Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Cửa ô - chứng nhân lịch sử

Tại khai mạc trưng bày sáng 7.10, Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước Đặng Thanh Tùng cho biết, cửa ô là một nét đặc trưng, riêng có của Hà Nội. Đây vốn là các cửa ngõ để ra vào kinh thành Thăng Long xưa, cũng là điểm giới hạn của đô thị tiếp giáp với các vùng phụ cận. Vì vậy phần lớn các cửa ô đều hướng ra sông để kết nối giao thông buôn bán giữa phố thị và thôn quê.

Ngoài vai trò là cửa ngõ kết nối giao thông, các cửa ô Hà Nội còn là nơi trấn giữ bảo vệ kinh thành. Vì vậy, nơi đây từng ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử Hà Nội. Đặc biệt các cửa ô còn là nơi chứng kiến đoàn quân chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam tiến vào tiếp quản Thủ đô ngày 10.10.1954.

cb-6571.jpg
Cắt băng khai mạc trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”, sáng 7.10

Theo ông Đặng Thanh Tùng, trong lịch sử, Hà Nội ghi nhận từng có 21 cửa ô. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đô thị Hà Nội, giới hạn của thành phố ngày một mở rộng, dẫn đến việc biến mất dần các cửa ô xưa.

“Thông qua các nguồn tài liệu, tư liệu phong phú bao gồm nhiều hình ảnh, bản đồ, bản vẽ được lưu trữ tại Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Thư viện Khoa học xã hội Việt Nam, đặc biệt là Trung tâm Lưu trữ quốc gia I và Trung tâm Lưu trữ lịch sử thành phố Hà Nội; trưng bày tái hiện phần nào lịch sử đô thị Hà Nội xưa, quá trình biến đổi và dần biến mất của hầu hết các cửa ô Hà Nội vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Trưng bày cũng giới thiệu quá trình phát triển, đổi thay của Hà Nội ngày nay, sau 70 năm tiếp quản Thủ đô”, ông Đặng Thanh Tùng nhấn mạnh.

Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, PGS.TS Trần Đức Cường cho rằng, cửa ô Hà Nội đã đi vào thơ ca, nhạc họa, như một chứng nhân lịch sử chứng kiến bao đổi thay của Thăng Long - Hà Nội. “Hình ảnh cửa ô khắc sâu trong tâm trí của bao thế hệ người Hà Nội. Nhớ Hà Nội là nhớ về những ngõ nhỏ, phố nhỏ gắn với những cửa ô, dù bóng dáng của những cửa ô này chỉ còn hiện hữu qua hình ảnh của Ô Quan Chưởng (Ô Thanh Hà)".

Chứng kiến ký ức hào hùng của Hà Nội

Với khoảng 170 tài liệu, hình ảnh, trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” chia làm 3 phần, trong đó “Cửa ô xưa” giới thiệu lịch sử hình thành các cửa ô của Thăng Long - Hà Nội; vai trò, công năng của các cửa ô; sự biến đổi về tên gọi và số lượng các cửa ô theo từng giai đoạn quy hoạch thay đổi địa giới hành chính của thành phố Hà Nội dưới sự tác động của người Pháp; những hoạt động trao đổi kinh tế (các khu chợ, khu phố buôn bán); những sự kiện lịch sử gắn liền với các cửa ô (Pháp đánh thành Hà Nội lần thứ nhất từ cửa ô Thanh Hà…) những giai thoại liên quan. Xác định dấu vết các cửa ô gắn liện với địa danh làng xã Hà Nội xưa và thay đổi hiện nay...

k2-4439.jpg
Đông đảo du khách Hà Nội tham quan trưng bày
c1-744.jpg

Sang đến đời chúa Trịnh Doanh, tên gọi cửa ô chính thức xuất hiện trong lịch sử vào năm 1749, khi chúa Trịnh Doanh cho xây dựng lại bức tường thành kiên cố bảo vệ kinh thành Thăng Long trên nền của tòa thành cũ thời Mạc (đã bị phá hủy trước đó). Tòa thành này có 8 cửa ô.

Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn biến đổi về vai trò và nhiều lần được điều chỉnh quy hoạch không gian. Theo các nguồn sử liệu, đầu thời Nguyễn, Thăng Long - Hà Nội được ghi nhận có 21 cửa ô. Tuy nhiên, theo những bản đồ Hà Nội còn lại sớm nhất (Hoài Đức phủ toàn đồ năm 1831) đã xác định Hà Nội có 16 cửa ô và đến năm 1873 (bản đồ do Phạm Đình Bách vẽ lại) thì Hà Nội còn lại 15 cửa ô.

c3-8476.jpg

Chủ đề “Cửa ô chiến thắng” kể lại câu chuyện lịch sử về sự kiện các đoàn quân bộ đội cụ Hồ, các chiến sĩ Trung đoàn Thủ đô từ các cửa ô xưa tiến về tiếp quản Hà Nội vào tháng 10.1954, đặc biệt là Lễ chào cờ chiến thắng tại sân vận động Cột Cờ ngày 10.10.1954, với sự tham gia của các đơn vị quân đội nhân dân tham gia tiếp quản thành phố; những tài liệu, hình ảnh về những ngày tiếp quản của quân dân Thủ đô trên các ngành: nội chính, trước bạ, canh nông, giao thông, bưu điện, thuế…

Hàng vạn người dân Thủ đô đổ ra các đường phố nhiệt liệt đón chào đoàn quân giải phóng Thủ đô. Cả Hà Nội dồn về khu vực Cột cờ Hà Nội, tập trung ở sân vận động. Cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh Cột cờ.

c2-6755.jpg

Chủ đề “Cửa ô Hà Nội hôm nay”, chứng kiến những bước phát triển, đổi thay của Hà Nội sau 70 năm ngày tiếp quản Thủ đô, cửa ô xưa là những chứng nhân lịch sử của Thăng Long - Hà Nội qua bao thăng trầm, biến đổi cũng là nơi ca khúc khải hoàn, hân hoan đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về. Để từ đó Hà Nội từng bước thay da đổi thịt, ngày càng mở rộng phát triển, với những không gian, quy hoạch xứng tầm, với những con đường, đại lộ, cây cầu mới mọc lên, vươn xa…

Với cách thể hiện sinh động, cẩn trọng, khoa học và toàn vẹn, trưng bày mong muốn từ hình ảnh các cửa ô Hà Nội trong lịch sử của Thăng Long - Hà Nội, những thành tựu của Thủ đô Hà Nội sẽ là quá trình tiếp nối truyền thống của cha ông, tạo nên những dấu ấn lịch sử của Thủ đô anh hùng, Thành phố vì hòa bình qua 70 năm xây dựng và phát triển.

Trưng bày “Hà Nội và những cửa ô” sẽ phục vụ công chúng đến Khu di sản Hoàng thành Thăng Long đến hết ngày 30.10.

Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Nhiều bài học lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Trong tham luận gửi tới hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”, Thượng tướng, TS. Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh công tác tiếp quản, giải phóng Hà Nội 70 năm về trước để lại nhiều bài học lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.

Tự vệ chiến đấu Hoàng Diệu ôm bom ba càng, sẵn sàng tiêu diệt xe tăng địch trên đường phố Hà Nội năm 1946
Văn hóa - Thể thao

Trước cuộc trường chinh vĩ đại

Ngày 19.12.1946, quân và dân Hà Nội đồng loạt nổ súng, mở đầu cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc với tinh thần “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Tinh thần ấy đã tiếp thêm động lực cho nhân dân Thủ đô anh dũng, chiến đấu 60 ngày đêm trước cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc.

Cần đưa nguồn lực văn hóa phong phú và đa dạng trở thành động lực phát triển của Hà Nội. Nguồn: TSC
Văn hóa - Thể thao

Bài cuối: Nhịp bước cùng thời đại

Không nằm ngoài bước chuyển thách thức của thời đại, Hà Nội hôm nay cần có đột phá trong tư duy phát triển cũng như cơ chế, chính sách, để văn hóa trở thành nguồn lực hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Thủ đô.