Linh vật rồng trong tưởng tượng của họa sĩ trẻ

Qua nét vẽ của các họa sĩ trẻ đem đến nhiều góc nhìn thú vị cho cộng đồng yêu sáng tạo về hình tượng rồng - linh vật của năm Giáp Thìn 2024.

“Super Long” của tác giả Rayzthin lấy cảm hứng từ Super Mario, trò chơi gắn liền với tuổi thơ nhiều thế hệ Việt. Tác giả đã khéo léo kết hợp tên game nổi tiếng với hình ảnh con rồng và các nét vẽ truyền thống.

Bức tranh “Gói bánh chưng” của tác giả Tahtag khắc họa hình ảnh một chú rồng đang học làm bánh, chung vui không khí Tết với muôn dân. Hay “Tái sinh” của họa sĩ Phạm Hoa là câu chuyện về niềm yêu thích đặc biệt của một cô bé đối với rồng và tin rằng rồng vẫn tồn tại ở thế giới ngày nay. Tình cờ trong một lần tìm kiếm tài liệu, cô bé vô tình đánh thức một con rồng bị phong ấn hàng nghìn năm trong cuốn sách đó...

Họa sĩ trẻ với cảm thức về linh vật rồng -0
Hình tượng rồng với nhiều góc nhìn thú vị

Theo họa sĩ trẻ Nguyễn Thị Mai Anh, sinh viên năm 3, Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, cô thích sáng tạo nhân vật rồng dung dị, tự nhiên, gắn với khoảnh khắc đời thường của người Việt như uống cà phê, ngồi trà đá vỉa hè... tại phố cổ Hà Nội.

“Qua hình tượng rồng, tôi muốn làm bật lên nét đẹp văn hóa uống trà của người Hà Nội mà tôi yêu thích. Đây cũng là điểm thú vị, ấn tượng mà khách du lịch quốc tế muốn dừng chân lâu hơn tại thành phố này”, Mai Anh nói.

Tác phẩm “Thêu rồng” được họa sĩ Phạm Như Quỳnh (nghệ danh Jee Phạm) lấy ý tưởng từ các họa tiết trên trang phục của vua chúa. Ở đó, hình tượng rồng được thêu tinh xảo, nhiều màu sắc rực rỡ bắt mắt.

Jee Phạm cho biết, thêu rồng trên cổ phục Việt đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo của người thợ, đồng thời thể hiện giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc. Để hoàn thành tác phẩm này, cô đã mày mò, nghiên cứu cuốn sách “Ngàn năm áo mũ” của Trần Quang Đức, “Đồ họa cổ Việt Nam” của Phan Cẩm Thượng, tìm kiếm hoa văn cổ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Jee Phạm lựa chọn mẫu rồng thời Lê với móng, đuôi chắc khỏe, cứng cáp kết hợp với mây lửa, thể hiện sức mạnh uy quyền của bậc đế vương…

Xem các sáng tạo hình tượng rồng của họa sĩ trẻ, Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế, TS. Nguyễn Phước Hải Trung bày tỏ sự ngạc nhiên thích thú, đặc biệt với tác phẩm “Trò chơi Tết” của tác giả Lim (Đà Nẵng). Mượn tứ trò chơi “Bầu cua tôm cá”, tác giả vẽ hình ảnh rồng cũng như những con vật thân thuộc trong trò chơi dân gian này để nói về một không gian xanh, trong lành, vạn vật có thể chung sống; đồng thời gợi nhớ hình ảnh gia đình, bạn bè quây quần bên nhau, tận hưởng những khoảnh khắc ấm áp trong ngày Tết.

Họa sĩ trẻ với cảm thức về linh vật rồng -0
"Hóa long cầu vận" của tác giả Nambas, Hà Nội

“Qua cách nhìn của người trẻ, con rồng trở nên gần gũi hơn, gắn với những ý nghĩa mới hay hóa thân vào các nhân vật trong cuộc sống hàng ngày, cả trong phim hoạt hình, truyền thuyết, trò chơi dân gian...”, TS. Nguyễn Phước Hải Trung nhận xét. 

Điều đặc biệt là các họa sĩ trẻ đã sử dụng kiểu vẽ kỹ thuật số. Lối vẽ này vừa bảo đảm tính nhanh, thể hiện được phong cách, cá tính họa sĩ. Với cách tiếp cận nghệ thuật đương đại của người trẻ, hình ảnh con rồng khác hơn, mới hơn và điều đó tạo ra giá trị mới. Khi giá trị mới hòa trong không gian cổ kính, truyền thống lại càng tôn lên sự đặc biệt này và đây là điều di sản nên hướng tới.

Theo Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Phương, “các họa sĩ đã lấy chất liệu trong truyền thống như rồng thời Lý, rồng thời Lê, rồng thời Nguyễn… để thể hiện hình ảnh rồng hôm nay. Những cảm thức về linh vật qua sự sáng tạo của giới trẻ giúp cho các tác phẩm giữ được tính biểu tượng, bên cạnh đó lại có những hình ảnh gần gũi, gắn với các trò chơi dân gian. Hình ảnh con rồng vừa giữ được vẻ đẹp thiêng liêng nhưng cũng gần gũi, mang đến cho người xem những cảm nhận về sức sống mới trong năm mới Giáp Thìn. Tôi nghĩ những giá trị văn hóa đang định hình trong những hoạt động sáng tạo như thế này”.

Họa sĩ trẻ với cảm thức về linh vật rồng -0

Triển lãm “Vẽ con rồng” tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, giới thiệu 80 tác phẩm của 75 họa sĩ minh họa trẻ. Các tác phẩm ngoài truyền tải thông điệp tích cực về linh vật năm Giáp Thìn còn đóng góp vào chiến dịch gây quỹ cùng tên được tổ chức thường niên bởi TiredCity và Vietnam Local Artist Group (VLAG), nhằm hỗ trợ  Blue Dragon Children’s Foundation - tổ chức giải cứu, giúp đỡ trẻ đường phố và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên khắp Việt Nam.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.