Lộ diện 4 thí sinh tranh tài tại Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024

Cuộc thi quý IV Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 (phát sóng ngày 6.10) đã tìm được chủ nhân vòng nguyệt quế, 4 thí sinh góp mặt tại Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 đã chính thức lộ diện.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia 2024 - năm thứ 24 sẽ được truyền hình trực tiếp vào sáng Chủ nhật, ngày 13.10.

4 thí sinh lọt vào trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 gồm: Trần Trung Kiên (Trường THPT Lê Hồng Phong, Phú Yên) nhất Quý I với 235 điểm; Nguyễn Quốc Nhật Minh (Trường THPT Chuyên Hùng Vương, Gia Lai) nhất Quý II với 250 điểm; Võ Quang Phú Đức (Trường THPT Chuyên Quốc học, Thừa Thiên Huế) nhất Quý III với 185 điểm; Nguyễn Nguyên Phú (Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm, Hà Nội) nhất Quý IV với 215 điểm.

Trần Trung Kiên, nhất Quý I

Trước khi bước vào cuộc thi Quý I Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Trần Trung Kiên (Trường THPT Lê Hồng Phong, huyện Tây Hòa, Phú Yên) là thí sinh duy nhất chưa giành vòng nguyệt quế ở các vòng thi Tuần và Tháng. Kiên đi tiếp qua hai vòng với tư cách là thí sinh có điểm về nhì cao nhất.

Vì vậy, ngay từ khi bước vào cuộc thi Quý, nam sinh đã nuôi trong mình khao khát chiến thắng và đã xuất sắc giành vòng nguyệt quế cuộc thi Quý I với 235 điểm. Với chiến thắng này, Trung Kiên đã mang cầu truyền hình trực tiếp của trận Chung kết năm về với Phú Yên. Đây cũng là lần đầu tiên Phú Yên có cầu truyền hình của trận Chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia.

img-8549-1-6771.jpg
Chủ tịch UBND huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên khen thưởng đột xuất cho em Trần Trung Kiên

Trần Trung Kiên đang là học sinh lớp 11A1 Trường THPT Lê Hồng Phong. Bên cạnh thành tích xuất sắc tại cuộc thi Quý I Đường lên đỉnh Olympia 2024, Trung Kiên còn từng đạt nhiều giải cao tại các cuộc thi như: Danh hiệu "Học sinh 3 tốt" cấp tỉnh năm học 2022 - 2023; Giải Nhất cuộc thi viết “Câu chuyện của teen” toàn quốc năm 2023 do Viện Tâm lí & Giáo dục tổ chức; Giải Ba học sinh giỏi Toán cấp tỉnh năm học 2022 - 2023; Thủ khoa đầu vào Trường THPT Lê Hồng Phong; giải Nhất cuộc thi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” cấp trường; đạt danh hiệu học sinh xuất sắc năm học 2022 - 2023 với điểm trung bình cả năm 9,6…

Nguyễn Quốc Nhật Minh, nhất Quý 2

Giành được vòng nguyệt quế vòng thi Quý II, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 với 250 điểm, Nguyễn Quốc Nhật Minh, lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Gia Lai) trở thành học sinh đầu tiên mang cầu truyền hình Chung kết năm Olympia về với phố núi.

Trước đó, Nhật Minh đã chứng minh được bản lĩnh cùng trí tuệ của mình khi liên tiếp dẫn đầu ở các phần thi trong vòng thi Quý. Đặc biệt, nam sinh có màn Tăng tốc và Về đích ấn tượng với phần trả lời gần như chính xác và nhanh nhất các câu hỏi để mang về điểm số cách biệt.

chuyen-hung-vuong-gia-lai-olympia-2742-6048.jpg
Nguyễn Quốc Nhật Minh, lớp 11C2A, Trường THPT chuyên Hùng Vương (tỉnh Gia Lai) chiến thắng vòng thi Quý II

Nhật Minh sinh ra và lớn lên tại phố núi Pleiku trong gia đình có ba và mẹ đều là giáo viên. Tiếp nối truyền thống hiếu học ấy, từ nhỏ, Minh đã luôn chăm chỉ và tự giác trong học tập. Minh học đều các môn, song đam mê nhất là Anh ngữ.

Ngoài việc trau dồi kiến thức trên lớp, Nhật Minh còn chủ động xem các chương trình tiếng Anh trên tivi để nâng cao kỹ năng ngoại ngữ. Năm lớp 4, em thử sức với cuộc thi Olympic tiếng Anh trên Internet (IOE) và đạt giải nhất cấp trường, giải nhì cấp thành phố. Lên cấp 3, Nhật Minh trúng tuyển vào lớp chuyên Anh của Trường THPT chuyên Hùng Vương. Ở môi trường thuận lợi, em có điều kiện nâng cao khả năng trong môn tiếng Anh nhờ sự chủ động của bản thân cũng như sự hỗ trợ từ thầy cô và bạn bè.

Tại cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia, tất cả các câu hỏi bằng tiếng Anh mà chương trình đưa ra tại các vòng thi, Minh đều ghi điểm với câu trả lời nhanh và chính xác.

Võ Quang Phú Đức, nhất Quý III

Trong trận thi Quý III, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24, Võ Quang Phú Đức, lớp 11 chuyên Toán, trường THPT chuyên Quốc học Huế đã giành chiến thắng kịch tính với 185 điểm, cách người đứng thứ hai Nguyễn Tuấn Minh (THPT Chu Văn An, Hà Nội) 10 điểm.

1-6-1500.jpg
Em Võ Quang Phú Đức, lớp 11 chuyên Toán, trường THPT chuyên Quốc học Huế trong trận thi Quý III, Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24

Đây là lần thứ 7 trong 24 năm, tỉnh Thừa Thiên Huế có học sinh dự chung kết Olympia - nhiều nhất trong 63 tỉnh, thành. Trường THPT chuyên Quốc học nơi Phú Đức theo học cũng trở thành ngôi trường đầu tiên của cả nước đạt thành tích 2 lần liên tiếp và 7 lần có học sinh tham dự Chung kết Đường lên đỉnh Olympia.

Trước đó, những gương mặt chuyên Quốc học Huế từng góp mặt trong Chung kết Đường lên đỉnh Olympia gồm Nguyễn Nguyễn Thái Bảo (năm 2005), Nguyễn Mạnh Tấn (năm 2008), Hồ Ngọc Hân (năm 2009), Thái Ngọc Huy (năm 2011), Hồ Đắc Thanh Chương (năm 2016) và Nguyễn Minh Triết (2023).

Được biết, Phú Đức mê xem chương trình Đường lên đỉnh Olympia từ hồi tiểu học. Lên lớp 10, Đức đăng ký tham gia "Nguyệt Quế Đỏ" - cuộc thi mô phỏng chương trình Olympia do trường tổ chức. Trải qua nhiều trận đấu, Đức giành chức vô địch và là đại diện duy nhất chuyên Quốc học dự Olympia năm nay.

Nguyễn Nguyên Phú, nhất Quý IV

Chiến thắng ở cuộc thi Quý IV với 215 điểm, Nguyễn Nguyên Phú đã giành vòng nguyệt quế và mang cầu truyền hình cuối cùng của trận chung kết năm, Đường lên đỉnh Olympia 2024 về với Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội.

Trước đó, Nguyên Phú bước vào cuộc thi Quý IV với chiến thắng và điểm số ấn tượng ở cuộc thi Tuần (330 điểm) và thi Tháng (245 điểm). Cuộc thi Quý IV diễn ra rất kịch tính, kết quả chỉ "ngã ngũ" ở câu cuối cùng của phần thi Về đích.

nam-sinh-sieu-tri-tue-voi-diem-sat-top-1-the-gioi-thang-ap-dao-tran-thi-tuan-olympia-dspl-2-19413536-4512.jpg
Nguyễn Nguyên Phú mang cầu truyền hình cuối cùng của trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 24 về với Trường THPT Chuyên Đại học Sư phạm, Hà Nội

Ngoài thành tích xuất sắc trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia, Nguyễn Nguyên Phú còn gây ấn tượng bởi điểm SAT thuộc top 1% thế giới, điểm trung bình học tập tất cả các môn đều từ 9,7 trở lên.

Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua
Giáo dục

91.000 tỷ đồng và hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 dưới trung bình... là con số nổi bật giáo dục tuần qua

Tuần qua, giáo dục ghi nhận nhiều sự kiện đáng chú ý như hơn 30% bài thi khảo sát lớp 12 của học sinh Hà Nội dưới điểm trung bình, Bộ GD-ĐT đề xuất chi 91.000 tỷ đồng huy động trẻ từ 3-5 tuổi đến trường, chuyển giao cấp xã quản lý trường THCS, tiểu học và mầm non...

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học
Giáo dục

Thủ khoa ĐH Thủy lợi được công ty công nghệ "chiêu mộ"chính thức từ năm thứ 3 đại học

Với điểm trung bình học tập 3,85/4, Nguyễn Phi Phong (Diễn Châu, Nghệ An), sinh viên ngành Kỹ thuật phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin đã trở thành Thủ khoa tốt nghiệp loại Xuất sắc của Trường Đại học Thủy lợi - nằm trong top 1% sinh viên có điểm số cao nhất toàn khóa. Đặc biệt, Phong vào làm cho công ty công nghệ chuyên về AI từ năm thứ 3 đại học. 

" Bình dân học vụ số" để làm chủ công nghệ, góp phần xây dựng một xã hội số văn minh. Trong ảnh: Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng " Bình dân học vụ số"
Đời sống

Sẵn sàng vận hành nền tảng "Bình dân học vụ số"

Tiếp nối tinh thần của phong trào “Bình dân học vụ” năm 1945, "Bình dân học vụ số" vừa được Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát động không chỉ là một phong trào mang ý nghĩa xóa mù công nghệ đơn thuần, mà còn là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện, mở ra cánh cửa tri thức số cho mọi tầng lớp Nhân dân.

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường
Sức khỏe

TP. Hồ Chí Minh: Khẩn trương điều tra vụ 29 học sinh nghi ngờ ngộ độc sau bữa trưa tại trường

Sau khi nhận được báo cáo ban đầu từ Sở An toàn thực phẩm TP. Hồ Chí Minh về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường tiểu học Võ Thị Sáu (quận 7, TP. Hồ Chí Minh) diễn ra ngày 9.4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu khẩn trương điều tra, truy xuất nguồn gốc vụ việc.

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?
Giáo dục

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số: Sinh viên sẽ được đào tạo như thế nào?

Công nghệ bán dẫn là "xương sống" của nền kinh tế số, đóng vai trò cốt lõi trong sản xuất vi mạch, chip điện tử, cảm biến và các thiết bị công nghệ cao. Năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giao Trường Đại học Khoa học Tự nhiên mở chương trình đào tạo cử nhân công nghệ bán dẫn, tuyển sinh khóa đầu tiên năm 2025 với 140 chỉ tiêu. Vậy chương trình này đào tạo như thế nào?, sinh viên sẽ học ra sao?

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?
Giáo dục

Đại học Quốc gia Hà Nội làm gì để triển khai tốt công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo?

Đại học Quốc gia Hà Nội đang đa dạng hoá các nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường năng lực cho Công viên Công nghệ cao và Đổi mới sáng tạo, hướng đến hình thành các sản phẩm khoa học công nghệ có tính ứng dụng thực tiễn cao, có tiềm năng chuyển giao.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Giáo dục

Trường Đại học Điện lực tổ chức hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học

Sáng 10.4, Trường Đại học Điện lực đã tổ chức Hội nghị triển khai chương trình đào tạo trình độ đại học năm 2025 dưới sự chủ trì của PGS.TS Đinh Văn Châu, Hiệu trưởng Nhà trường. Tham dự hội nghị có Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường, PGS.TS Vũ Đình Ngọ; Phó Hiệu trưởng PGS.TS Nguyễn Lê Cường, TS. Dương Trung Kiên.