Lũ lụt, lở đất nghiêm trọng ở Nepal, ít nhất 148 người thiệt mạng

Lực lượng cứu hộ tại Nepal đã tìm thấy hàng chục thi thể trong xe buýt và các phương tiện khác bị chôn vùi trong các trận lở đất gần thủ đô Kathmandu, nâng số người chết vì lũ lụt lên ít nhất 148 người trong khi hàng chục người vẫn mất tích, các quan chức cho biết hôm 29.9.

nepal_floods_photo_ap_1_e12b2d078b6a0368293a1b06b112d2c3.jpg
Lũ lụt nghiêm trọng ở thủ đô Katmandu của Nepal. Ảnh: AP

Tình hình thời tiết ở Nepal đã cải thiện vào 29.9 sau ba ngày mưa lớn, dẫn đến lũ lụt và lở đất nghiêm trọng. Chính quyền đang nỗ lực triển khai công tác cứu hộ và dọn dẹp. Thủ đô Kathmandu vẫn bị cô lập vì ba xa lộ ra khỏi thành phố bị chặn do đất lở.

Đội cứu hộ đã tìm thấy 14 thi thể trong hai xe buýt đang trên đường đến Kathmandu khi một trận lở đất chôn vùi toàn bộ chiếc xe. 23 thi thể khác đã được đưa ra khỏi một khu vực cách Kathmandu khoảng 16 km (10 dặm), và các công nhân đang tìm kiếm những người khác có thể đã bị chôn vùi.

Cảnh sát Nepal cho biết lũ lụt và lở đất đã khiến 101 người bị thương trong trận lũ lụt và lở đất trong khi 50 người mất tích. Số người chết dự kiến ​​sẽ tăng lên khi lực lượng cứu hộ tiếp cận được các ngôi làng nằm trên khắp đất nước miền núi này.

Người dân ở phía nam Kathmandu, nơi bị ngập lụt nghiêm trọng, đang dọn dẹp nhà cửa khi mực nước bắt đầu rút. Ít nhất 34 người đã thiệt mạng ở Kathmandu, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi lũ lụt.

Hình ảnh trên không của thung lũng Kathmandu, sông Bagmati bị ngập lụt do mưa lớn. Ảnh: AP

Một cây cầu bắc qua sông Bagmati bị hư hại do lũ lụt ở Kathmandu. Ảnh: AP

Cảnh sát và binh lính đang hỗ trợ các nỗ lực cứu hộ, trong khi thiết bị hạng nặng được sử dụng để dọn sạch các đống bùn đất lở trên đường. Chính phủ tuyên bố sẽ đóng cửa các trường học và cao đẳng trên khắp Nepal 3 ba ngày tới.

Trước đó, mưa lớn trong nhiều ngày đã khiến khu vực thủ đô Kathmandu ngập lụt nghiêm trọng. Một số nơi lượng mưa lên tới 322,2 mm, đẩy mực nước sông Bagmati lên thêm 2,2 m, vượt ngưỡng nguy hiểm.

Các nhà khoa học về khí hậu đã thúc giục chính phủ và các nhà quy hoạch đô thị khẩn trương tăng cường đầu tư và lập kế hoạch về cơ sở hạ tầng, như hệ thống thoát nước mưa và nước thải ngầm.

Cảnh báo siêu bão ở Philippines

Trong khi đó, Cục Quản lý Thiên văn, Địa vật lý và Khí quyển Philippines (PAGASA) hôm 29.9 cảnh báo bão Krathon (tên địa phương là Julian) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới, không loại trừ khả năng trở thành siêu bão, với sức gió giật lên tới 115 km/giờ, tăng từ mức 105 km/giờ, có khả năng sẽ gây mưa to ở nước này trong những ngày tới.

Theo trang tin Bloomberg, Julian di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc đến Tây Tây Bắc về phía khu vực quần đảo Batanes-Babuyan từ ngày 29.9 đến 1.10, sau đó đi về phía Bắc đến Đông Bắc qua vùng biển phía Đông Đài Loan (Trung Quốc) vào cuối ngày 1.10.

Theo Philstar, cảnh báo số 2 được đưa ra tại một số khu vực như thành phố Santa Ana, nằm ở Đông Bắc tỉnh Cagayan và phía Đông của quần đảo Babuyan (đảo Camiguin, quần đảo Babuyan). Các công trình rủi ro cao có thể bị hư hại nhẹ đến trung bình, trong khi các công trình có mức rủi ro trung bình có thể bị hư hại nhẹ ở các khu vực được ban bố cảnh báo số 2.

Quốc tế

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận
Nghị viện thế giới

Vai trò của vị “nhạc trưởng” trong điều hành thảo luận

Trong phiên thảo luận tại Viện Đại biểu (Hạ viện), Chủ tịch Hạ viện là người chủ tọa phiên họp và không được phép tham gia phát biểu tranh luận. Thời gian phát biểu của từng nghị sĩ trong quá trình thảo luận không bị Hạ viện khống chế, mà tùy thuộc vào sự điều hành của Chủ tịch Hạ viện. Vì thế có thể nói, ở vị trí này, người chủ tọa đóng vai trò như một vị "nhạc trưởng" chỉ huy dàn nhạc, điều khiển tiết tấu của cuộc thảo luận.

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp
Nghị viện thế giới

Quyền lực của Quốc hội qua các bản Hiến pháp

Quốc hội Nhật Bản kể từ thời Hiến pháp Minh Trị cho đến sau khi Hiến pháp năm 1947 được ban hành, đã trải qua quá trình thay đổi và phát triển, với cơ cấu và quyền lực không ngừng được đổi mới, củng cố, khẳng định vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả
Nghị viện thế giới

Tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả

Nhật Bản, một quốc gia nổi tiếng với nền kinh tế phát triển và sự ổn định chính trị, sở hữu một hệ thống pháp luật được thiết kế chặt chẽ, gọn gàng và đặc biệt hiệu quả. Các chuyên gia pháp luật trên thế giới đánh giá, phong cách làm luật của Nhật Bản không chỉ phản ánh tư duy tổ chức khoa học mà còn thể hiện tính linh hoạt để thích nghi với thay đổi của thời đại.

Phải trải qua 4 công đoạn
Nghị viện thế giới

Phải trải qua 4 công đoạn

Các dự luật của Chính phủ sau khi được trình Quốc hội, dự luật sẽ phải trải qua 4 công đoạn trong đó có 3 lần trình ra phiên họp toàn thể và 1 lần thảo luận chi tiết tại ủy ban.

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster
Nghị viện thế giới

Nét chung và riêng từ mô hình Westminster

Cơ quan lập pháp Singapore là một nét biến thể độc đáo của mô hình Nghị viện Westminster của Anh quốc khi vẫn giữ phần lớn những đặc trưng của mô hình này song lại là cơ quan lập pháp đơn viện với các nghị sĩ không chỉ là do dân bầu mà còn có nghị sĩ được chỉ định.

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ
Thế giới 24h

Kinh tế toàn cầu đứng trước nhiều nguy cơ

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump mới đây tuyên bố, ngay trong ngày đầu tiên sau khi nhậm chức vào tháng 1 tới, ông sẽ áp thuế 25% đối với tất cả các sản phẩm từ Mexico và Canada, thêm 10% thuế đối với hàng hóa từ Trung Quốc. Các chuyên gia nhận định rằng, kế hoạch áp thuế này không chỉ làm dấy lên lo ngại về tác động tiêu cực đối với ngành công nghiệp Mỹ, mà còn nguy cơ bùng phát cuộc chiến thương mại toàn cầu.

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá
Thế giới 24h

Australia thông qua luật công khai thuế và cải cách Ngân hàng Trung ương mang tính đột phá

Thượng viện Australia vừa thông qua một trong những luật minh bạch thuế nghiêm ngặt nhất thế giới đối với các tập đoàn đa quốc gia, đánh dấu bước tiến quan trọng hướng tới việc hạn chế các hoạt động chuyển lợi nhuận. Trong một động thái song song, cơ quan lập pháp cũng đã phê duyệt cuộc cải cách lịch sử đối với Ngân hàng Trung ương, thành lập ban chính sách tiền tệ mới.

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh
Thế giới 24h

Bước ngoặt cho phát triển bền vững toàn cầu và cơ hội kinh doanh

Ngày 30.10.2024, Trung Quốc công bố kế hoạch năng lượng tái tạo đầy tham vọng, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong chiến lược phát triển năng lượng sạch. Kế hoạch do Ủy ban Cải cách và phát triển quốc gia (NDRC) phối hợp với 5 cơ quan khác ban hành, đặt ra các mục tiêu tiêu thụ táo bạo: 1 tỷ tấn than tiêu chuẩn (SCE) vào năm 2025 và 5 tỷ tấn SCE vào năm 2030. Đây là bước nhảy vọt đáng kể trong việc thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình
Quốc tế

Ngưỡng cửa hướng tới hòa bình

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.

ITN
Quốc tế

Giữa kỳ vọng và quan ngại

Ngày 29.11, Iran và nhóm E3 (Anh, Pháp, Đức) cùng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tiến hành vòng đàm phán hạt nhân mới tại Geneva, Thụy Sĩ với mục tiêu hồi sinh Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA) - thỏa thuận lịch sử năm 2015 nhằm kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran và giảm căng thẳng khu vực. T rong thời điểm thế giới còn đầy rẫy những xung đột và còn nhiều rào cản, tái khởi động đàm phán tại Geneva kỳ vọng, ngoại giao vẫn là con đường khả thi nhất để giải quyết các vấn đề phức tạp.

Tầm nhìn mới cho tương lai
Quốc tế

Tầm nhìn mới cho tương lai

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước tới Brazil, với kết quả quan trọng là nâng cấp quan hệ song phương lên một tầm cao mới; đồng thời ký kết 37 thỏa thuận về công nghệ, năng lượng, nông nghiệp và công nghiệp... Chuyến thăm được đánh giá sẽ giúp tăng cường sự tin cậy chiến lược giữa hai nước và đưa quan hệ Trung Quốc - Brazil bước vào “50 năm vàng son” tiếp theo.

Quốc hội đồng hành với Chính phủ
Nghị viện thế giới

Quốc hội đồng hành với Chính phủ

Để bảo đảm sự giám sát hiệu quả của Quốc hội đối với Chính phủ, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến ngân sách và các chính sách quan trọng, hệ thống các Ủy ban Thường trực liên quan đến các bộ (DRSC) đã được thành lập. Với vai trò chính là đưa ra những khuyến nghị và gợi ý chính sách, hệ thống này đã chứng tỏ vai trò đồng hành của Quốc hội với Chính phủ.

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân
Nghị viện thế giới

Vai trò giám sát "túi tiền" của Nhân dân

Một phần thiết yếu của hệ thống giám sát Quốc hội là bảo đảm trách nhiệm giải trình của cơ quan hành pháp trước cơ quan lập pháp và quyền của Quốc hội trong việc giám sát cách thức hoạt động của cơ quan hành pháp. Một trong những công cụ quan trọng để Quốc hội thực hiện chức năng đó là giám sát “túi tiền” của Chính phủ.

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia
Việt Nam và các nước

Báo chí Campuchia: Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là cầu nối hợp tác và phát triển giữa hai quốc gia

Chuyến thăm chính thức của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đến Vương quốc Campuchia từ ngày 21 đến 24.11.2024 đã được báo chí Campuchia ghi nhận như một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Campuchia. Đặc biệt, trang cpp.org.kh, trang web chính thức của đảng Nhân dân Campuchia cầm quyền và tờ Khmer Times đã có nhiều bài viết đậm nét về chuyến thăm này.