Ninh Bình:

Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024

 Sáng 15.2, tại chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình), Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Ninh Bình đã tổ chức lễ khai hội chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024. Lễ hội chùa Bái Đính diễn ra từ ngày 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch. Sự kiện này đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 10 năm quần thể danh thắng Tràng An.

Tham dự lễ khai hội có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Thượng tọa Thích Quảng Hà, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Kiểm soát Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Nam Định; Thượng tọa Thích Minh Quang, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật Giáo tỉnh Ninh Bình, Phó trụ trì chùa Bái Đính; cư sĩ Nguyễn Văn Trường, Giám đốc Doanh nghiệp Xây dựng Xuân Trường, cùng các tăng ni, phật tử trên cả nước.

Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Đông đảo các đại biểu và nhân dân tham dự lễ khai hội.

Về phía tỉnh Ninh Bình có ông Đoàn Minh Huấn - Bí thư Tỉnh uỷ Ninh Bình; Ông Mai Văn Tuất - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Bình; Ông Phạm Quang Ngọc - Phó Bí thư tỉnh ủy - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cùng các vị đại biểu trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực HĐND, Lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, lãnh đạo các ban, sở, ngành, MTTQ các huyện, thành phố trong tỉnh cùng về tham dự.

Tại buổi lễ, Hoà Thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024. Đây là lễ hội mở đầu cho chuỗi sự kiện kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An trong đó có chùa Bái Đính được UNESCO công nhận, vinh danh là di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á với cả hai tiêu chí văn hoá và thiên nhiên.

Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Hoà Thượng Thích Thanh Nhiễu phát biểu khai mạc Hội Xuân Bái Đính - Giáp Thìn 2024. 

Trước xu hướng phát triển và hội nhập của đất nước, để phát huy giá trị đạo đức - văn hóa Phật giáo, nhằm xây dựng cuộc sống an lạc, hạnh phúc cho nhân loại, cũng như tỏ lòng tri ân công đức đối với các bậc tiền nhân đã có công tạo dựng đất nước, chùa Bái Đính đã được mở rộng, xây dựng mới để làm biểu trưng của giá trị văn hoá, đạo đức, tập trung tinh hoa trí tuệ sáng tạo của người lao động và làm nên một trung tâm tâm linh, tín ngưỡng hoằng pháp độ sinh; là nơi thỏa nguyện nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của đông đảo quần chúng nhân dân, tín đồ Phật tử; là điểm du lịch văn hóa hấp dẫn, góp phần tô điểm thêm thắng tích Phật giáo trong Quần thể Danh thắng Tràng An.

Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024 -0
Các vị đại biểu thực hiện nghi lễ trong ngày khai hội.

Quần thể chùa Bái Đính hiện nay rộng 1.700 ha, bao gồm khu cổ, chùa Bái Đính mới và các khu vực khác, như công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đỗ xe, hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh, được xây dựng từ năm 2003. Chùa nằm trên sườn núi, giữa thung lũng và núi đá, là cửa ngõ phía Tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc của chùa mới mang đậm nét truyền thống, hoành tráng và đồ sộ. Vì vậy, chùa nhanh chóng trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng. 

Long trọng khai hội Chùa Bái Đính - Xuân Giáp Thìn 2024 -0

Chùa Bái Đính đã nhận được sự công nhận từ UNESCO và được vinh danh là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Đông Nam Á với cả 2 tiêu chí văn hoá và thiên nhiên.

Năm 1997, chùa được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa-cách mạng cấp quốc gia. Mặc dù chùa có lịch sử từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư, nhưng chùa Bái Đính cổ mang nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật đặc trưng của thời Lý.

Ngày 28.2.2012, chùa Bái Đính lập kỷ lục với 8 danh hiệu chùa lớn nhất châu Á.

Văn hóa - Thể thao

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia
Văn hóa

Công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 2.4 (tức ngày mùng 5.3 năm Ất Tỵ), UBND huyện Thạch Thất tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh "Hội chùa Tây Phương" vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng chùa Tây Phương được công nhận bảo vật quốc gia và khai hội Chùa Tây Phương năm 2025.

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương
Văn hóa - Thể thao

Hiểu thêm về thời đại Hùng Vương

Thời đại Hùng Vương là một trong những giai đoạn quan trọng nhất của lịch sử Việt Nam, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của dân tộc. Hai cuốn sách "Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)" và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam" do NXB Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu, cung cấp cái nhìn toàn diện về giai đoạn này.

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới
Văn hóa - Thể thao

Định hình giá trị nghệ thuật trong kỷ nguyên mới

Trong bối cảnh công nghệ số và xu hướng toàn cầu hóa, đời sống nghệ thuật đối diện với thách thức chưa từng có. Sự thay đổi trong quan niệm thẩm mỹ và cách thức sáng tạo buộc nghệ sĩ phải tìm kiếm luồng gió mới, định hình giá trị truyền thống trong kỷ nguyên mới.

"Vạn trái tim - Một niềm tin”
Văn hóa - Thể thao

"Vạn trái tim - Một niềm tin”

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa chính thức phát động Giải chạy “Vietcombank Run & Share 2025: Vạn trái tim - Một niềm tin” tại Công viên Hòa Bình, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Việc ra mắt các sản phẩm chất lượng sẽ góp phần đưa du lịch tàu biển Việt Nam phát triển
Du lịch - Thể thao

Du lịch tàu biển cần chiến lược tổng thể để bứt phá

Liên tiếp các siêu du thuyền quốc tế cập cảng Việt Nam những tháng đầu năm cho thấy tiềm năng phát triển của du lịch tàu biển. Theo các doanh nghiệp, cần có chiến lược tổng thể để thúc đẩy du lịch tàu biển bứt phá hơn nữa, trong đó tập trung cải thiện cơ sở hạ tầng, dịch vụ và chính sách thu hút khách.

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại
Văn hóa - Thể thao

Từ bếp lửa truyền thống đến bàn ăn hiện đại

Những món ăn nổi tiếng không chỉ gợi nhớ về một Hà Nội đầy hoài niệm, mà còn chứa đựng giá trị to lớn trong nhịp sống hiện đại. Cùng với việc lưu giữ những công thức gia truyền quý báu qua nhiều thế hệ, người Hà Nội đang nỗ lực sáng tạo để đưa ẩm thực Thủ đô vươn tầm quốc tế.

Du khách trải nghiệm ứng dụng tìm kiếm và đặt phòng khách sạn tại các điểm du lịch
Du lịch - Thể thao

Thúc đẩy doanh nghiệp du lịch ứng dụng công nghệ

Nhằm tạo cơ hội để doanh nghiệp du lịch tiếp cận và ứng dụng công nghệ, tại Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam tại Hà Nội - VITM Hà Nội 2025 sẽ có gian hàng giới thiệu các ứng dụng tiêu biểu của trí tuệ nhân tạo (AI), robot trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn và dịch vụ du lịch.

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng
Văn hóa - Thể thao

Gắn kết nghệ sĩ và công chúng

Trong bối cảnh nghệ thuật đang chuyển mình qua những mô hình kết nối trên toàn thế giới, các hoạt động nhằm tăng cường không gian thử nghiệm, trải nghiệm, giao lưu, tương tác nghệ sĩ - công chúng trở thành nhịp cầu quan trọng, kéo gần khoảng cách giữa nghệ thuật với đời sống…

Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội thu hút nhiều doanh nghiệp tư nhân
Văn hóa - Thể thao

Để kinh tế tư nhân trở thành đòn bẩy phát triển công nghiệp văn hóa

Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, nếu được định hướng và hỗ trợ từ Nhà nước, kinh tế tư nhân sẽ là động lực thúc đẩy sáng tạo, phát triển công nghiệp văn hóa, đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế, tích cực tham gia xây dựng xã hội văn minh, hiện đại...