Lộ trình Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội phát triển thành "Đại học"

Với mục tiêu phát triển thành đại học đa ngành với nhiều trường thành viên, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đang chuẩn bị các điều kiện để chuyển từ "trường Đại học" thành "Đại học".

Theo lộ trình, đến năm 2025, Trường phấn đấu đạt đủ các điều kiện để chuyển thành Đại học theo quy định của Chính phủ.

Kế hoạch chuyển đổi mô hình lên đại học với đa lĩnh vực, ngành đào tạo đã được HaUI thực hiện trong thời gian qua. Tháng 12.2021, Hội đồng trường Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ban hành nghị quyết thành lập Trường Ngoại ngữ - Du lịch. Đây là trường đầu tiên được thành lập trong Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, trên cơ sở nhập Khoa Ngoại ngữ (thành lập năm 2005) và Khoa Du lịch (thành lập năm 2000). Tháng 8.2023, trường Cơ khí - Ô tô được thành lập trên cơ sở sáp nhập và phát triển Khoa Cơ khí và Khoa Công nghệ ô tô.

Dự kiến từ 2024 - 2025, sẽ có thêm 3 trường (Lĩnh vực Điện - Điện tử; Kinh tế quản lý và Công nghệ thông tin truyền thông) được thành lập.

TS. Kiều Xuân Thực - Hiệu trưởng Nhà trường, cho biết: “Trong lộ trình chuyển đổi, bài toán của chúng tôi là bài toán tái cấu trúc các khoa sẵn có, chứ không phải là bài toán tăng quy mô”.

Theo đó, trường Đại học Công nghiệp Hà Nội định hướng trở thành Đại học đào tạo, nghiên cứu khoa học ứng dụng đa năng, phát triển theo mô hình đại học thông minh. Trong lộ trình trở thành "Đại học", nhà trường chủ trương hoạt động đào tạo phải gắn với thực tiễn nhằm cung cấp ra thị trường lao động đội ngũ nhân sự có chất lượng cao, có khả năng làm việc trong thực tế.

“Từ khi phát triển thành trường chúng tôi có thể mở các chương trình đào tạo chuyên ngành, được phân cấp để thực hiện xã hội hóa về giáo dục” - TS. Hoàng Ngọc Tuệ - Hiệu trưởng Trường Ngoại ngữ - Du lịch, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội chia sẻ thêm.

Thực hiện chủ trương này, tháng 4.2023, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã ra mắt “Ban cố vấn doanh nghiệp” cho năm chương trình đào tạo gồm Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Công nghệ kỹ thuật ôtô, Khoa học máy tính, Công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ kỹ thuật điện - điện tử.

Năm chương trình đào tạo trình độ đại học của Đại học Công nghiệp Hà Nội định hướng theo các tiêu chuẩn kiểm định ABET - bộ tiêu chuẩn của Hội đồng Kiểm định kỹ thuật và công nghệ (Mỹ). Trong đó, nhiều tiêu chuẩn về khả năng của sinh viên, mục tiêu và chương trình đào tạo, cơ sở vật chất, hỗ trợ của trường đại học.

Ban cố vấn doanh nghiệp sẽ hoạt động tích cực để hỗ trợ HaUI nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Nhà trường mời chuyên gia của doanh nghiệp tham gia ban tư vấn cố vấn cho các chương trình đào tạo để rà soát, điều chỉnh nội dung chương trình để bám sát nhu cầu của doanh nghiệp. Mời chuyên gia doanh nghiệp đồng giảng chia sẻ thực tiễn tới giảng viên và sinh viên nhà trường. Theo chương trình này, doanh nghiệp sẽ đồng hành cùng sinh viên ngay từ năm thứ 3 đại học. Sau khi sinh viên tốt nghiệp, doanh nghiệp cam kết sẽ nhận vào làm việc.

Ban cố vấn doanh nghiệp sẽ là cầu nối “hữu hiệu” giữa Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội với các doanh nghiệp. Trong đó, Ban cố vấn tham gia đóng góp ý kiến xây dựng, chỉnh sửa chương trình, phát triển chương trình phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động và xu thế phát triển của xã hội, hỗ trợ chương trình thực tập, tham quan doanh nghiệp cho giảng viên và sinh viên.

Hỗ trợ các chương trình định hướng việc làm, tuyển dụng sinh viên, tham gia các bài giảng trong chương trình học hoặc hội thảo khoa học giữa giảng viên, sinh viên của nhà trường và doanh nghiệp, tham gia vào các dự án của sinh viên, tài trợ dự án, giải thưởng nghiên cứu sáng tạo kỹ thuật trong sinh viên.

Theo yêu cầu phát triển thực tiễn, việc nâng cấp từ trường đại học lên thành đại học sẽ là cơ hội để Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đổi mới cấu trúc và hệ thống quản trị bên trong, từ đó giúp tinh gọn hơn bộ máy quản lý, tập trung nguồn lực để phát triển hiệu quả hơn.

Giáo dục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đến dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII.
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII

Sáng 20.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh viên lần thứ VII và Tổng kết Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” (Đề án 1665). Ngày hội do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức.

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn
Giáo dục

Liên kết với nước ngoài để phát triển nguồn nhân lực bán dẫn

Sự hợp tác chặt chẽ giữa các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp Việt Nam và Đài Loan (Trung Quốc) trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ, đặc biệt là lĩnh vực bán dẫn không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo, mà còn mở ra nhiều cơ hội việc làm tốt hơn cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng
Giáo dục

Trường ĐH Giao thông Vận tải khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành có tổng mức đầu tư 240 tỷ đồng

Sáng 19.4, Trường Đại học Giao thông Vận tải tổ chức lễ khánh thành tòa nhà trung tâm điều hành và làm việc của cán bộ, giảng viên. Đây là dự án trọng điểm của nhà trường, hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).