Chuyên mục Những ánh sao khuê

Liệt sĩ Nguyễn Thị Diệu - Nhà giáo Anh hùng

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu - một liệt sĩ gan vàng dạ sắt, đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta đã ghi một mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của Dân tộc. Với khẩu hiệu “Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh”, phụ nữ có vai trò đặc biệt quan trọng trong thắng lợi vĩ đại đó.

Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đã nhận định: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi sau 21 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ. Đây cũng là thời kỳ phụ nữ nước ta vùng dậy mạnh mẽ và oanh liệt hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử của dân tộc”.

Kế thừa truyền thống của dân tộc, của phụ nữ cả nước, phụ nữ miền Nam Việt Nam trong 21 năm chống Mỹ cứu nước (1954-1975) đã cùng nhân dân miền Nam lập nên những kỳ tích trên mọi lĩnh vực, từ đấu tranh chính trị, đấu tranh vũ trang, trên mọi mặt trận: binh vận, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục... ở chiến trường hay trong hậu cứ, trên rừng núi hay dưới đồng bằng, ngoài đường phố hay trong nhà tù - đâu đâu cũng có mặt các mẹ, các chị, các em dũng cảm, kiên cường. Đúng như Hồ Chủ tịch đã tổng kết: “Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Bài viết này muốn giới thiệu một nữ nhà giáo - liệt sĩ với đầy đủ những phẩm chất đó - chị Nguyễn Thị Diệu (1926 - 1955) một gương sáng của ngành giáo dục nước ta trong những năm chống Mỹ.

Chị Nguyễn Thị Diệu sinh ngày 11.6.1926 trong một gia đình quan lại tại làng Tân Phong, xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Cha chị là cụ Nguyễn Văn Hiền được bổ nhiệm làm Thượng thư của triều đình Huế.

Lúc nhỏ, chị theo cha vào Nam Bộ, nơi cụ thân sinh được bổ nhiệm làm Tổng đốc Rạch Giá, và những năm học tiểu học, chị được gia sư kèm cặp, học tập tại nhà. Sau đó, được cha gửi lên Sài Gòn học trường nữ sinh Marie - Curie. Nhờ thông minh lại chăm học, chị học giỏi, đỗ tú tài hạng ưu.

Theo những bạn học cùng lớp kể lại, tuy là con quan, sống trong nhung lụa, nhưng chị rất ghét Tây. Chị chủ động và tích cực tham gia các phong trào yêu nước thời đó do tổ chức Thanh niên Tiền phong phát động. Cách mạng tháng Tám bùng nổ, với nhiệt huyết của tuổi 20, chị tham gia hoạt động trong tổ chức Phụ nữ Cứu quốc Sài Gòn.

Chính quyền non trẻ của nhân dân ta vừa ra đời đang đứng trước những khó khăn ghê gớm. Ở miền Bắc, nạn đói đe dọa sinh mạng của hàng triệu đồng bào. Ở miền Nam, quân Anh được đồng minh cử vào tước vũ khí của quân Nhật, lại giúp cho thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam từ ngày 23.9.1945. Sài Gòn thực hiện việc tiêu thổ kháng chiến, mọi người đều hừng hực khí thế, tổ chức chiến đấu đến cùng.

Chị Nguyễn Thị Diệu được tổ chức phân công ở lại nội thành tiếp tục hoạt động bí mật.

Năm 1948, chị lập gia đình với anh Phạm Phong Lâm, một nhà báo cách mạng, bút danh Hoa Lư.

Năm 1950, bị lộ do có kẻ phản bội khai báo, địch truy lùng gay gắt, tổ chức điều chị ra chiến khu nhận công tác mới.

Mặc dù được sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có, vào chiến khu chị đã sớm thích nghi với cuộc sống đầy gian khổ, thiếu thốn đủ thứ, nhanh chóng hòa mình cùng đồng đội.

Theo chủ trương của Trung ương, sau khi hợp nhất các tổ chức Đảng Tiền phong và Giải phóng, các đoàn thể thuộc hai tổ chức trên cũng lần lượt được hợp nhất ở Nam Bộ. Sau khi các tổ chức phụ nữ kháng chiến Nam Bộ hợp nhất, chị Nguyễn Thị Diệu được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Thực hiện trọng trách được Trung ương Hội giao, chị thường xuyên xuống cơ sở để tuyên truyền, phổ biến, vận động chị em phụ nữ hưởng ứng các phong trào, các cuộc vận động do Trung ương Hội phát động.

Chị tự chèo xuồng trên các kênh rạch, thực hiện “ba cùng” với bà con nông dân. Thái độ “dấn thân vào công việc” của chị khiến mọi người ngạc nhiên và mến phục.

Bà Bùi Thị Nga - Ủy viên Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam (khóa II), phu nhân của Kiến trúc sư, Chủ tịch Huỳnh Tấn Phát, người cùng công tác nhiều năm với chị Diệu - kể lại: “Chị Diệu mà chúng tôi thường gọi “lá ngọc cành vàng” từng sống trong nhung lụa đã có “sự đổi đời” nhanh chóng và kỳ lạ kể từ khi chị trở thành người cán bộ cách mạng chuyên nghiệp. Chị sống như một nữ nông dân thực thụ, sẵn sàng chịu đói, chịu khổ vì công việc. Có không ít lần chị phải vượt qua bom đạn của máy bay và đồn bốt địch để đến các địa phương vận động bà con đóng thuế nuôi quân và đã từng bị bảo an binh vây bắt, song nhờ nhanh trí và được sự đùm bọc của đồng bào, chị đã thoát ra khỏi vòng vây và trở về căn cứ an toàn.

Bận rộn với công việc, song trong bất cứ hoàn cảnh nào, chị vẫn không quên trách nhiệm làm mẹ, làm vợ. Là người phụ nữ, một nhà giáo, ở chị hội tụ đủ bốn thứ "công, dung, ngôn, hạnh". Chị chăm sóc gia đình chu đáo, sẵn lòng giúp đỡ bạn bè, đồng đội nên được mọi người thương yêu và kính nể”.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đế quốc Mỹ, thực dân Pháp và bè lũ tay sai buộc phải ký Hiệp định Genève vào ngày 20.7.1954 công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, quy định sẽ Tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng 7.1956 để thống nhất đất nước. Hiệp định cũng nêu rõ: Trong khi chờ đợi tiến hành Tổng tuyển cử để hòa bình thống nhất đất nước, hai bên ngừng bắn, chuyển quân tập kết về hai miền Bắc và Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến tạm thời.

Đồng chí Nguyễn Thị Diệu được tổ chức phân công ở lại Sài Gòn và hoạt động công khai với danh nghĩa là nhà giáo. Từ chiến khu, chị chuyển về ở tại số nhà 13 Trần Quốc Toản hiện nay - một biệt thự của cha chị - Thượng thư Nguyễn Văn Hiền. Chị giảng dạy tại Trường nữ trung học Đức Trí tại quận I và hoạt động trong nghiệp đoàn giáo dục tư thục do Giáo sư Lê Văn Thới làm Tổng Thư ký - một tổ chức của trí thức yêu nước Sài Gòn với mục đích: đoàn kết các nhà giáo trong cuộc đấu tranh cho hòa bình, thống nhất đất nước, chống văn hóa giáo dục đồi trụy, phản động, thực hiện chương trình giáo dục mang tính dân tộc. Chị được cử tham gia vào ban lãnh đạo chung và trực tiếp vận động học sinh và giáo viên các trường mà chị đang giảng dạy tham gia các cuộc biểu tình đòi thi hành Hiệp định Genève, đòi hòa bình, thống nhất đất nước. Bị địch đàn áp dã man, phong trào tạm lắng, song chị vẫn duy trì được một tổ xung kích tại trường mình phụ trách và vẫn vận động quần chúng xuống đường đấu tranh.

Ngày 3.7.1955, sau hàng loạt các cuộc biểu tình liên tiếp đòi trả tự do cho những người bị bắt trong phong trào hòa bình, bọn Mỹ - Diệm mở chiến dịch càn quét, truy bắt cán bộ cách mạng. Chúng ập đến nhà chị định bắt anh Hoa Lư chồng chị nhưng nhờ nhanh trí và có kinh nghiệm, chị đã che giấu được chồng và tổ chức cho anh thoát khỏi nhà ra bưng biền ngay đêm hôm đó.

Ngày 6.7.1955, do bị chỉ điểm, trên đường đến trường, cô giáo Nguyễn Thị Diệu bị bọn cảnh sát của chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bắt giam. Trước những trận đòn tra tấn hết sức dã man của kẻ thù, chị không khai, quyết giữ vững khí tiết của người cán bộ cách mạng. Không khai thác được gì ở chị, chúng đã có một việc làm đê hèn, bí mật thủ tiêu và vứt xác chị xuống giếng tại vườn cao su xã Linh Đông, huyện Thủ Đức trong lúc chị đang mang thai.

Nhà giáo Nguyễn Thị Diệu đã hiến dâng cả tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, một liệt sĩ gan vàng dạ sắt đã tô thắm thêm những trang sử vẻ vang của phong trào phụ nữ Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

Diễn đàn Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu
Quốc hội và Cử tri

Khơi thông điểm nghẽn, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tạo động lực để Hải Phòng phát triển

Việc ban hành dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thay thế Nghị quyết số 35/2021/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hải Phòng là hết sức cần thiết để khơi thông các điểm “nghẽn”, tạo đột phá, có sức lan tỏa lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng và đóng góp lớn hơn vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đây là nhận định của các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi cho ý kiến với nội dung này tại Phiên họp thứ 44.

Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại làm việc với Công ty Cổ phần VNG
Diễn đàn Quốc hội

Sớm có chế tài, đáp ứng yêu cầu thực tế

Dữ liệu là thành tố rất quan trọng của chuyển đổi số, là tài nguyên chiến lược quốc gia trong công cuộc phát triển đất nước, do đó các dữ liệu phải được bảo mật, bảo vệ nghiêm ngặt. Các thành viên Đoàn khảo sát của Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại đề nghị, từ thực tiễn công tác, Công an TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu góp ý thêm cho dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu, bảo vệ an ninh quốc gia trên không gian mạng.

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%
Diễn đàn Quốc hội

Tỷ lệ giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri đạt hơn 96%

Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3.2025, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri và Nhân dân đánh giá cao những kết quả đạt được trong 3 tháng đầu năm 2025, kinh tế - xã hội tiếp tục phát triển so với cùng kỳ năm trước, tạo động lực và khí thế để tiếp tục thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc làm việc với UBND TP. Hồ Chí Minh
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững

Từ thực tiễn giám sát trên địa bàn về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, TP. Hồ Chí Minh cần tăng cường hợp tác giữa chính quyền, doanh nghiệp và các cơ sở giáo dục để xây dựng một hệ sinh thái đào tạo - sử dụng nhân lực bền vững.

Lãnh đạo các bộ, ngành tham dự cuộc làm việc
Diễn đàn Quốc hội

Không để chồng chéo, dàn trải giữa các chương trình mục tiêu quốc gia

Đây là một trong những yêu cầu nêu ra tại cuộc làm việc trực tiếp kết hợp trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương về tình hình, kết quả thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo
Diễn đàn Quốc hội

Lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo

Ghi nhận các kết quả đạt được khi cho ý kiến với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội khóa XV tại Phiên họp thứ 44 của UBTVQH sáng 14.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, cần tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, không ngừng đổi mới cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương; các giải pháp cần mạnh mẽ hơn nữa, lấy sự hài lòng của cử tri và Nhân dân làm thước đo.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Trần Thị Nhị Hà trình bày dự thảo Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp Tám, Quốc hội Khóa XV
Quốc hội và Cử tri

Giải quyết kiến nghị cử tri hiệu quả, nhanh chóng và triệt để

Tại Phiên họp giải trình cung cấp thông tin việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, các ý kiến cho rằng, với mục tiêu các kiến nghị của cử tri được giải quyết hiệu quả, nhanh chóng, triệt để, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, bảo đảm ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành luật, nâng cao trách nhiệm trong việc ban hành các văn bản hướng dẫn theo thẩm quyền.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp
Quốc hội và Cử tri

Hành động ngày đêm đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh

TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Quốc hội đang khẩn trương chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Chín, dự kiến sẽ khai mạc ngày 5.5 tới - kỳ họp lịch sử với lượng công việc đồ sộ và hệ trọng. Toàn bộ hệ thống Quốc hội và các đại biểu Quốc hội đều đang dốc sức triển khai chủ trương lớn của Đảng và chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tháo gỡ điểm nghẽn thể chế, đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh, đồng thời thực hiện mục tiêu tinh gọn bộ máy, phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp
Chính trị

Thống nhất và đồng bộ

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín và thông qua tại Kỳ họp thứ Mười 4 dự án Luật trong lĩnh vực tương trợ tư pháp, gồm: dự án Luật Tương trợ tư pháp về dân sự, dự án Luật Tương trợ tư pháp về hình sự, dự án Luật Dẫn độ và dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù. Thẩm tra sơ bộ 4 dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đề nghị, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát kỹ 4 dự thảo Luật được tách ra từ Luật Tương trợ tư pháp, nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa các đạo luật khi cùng được xem xét thông qua tại một kỳ họp của Quốc hội.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp phát biểu
Diễn đàn Quốc hội

Cần chính sách đủ mạnh để khuyến khích phục hồi doanh nghiệp

Dự án Luật Phá sản (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Chín tới, trong đó có một điểm mới nổi bật là bổ sung quy định về phục hồi doanh nghiệp trước khi phá sản. Tại phiên họp mở rộng của Thường trực Ủy ban Kinh tế và Tài chính thẩm tra dự án Luật này, các đại biểu đề nghị, cần rà soát, nghiên cứu để có khung pháp lý, chính sách đủ mạnh nhằm khuyến khích thực hiện phục hồi doanh nghiệp.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Quốc hội và Cử tri

Cần chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp mang tính đột phá cao

Trao đổi với phóng viên Báo ĐBND, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Kinh tế và Tài chính PHAN ĐỨC HIẾU cho rằng, để kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước như yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, thì cần có một chiến lược bài bản với những nhóm giải pháp được tinh chỉnh, mang tính đột phá cao, phù hợp với bối cảnh mới, yêu cầu mới.

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương
Diễn đàn Quốc hội

Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp nhu cầu của địa phương

Qua làm việc với UBND tỉnh Lào Cai, Đoàn khảo sát của Ủy ban Kinh tế và Tài chính đề nghị, tỉnh cần phân tích làm rõ, liệu Lào Cai đã tính toán nhu cầu sử dụng đất và dự báo về tình hình phát triển kinh tế địa phương trong 5 năm tới chưa để đưa ra đề xuất điều chỉnh cho phù hợp? Và nếu không điều chỉnh tăng chỉ tiêu đất xây dựng cơ sở giáo dục thì đã hợp lý hay chưa?

ĐBQH Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông)
Quốc hội và Cử tri

Cân nhắc tăng thuế đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép theo lộ trình

Lưu ý nếu quy định tăng thuế cao đối với xe ô tô pick - up chở hàng cabin kép ngay trong một lần như dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sẽ gây tác động tới tâm lý khách hàng, làm giảm lượng tiêu thụ xe, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cân nhắc quy định lộ trình tăng thuế trong vòng 3 năm, từ năm 2027 - 2030, mức tăng thêm 3%/năm tương đương với việc chia đều mức tăng 9% trong 3 năm, áp dụng từ năm 2027.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
Diễn đàn Quốc hội

Xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Tại buổi giám sát của Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình về thực hiện chính sách, pháp luật phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trên địa bàn hôm qua, ngày 24.3, Đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị, ngành giáo dục tiếp tục nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, giáo viên về chiến lược phát triển, sử dụng nhân lực chất lượng cao của tỉnh; đồng thời, tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các đề án, mô hình đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao và tiếp tục rà soát, kiến nghị chi tiết hơn về nội dung phát triển, sử dụng nguồn nhân lực tại địa phương.