Long An: Đề xuất đầu tư cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2 với quy mô 8 làn xe

UBND tỉnh Long An vừa có văn bản số 6731/UBND-KTTC kiến nghị Thủ tướng Chính phủ đầu tư giai đoạn 2 cao tốc TP. HCM - Trung Lương.

Long An: ề xuất đầu tư cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2 với quy mô 8 làn xe -0
Năng lực thông hành tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương không còn đảm bảo do nhu cầu vận tải lớn, tốc độ lưu thông hạn chế

Cụ thể, UBND tỉnh Long An kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận đầu tư dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2 qua địa bàn tỉnh Long An với quy mô hoàn chỉnh theo quy hoạch 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp (đầu tư thêm 4 làn xe cao tốc); Đầu tư nút giao tại xã Thanh Phú, huyện Bến Lức để đảm bảo tính kết nối, phát huy hiệu quả với đường Vành đai 3 chuẩn bị đầu tư, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành đang đầu tư.

Đồng thời, nghiên cứu cho kết nối đường địa phương với đường cao tốc tại vị trí trạm dừng chân trên địa bàn huyện Thủ Thừa; Nghiên cứu giải pháp đầu tư, chỉnh trang phạm vi nút giao thông của đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương rẽ vào TP. Tân An để đảm bảo mỹ quan khu vực đô thị, vệ sinh môi trường.

Về quỹ đất, UBND tỉnh Long An cho biết, trước đây, theo chủ trương của Chính phủ, Bộ GTVT, tỉnh Long An đã phối hợp, thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy hoạch 8 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp hoàn chỉnh, thực tế có rào chắn bảo vệ và công tác quản lý quỹ đất đã được quan tâm, thực hiện tốt, sẵn sàng về mặt bằng để thi công dự án theo quy hoạch được duyệt.

Về phương thức đầu tư, UBND tỉnh Long An kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương thực hiện dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2 bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác, để hoàn thành trước năm 2025. Trong trường hợp đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) để phát huy nguồn vốn xã hội hóa, UBND tỉnh Long An đề xuất cơ chế cho phép đấu thầu quyền thu phí trên tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 1, để tạo nguồn vốn cho phần vốn góp từ ngân sách nhà nước tham gia giai đoạn 2 đảm bảo tỷ lệ theo Luật PPP.

Ngoài dự án cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương, UBND tỉnh Long An cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận giai đoạn 2 để đảm bảo khai thác đồng bộ với tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương do hiện nay tuyến chỉ mới đầu tư 4 làn xe cao tốc, không có 2 làn dừng khẩn cấp; tạo nút thắt cổ chai trong kết nối từ TP. Hồ Chí Minh đến TP. Cần Thơ.

Theo UBND tỉnh Long An, dự án cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (giai đoạn 1) có chiều dài 61,9km, gồm: 39,75km đường cao tốc (qua TP. HCM 1,15km; Long An 28,5km; Tiền Giang 10,1km) và các tuyến đường nối dài 22,1km với quy mô 8 làn xe cơ giới và 2 làn dừng xe khẩn cấp với chiều rộng nền đường 41m tại Quyết định 1286 ngày 6/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy mô đầu tư giai đoạn 1 là 4 làn xe cơ giới và 2 làn dừng khẩn cấp, tổng mức đầu tư 9.844 tỷ đồng được thực hiện bằng vốn Ngân sách nhà nước. Đến nay tuyến cao tốc này đã quá tải với lưu lượng xe tăng mạnh (hơn 50.000 lượt xe/ngày đêm).

Sau khi dừng thu phí (năm 2019), tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương đang dần xuống cấp, năng lực thông hành không còn đảm bảo do nhu cầu vận tải lớn, tốc độ lưu thông hạn chế (60-70km/h), thường xuyên xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông, không đảm bảo kết nối đồng bộ hệ thống cao tốc trong khu vực.

Bên cạnh đó, chủ trương của Chính phủ đẩy nhanh việc đầu tư hoàn thành các tuyến cao tốc như Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, An Hữu - Cao Lãnh,…trong giai đoạn 2021-2025 thì áp lực giao thông đoạn đường này ngày càng lớn.

Theo UBND tỉnh Long An, việc đầu tư cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương giai đoạn 2 sẽ đảm bảo an toàn giao thông khi lưu lượng xe đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương ngày tăng cao, tạo sự kết nối liên vùng Đồng bằng Sông Cửu Long với TP. Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu quả của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH, giảm áp lực cho các tuyến quốc lộ hiện hữu.

Trên đường phát triển

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài
Trên đường phát triển

Ninh Thuận dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm ở nước ngoài

Nhằm đẩy mạnh công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Sở Lao động - thương binh và xã hội (LĐTB-XH) tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Tỉnh Đoàn tổ chức Ngày hội việc làm tỉnh năm 2024, với chủ đề “Dạy nghề gắn với giải quyết việc làm và đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”.

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội
Trên đường phát triển

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà ở xã hội

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang triển khai kế hoạch phát triển gần 12.800 căn hộ nhà ở xã hội từ 17 dự án trong giai đoạn 2023-2025. Hiện 8 dự án chậm tiến độ, tỉnh đang tập trung tháo gỡ vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân, đặc biệt là người thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp.

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia
Trên đường phát triển

Lan tỏa nghĩa cử cao đẹp về tình đoàn kết, sẻ chia

Thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra sẽ cần nhiều thời gian để khắc phục hoàn toàn. Thời điểm này, dù những khó khăn, vất vả còn hiện hữu nhưng những nghĩa cử cao đẹp vẫn đang tiếp tục được người dân Quảng Ninh lan tỏa để cùng thắp lên những “ngọn lửa ấm” và động lực vững vàng vươn lên mạnh mẽ...

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Ưu tiên tối đa nguồn lực hỗ trợ người dân, doanh nghiệp

Đồng hành với người dân, doanh nghiệp vượt khó, bên cạnh việc thực hiện các quy định hiện hành của Chính phủ, Quảng Ninh cũng đang xây dựng, điều chỉnh một số chính sách theo hướng áp dụng tối đa các điều kiện hỗ trợ có lợi cho người dân, tổ chức bị thiệt hại bởi bão số 3 ổn định đời sống, khôi phục sản xuất…

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại
Trên đường phát triển

Nhịp sống thường nhật bắt đầu trở lại

Càng khó khăn, thử thách, càng vươn lên mạnh mẽ, tinh thần “Kỷ luật và Đồng tâm” vốn đã làm nên thương hiệu Quảng Ninh lại một lần nữa được khẳng định trước những thiệt hại hết sức nặng nề bởi thiên tai. Thời điểm này, công cuộc tái thiết sau bão số 3 vẫn đang được tập trung cao độ và nhịp sống thường nhật đã bắt đầu trở lại tại khắp các địa phương trên địa bàn…