Lũ ống bất ngờ đổ xuống, 2 ngôi trường ở Nghệ An ngập sâu trong nước

Theo thông tin từ Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh (huyện Tương Dương) và Trường Tiểu học Chiêu Lưu 2 (huyện Kỳ Sơn) vừa phải cho học sinh nghỉ học do lũ ống bất ngờ từ trên núi đổ xuống, khiến 2 ngôi trường ngập sâu trong nước.

Trước đó, từ tối 30.9, mưa lớn xuất hiện trên diện rộng tại địa bàn hai huyện Kỳ Sơn và Tương Dương của Nghệ An. Sau trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ, nước từ các khe suối trên núi bất ngờ đổ xuống.

Theo các thầy cô, chỉ trong khoảng 20 phút, nước chảy xiết dâng lên, ngập gần hết trường. Lúc đó, nhiều giáo viên vẫn đang trực ở trong trường nhưng không kịp xoay xở để sơ tán các đồ dùng, thiết bị.

img-20241001-094555-5395.jpg
Hình ảnh tại Trường PTDTBT TH Lượng Minh, huyện Tương Dương, Nghệ An sau cơn lũ (Ảnh: Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An)

Thầy giáo Nguyễn Văn Thanh, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Lượng Minh cho biết, thời điểm lũ ập vào, ngoài các giáo viên, có gần 300 học sinh bán trú đang nghỉ ngơi tại khu ký túc xá.

"Chỉ trong vài phút, khu vực sân trường ngập sâu khoảng 1 mét. Hầu hết các phòng học và khu nhà ăn đều bị ngập nước. Sách vở và đồ dùng học tập của học sinh hầu hết đã bị ướt. Sau khi nước rút, với lớp bùn dày đặc còn sót lại, các thầy cô trong trường dự kiến phải dọn dẹp trong 2 ngày mới xong”, thầy Thanh chia sẻ.

Trước đó, để chủ động ứng phó với thời tiết bất thường, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản, Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các trường học, trong đó yêu cầu chủ động kiểm tra, rà soát đến tận các điểm trường, nhất là các trường đóng gần sông suối, khu vực có nguy cơ ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và các trường thuộc hạ lưu thủy điện. Từ đó, có phương án đảm bảo an toàn về người và tài sản, các công trình trường học.

Đối với các vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở, vùng thấp trũng, các vùng trên đường đến trường học sinh qua cầu, ngầm, tràn không đảm bảo an toàn, Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An yêu cầu các nhà trường chủ động cho học sinh nghỉ học tùy theo diễn biến của mưa lớn tại địa phương.

img-20241001-094559-303.jpg
img-20241001-094602-5705.jpg
Một số hình ảnh để lại khi cơn lũ đi qua (Ảnh: Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An)

Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú, trường phổ thông có học sinh bán trú, trong trường hợp có học sinh ở lại tại trường thì phải quản lý chặt chẽ học sinh, tuyệt đối không để các em tự ý ra khỏi khu vực trường trong mưa bão, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất.

Đối với các trường thuộc hạ lưu thủy điện cần sẵn sàng phương án ứng phó trong các trường hợp nhà máy thủy điện xả lũ, tuyệt đối không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống có thể xảy ra.

Giáo dục

Điểm mới thi Đánh giá năng lực HSA năm 2025: Thí sinh được chọn chủ đề thi ở phần Khoa học
Giáo dục

Điểm mới thi Đánh giá năng lực HSA năm 2025: Thí sinh được chọn chủ đề thi ở phần Khoa học

Kết quả thống kê Kỳ thi Đánh giá năng lực (HSA) của Đại học Quốc gia Hà Nội trong 4 năm qua cho thấy, thí sinh đạt điểm trung bình giảm dần từ phần Văn học – Ngôn ngữ đến phần Toán học và Xử lý số liệu, điểm trung bình thấp nhất thời gian qua là phần Khoa học. Do đó, bài thi đánh giá năng lực năm 2025 được cải tiến, cho phép thí sinh được chọn chủ đề thi ở phần Khoa học. 

Nghiên cứu thấu đáo để xây dựng Luật Học tập suốt đời
Giáo dục

Nghiên cứu thấu đáo để xây dựng Luật Học tập suốt đời

Trong nền kinh tế tri thức và bối cảnh khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, việc học tập suốt đời càng trở nên quan trọng. Đã đến lúc xây dựng luật về học tập suốt đời, song các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý… cho rằng, cần nghiên cứu một cách thấu đáo cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học, thực tiễn… để đưa ra các chính sách phù hợp, khả thi.

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp
Chính trị

Đề nghị ưu tiên bố trí kinh phí cho giáo dục nghề nghiệp

Chiều 1.10, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024 và dự kiến chương trình công tác năm 2025; tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và trẻ em. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024
Giáo dục

Hà Nội: Tổ chức đa dạng các hoạt động trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời 2024

Theo kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 diễn ra từ ngày 1.10 đến ngày 7.10. Trong thời gian này, Hà Nội sẽ tổ chức hội sách để giới thiệu sách mới; hội thảo chia sẻ kinh nghiệm đổi mới thư viện trường học, phát triển văn hóa đọc trong cơ sở giáo dục, cộng đồng...

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”
Giáo dục

Đào tạo tiến sĩ ở Việt Nam: Vừa thiếu, vừa yếu lại thêm nguyên tắc “có vào thì sẽ có ra”

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN cho biết, mỗi năm chỉ tuyển được khoảng 30% chỉ tiêu nghiên cứu sinh, bên cạnh đó phương châm đào tạo còn lỏng lẻo. Ngoài ra, kinh phí dành cho đào tạo sau đại học, trong đó có đào tạo NCS thấp, và rất thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc
Giáo dục

Khởi công xây dựng Tòa nhà Trung tâm điều hành Đại học Quốc gia Hà Nội tại Hòa Lạc

Ngày 27.9, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã long trọng tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Tòa nhà Trung tâm điều hành - Khu trung tâm ĐHQGHN thuộc Dự án “Phát triển các đại học quốc gia Việt Nam - Tiểu dự án ĐHQGHN”. Công trình được xây dựng bằng nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Thế giới.