghiên cứu, cải tiến công tác lập kế hoạch giám sát trong tổng thể kế hoạch hoạt động chung của Quốc hội. Theo đó tính toán, đảm bảo cân đối thời gian giám sát hợp lý để Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội đủ thời gian, nhân lực thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch công tác.

Giao Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố chủ trì, phối hợp với Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức giám sát và có báo cáo chung. Khuyến khích Thường trực Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức giám sát riêng, tùy thuộc vào tình hình thực tiễn và điều kiện của mỗi địa phương. Việc chủ động tổ chức chuyên đề giám sát của Quốc hội và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là cách làm hữu hiệu, là cơ sở để tái giám sát việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên địa bàn.

Khai thác tối đa thông tin, dữ liệu từ kết quả kiểm tra, thanh tra, kiểm toán; thông tin quản lý của các Bộ, ngành; ý kiến phản biện, kiến nghị giám sát của Ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể; tăng cường huy động sự tham gia của đội ngũ chuyên gia, cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giám sát.

Nghiên cứu, khai thác thông tin từ kết quả các cuộc giám sát, các báo cáo thẩm tra trước đó của các cơ quan của Quốc hội để có giới hạn phạm vi, nội dung giám sát phù hợp. Xây dựng Kế hoạch giám sát chi tiết khoa học, đồng bộ để giải quyết triệt để những trùng chéo trong hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; hạn chế tối đa, không để việc giám sát làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị được giám sát.

Khi tiến hành giám sát, cùng với việc xác định nội dung giám sát có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, cần phải làm rõ trách nhiệm giải trình, trách nhiệm chính trị, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự…của tổ chức, cá nhân; đề xuất được các giải pháp phù hợp để hoàn thiện cơ chế, chính sách và đảm bảo kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức thực hiện.

Việc tổ chức làm việc trực tiếp với các bộ, ngành cơ quan trung ương nên có lựa chọn cách làm phù hợp theo từng thời điểm; có thể kết hợp phương thức làm việc trực tuyến; làm việc với một số bộ, ngành khi có cùng nhóm nội dung giám sát; báo cáo của các bộ, ngành, địa phương xây dựng theo đề cương chi tiết, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và theo yêu cầu cụ thể của Đoàn giám sát (khi làm việc trực tiếp).

Khi tổ chức làm việc tại các địa phương cần lựa chọn để bảo đảm tính đại diện vùng, miền; bao gồm địa phương thực hiện tốt, địa phương thực hiện chưa tốt, còn có những vấn đề nổi cộm, vướng mắc; thời gian làm việc tại địa phương chỉ khoáng 1-2 ngày; số lượng, thành phần đoàn giám sát gọn, chương trình làm việc khoa học.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các đoàn giám sát trực tiếp cũng phải đảm bảo sự điều hòa của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở kiến nghị của Tổng Thư ký Quốc hội để tránh trùng lắp, việc này nhằm hướng tới hoạt động giám sát không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ, ngành, địa phương - Phó Chủ nhiệm Phạm Thúy Chinh nhấn mạnh. 

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tri ân Mẹ Việt nam anh hùng Nguyễn Thị Thiêu nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh thăm, chúc Tết tại Ninh Thuận

Sáng 15.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, trao quà Tết cho cán bộ, chiến sĩ, hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Ninh Thuận.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” tại Kon Tum

Tiếp tục chuyến thăm, chúc Tết tại Kon Tum, sáng 15.1, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã dự Chương trình “Tết sum vầy - Xuân ơn Đảng” và tặng quà cho đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết lãnh đạo và các lực lượng vũ trang Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết lãnh đạo và các lực lượng vũ trang Kon Tum

Tiếp tục chương trình thăm, chúc Tết tại Kon Tum, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã làm việc, chúc Tết Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ Việt Nam tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Công an tỉnh Kon Tum.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết tại huyện biên giới Ngọc Hồi, Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, chúc Tết tại huyện biên giới Ngọc Hồi, Kon Tum

Tiếp tục chuyến công tác tại Kon Tum, thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương và Đoàn công tác đã tới thăm, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ và nhân dân huyện biên giới Ngọc Hồi.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang phương tặng quà lưu niệm Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, tặng quà Tết tại tỉnh Kon Tum

Ngày 14.1, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng Đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh Kon Tum; thăm, tặng quà các gia đình chính sách tỉnh Kon Tum.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, tri ân người có công tại Kon Tum
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương thăm, tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, tri ân người có công tại Kon Tum

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Kon Tum, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà, chúc Tết các gia đình chính sách, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu
Thời sự Quốc hội

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Lê Tấn Tới tiếp Chủ tịch Tập đoàn Leonardo S.p.A

Chiều 14.1, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Chủ tịch Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt Nam – Italia, Trung tướng Lê Tấn Tới đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Leonardo S.p.A Stefano Pontecorvo.

Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”
Thời sự Quốc hội

Phiên giải trình của Ủy ban Pháp luật về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”

Chiều 14.1, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 30, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật đã tổ chức Phiên giải trình về “Thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chụp hình lưu niệm cùng tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Báo Đại biểu Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải thăm, làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân, Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 14.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội 35 Ngô Quyền, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã thăm, làm việc với Báo Đại biểu Nhân dân, Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam. 

toàn cảnh Hội thảo
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ, phát triển rừng

Sáng 14.1, tại Nhà Quốc hội, Hội đồng Dân tộc đã phối hợp với Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Chính sách bảo đảm sinh kế đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với bảo vệ phát triển rừng ở Việt Nam – Những vấn đề đặt ra và kiến nghị, giải pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tặng 5.500 quà cho gia đình chính sách, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, hội đặc thù của tỉnh
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng quà Tết người có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã thăm, tặng quà Tết người có hoàn cảnh khó khăn tại Ninh Bình. Cùng đi có: Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình Mai Văn Tuất; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Ninh Bình Đinh Việt Dũng.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Chương trình
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trao quà Tết cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Ninh Bình

Sáng 14.1, nhân dịp năm mới 2025 và chuẩn bị đón Tết nguyên đán Ất Tỵ, tại Công ty TNHH Ever Great International (huyện Gia Viễn), thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cùng Đoàn công tác của Trung ương đã về thăm, trao quà Tết cho hộ nghèo, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn của tỉnh Ninh Bình.