Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh lần thứ 13: Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tương lai

Với chủ đề Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tương lai, Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh - BJIFF lần thứ 13 diễn ra tại Triều Dương, Bắc Kinh, từ ngày 22 - 29.4. Bộ phim Tro tàn rực rỡ của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được chiếu trong chương trình Chiếu phim toàn cảnh.

Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinhđược tổ chức lần đầu năm 2011. Theo đuổi tôn chỉ Vẻ đẹp trong đa dạng, Hài hòa trong đa dạng, BJIFF đã phát triển thành một trong những sự kiện điện ảnh Trung Hoa có ảnh hưởng quốc tế lớn nhất hàng năm.

Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh lần thứ 13: Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tương lai -0
Lễ khai mạc Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh lần thứ 13. Nguồn: BJIFF2013

Với chủ đề Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tương lai, BJIFF lần thứ 13 diễn ra tại Triều Dương, Bắc Kinh từ ngày 22 - 29.4, gồm nhiều hoạt động: Phim dự thi (tranh giải Thiên Đàn), Chiếu phim toàn cảnh, Hội thảo, Chợ phim Bắc Kinh, Lễ hội điện ảnh, Liên hoan phim sinh viên Đại học Bắc Kinh, Film+...

Bộ phim truyện điện ảnh mới nhất của đạo diễn Trần Khải Ca Chí nguyện quân (sản xuất năm 2023) đã ra mắt chính thức tại Lễ Khai mạc BJIFF lần thứ 13. Đáng chú ý, bộ phim truyện điện ảnh Tro tàn rực rỡ của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên được chiếu trong chương trình Chiếu phim toàn cảnh.

Từ 1.488 bộ phim đến từ 93 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tham gia, hơn 180 bộ phim xuất sắc đã được lựa chọn với nhiều chủ đề, phong cách, trong đó 15 bộ phim Trung Quốc và nước ngoài sẽ tranh giải chính thức của liên hoan phim - giải Thiên Đàn lần thứ 13. Chủ tịch Hội đồng Giám khảo là đạo diễn Trương Nghệ Mưu.

Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh lần thứ 13: Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tương lai -0
Đoàn Việt Nam tại Chợ phim BJIFF 13. Nguồn: Cục Điện ảnh

Đoàn công tác của Cục Điện ảnh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, do Phó Cục trưởng Nguyễn Thị Thu Hà làm Trưởng đoàn, đã tham dự Lễ Khai mạc và một số hoạt động của BJIFF lần thứ 13, trong đó có hai hội thảo quốc tế. Hội thảo Sức mạnh Điện ảnh về Công nghiệp - Kể chuyện xuyên lục địa, thảo luận về con đường và phương thức biểu đạt, truyền thông quốc tế của phim Trung Quốc dựa trên cách kể những câu chuyện của Trung Quốc hay hơn nhằm tăng cường giao tiếp và sức ảnh hưởng của nền văn minh Trung Quốc.

Các nhà hoạt động điện ảnh nổi tiếng Trung Quốc và quốc tế tham gia làm diễn giả gồm: Chủ tịch Liên hoan phim Quốc tế Tokyo (TIFF) Ando Hiroyasu; đạo diễn người Đức Florian Henckel von Donnersmarck; các nhà sản xuất phim Trung Quốc Fu Ruoqing, Bill Kong và Yu Dong; ngôi sao điện ảnh Lý Băng Băng và đạo diễn Lu Chuan.

Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh lần thứ 13: Chia sẻ văn hóa, chia sẻ tương lai -0
Diễn viên Lý Băng Băng là một trong 8 diễn giả của hội thảo "Sức mạnh Điện ảnh về Công nghiệp - Kể chuyện xuyên lục địa". Nguồn: Cục Điện ảnh

Hội thảo Thúc đẩy hợp tác và học hỏi giữa các nền văn minhcó sự tham gia của các diễn giả: Đạo diễn, biên kịch người Pháp Frédéric Aubertin; đạo diễn, nhà sản xuất nổi tiếng Chen Sicheng; đạo diễn, nhà sản xuất phim tài liệu người Mỹ Kim Kwok-wai; đạo diễn, nhà sản xuất nổi tiếng Huang Jianxin; đạo diễn, nhà biên kịch người Nga Ivan Tverdovsky...

Theo Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Nguyễn Thị Thu Hà, hội thảo này rất có ý nghĩa. Bởi trong bối cảnh hiện nay, điện ảnh là công cụ quan trọng để giao lưu văn hóa giữa các nước vì có góc nhìn sinh động, trực quan nhất, tác động đến tâm lý, tình cảm con người.

Đoàn Việt Nam cũng gặp đại diện Cục Điện ảnh Trung Hoa trao đổi các nội dung về hợp tác điện ảnh giữa Việt Nam và Trung Quốc, bao gồm về sản xuất phim, đào tạo cũng như phối hợp tổ chức giao lưu giữa các nhà làm phim, đặc biệt đối với các nhà làm phim trẻ. Hai bên cũng trao đổi về việc tổ chức các sự kiện điện ảnh luân phiên và giới thiệu các tác phẩm điện ảnh mới nhất của hai nước.

Văn hóa

Poster phim "Đào, phở và piano"
Văn hóa

Bài cuối: Lãng mạn nhưng kiên cường

26 năm sau "Hà Nội mùa đông 46", năm 2023, đạo diễn, NSƯT Phi Tiến Sơn thực hiện bộ phim "Đào, phở và piano" từ sự thôi thúc bên trong, từ những câu chuyện kể của thế hệ cha anh đi trước mà ông được lắng nghe, và từ chính những ký ức tuổi thơ của đạo diễn về Hà Nội.

Một số cảnh trong phim "Hà Nội mùa đông 46"
Văn hóa

Bài 1: Khát vọng hòa bình và không chịu khuất phục

Hà Nội mùa đông 46 và Đào, phở và piano là hai tác phẩm điện ảnh cùng lấy bối cảnh lịch sử của Hà Nội năm 1946 khi toàn dân tộc đứng lên bảo vệ nền độc lập, tự do cho Tổ quốc theo Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thủ đô Hà Nội hào hoa và anh dũng được tái hiện trung thực trong mỗi thước phim đã đem lại cho đông đảo công chúng cảm xúc tự hào cùng tình yêu quê hương đất nước dâng trào.

Hà Nội rực rỡ cờ hoa đón mừng kỷ niệm 70 Ngày giải phóng
Văn hóa

Hà Nội rực rỡ cờ hoa đón mừng kỷ niệm 70 Ngày giải phóng

Những ngày này, Hà Nội rộn ràng trong không khí chào mừng kỷ niệm 70 giải phóng Thủ đô. Khắp nơi, những hoạt động chuẩn bị diễn ra sôi nổi: cờ hoa rực rỡ, đường phố được trang hoàng lộng lẫy, tinh thần tự hào lan tỏa qua từng góc phố, con đường, nhắc nhở chúng ta về dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc.

“Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” được trao Giải thưởng Trần Văn Giàu 2024
Văn hóa - Thể thao

“Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” được trao Giải thưởng Trần Văn Giàu 2024

Ngày 28.9, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ủy ban Giải thưởng Khoa học Trần Văn Giàu đã công bố và trao Giải thưởng lần thứ XII cho cuốn sách “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” của nhóm tác giả đến từ Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước - Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II.

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi
Văn hóa - Thể thao

Cân đối nguồn lực, bảo đảm khả thi

Cho ý kiến về đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035 tại Phiên họp toàn thể lần thứ 8, các ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã chỉ ra những thách thức về nguồn lực và cơ chế phân bổ ngân sách, cũng như tính khả thi của các mục tiêu, chỉ tiêu.