Israel lần đầu tiên nhận trách nhiệm vụ tấn công bằng máy nhắn tin ở Lebanon
Thủ tướng Israel cho biết chiến dịch này được tiến hành bất chấp sự phản đối của các quan chức quân sự cấp cao.
Thủ tướng Israel cho biết chiến dịch này được tiến hành bất chấp sự phản đối của các quan chức quân sự cấp cao.
Lệnh ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah ở Lebanon đã chính thức có hiệu lực từ 4 giờ sáng ngày 27.11 (theo giờ địa phương) sau khi cả hai bên chấp nhận một thỏa thuận do Mỹ và Pháp làm trung gian. Thỏa thuận mở đường cho việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 14 tháng khiến hàng nghìn người thiệt mạng; đồng thời hướng tới việc chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch giữa Israel và Hezbollah.
Theo Times of Israel, Israel và lực lượng Hezbollah ở Lebanon đang tiến gần hơn đến việc đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong bối cảnh xuất hiện các dấu hiệu tiến triển trong các cuộc đàm phán về vấn đề này.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu quyết định sa thải Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant với lý do “khủng hoảng niềm tin” và thay thế ông bằng đồng minh thân cận Israel Katz - người trước đây là Bộ trưởng Ngoại giao, để lãnh đạo cuộc chiến của nước này ở Dải Gaza và Lebanon.
Hezbollah đã chính thức xác nhận cái chết của vị thủ lĩnh tiềm năng Hashem Safieddine, người được cho là sẽ thay thế Nasrallah, nhà lãnh đạo Hezbollah đã thiệt mạng trong vụ ám sát của Israel vào tháng trước. Trong khi đó, giao tranh vẫn ác liệt ở các chiến trường.
Đặc phái viên Hoa Kỳ Amos Hochstein đã có mặt tại Beirut hôm 21.10 để đàm phán với các quan chức Lebanon về khả năng ngừng bắn giữa Israel và nhóm vũ trang Hezbollah sau khi Nhà nước Do Thái trao cho Hoa Kỳ một danh sách các điều kiện nhằm đạt được giải pháp ngoại giao, chấm dứt chiến tranh ở Lebanon.
Tư dinh của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở thị trấn ven biển Caesarea đã bị một máy bay không người lái tấn công hôm 19.10, gây ra một số thiệt hại nhỏ nhưng không có thương vong. Nhóm Hezbollah chưa nhận trách nhiệm vụ tấn công.
Các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) có binh sĩ tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL), trong đó nhiều nước là đồng minh của Israel, đã tổ chức một cuộc họp khẩn cấp để gia tăng áp lực ngoại giao đối với Israel, buộc nước này có biện pháp bảo vệ và tôn trọng lực lượng của Liên Hợp Quốc (LHQ).
Ngày 13.10, Liên Hợp Quốc (LHQ) cáo buộc xe tăng của Israel đã xông vào một căn cứ của Lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế ở Lebanon (UNIFIL). Đây là cáo buộc mới nhất về các hành vi vi phạm và tấn công của Israel, được chính LHQ đưa ra và các đồng minh của nước này lên án. Trong khi đó, các nhà phân tích cho rằng, Israel đang bày tỏ thái độ không hài lòng với sự can thiệp của phái bộ UNIFIL, đồng thời thực hiện ý định kiểm soát khu vực biên giới của mình.
Phó thủ lĩnh Hezbollah, Naim Qassem, người đang nắm quyền lãnh đạo của phong trào này cho biết phong trào của ông ủng hộ các nỗ lực đạt được lệnh ngừng bắn cho Lebanon. Đây cũng là lần đầu tiên tổ chức này không đề cập đến thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza như một điều kiện tiên quyết để nhóm này chấm dứt cuộc chiến với Israel.
Một năm sau khi các chiến binh Hamas phát động cuộc tấn công chưa từng có vào miền Nam Israel, dẫn đến một cuộc chiến khiến hàng chục nghìn người Palestine thiệt mạng và hàng triệu người phải di dời, cuộc xung đột tới nay vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu, thậm chí còn đang mở rộng ra ngoài biên giới Gaza với nhiều mặt trận mới ở Trung Đông.
Chỉ huy Lực lượng Quds của Iran, Esmail Qaani, người đã tới Lebanon sau vụ thủ lĩnh Hezbollah bị ám sát, đã bặt vô âm tín, hai quan chức an ninh cấp cao của Iran nói với Reuters.
Ngày 7.10, thế giới đánh dấu một năm Hamas tiến hành cuộc tấn công vào Israel, cũng là ngày mở ra một năm chiến tranh tàn khốc. Nhà bình luận chính trị Jonathan Freedland của The Guardian cho rằng: nhìn lại một năm qua, có hai quan điểm hoàn toàn trái ngược nhau về những gì vừa xảy ra - cách thế giới nhìn nhận Israel và cách người Israel nhìn nhận chính mình. Mọi thứ có thể sẽ không tồi tệ đến thế nếu mỗi hình ảnh có thể được cảm nhận theo cách còn lại.
Lebanon cho biết, một cuộc không kích của Israel trong ngày 4.10 đã cắt đứt tuyến đường quốc tế chính nối giữa nước này với Syria sau khi tiến hành 11 cuộc tấn công nhằm vào khu vực gần sân bay quốc tế Beirut nhằm tiêu diệt người được coi là thủ lĩnh tương lai của Hezbollah.
Rạng sáng 1.10 (theo giờ Việt Nam) Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) tuyên bố bắt đầu “chiến dịch quân sự trên bộ có giới hạn” nhằm vào các mục tiêu của Hezbollah ở miền Nam Lebanon. Cuộc tấn công này làm dấy lên nguy cơ về một cuộc xung đột rộng lớn giữa Israel và Hezbollah, cũng như khiến cộng đồng quốc tế lo ngại rằng có thể bùng phát thành chiến tranh toàn diện lan rộng ra toàn khu vực.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani cho biết, Tehran không sợ chiến tranh nhưng nước này ủng hộ một Trung Đông an toàn và ổn định
Israel cho biết, quân đội nước này đã tiến hành “các cuộc đột kích vào bên trong Lebanon” vào ngày 1.10, không gọi đó là cuộc xâm lược. Chính quyền Lebanon từ trước đến nay vẫn coi cuộc chiến là câu chuyện của Israel và Hezbollah, song mới đây, Thủ tướng nước này tuyên bố, quân đội chính phủ có thể triển khai quân ở miền nam.
Thủ lĩnh Hassan Nasrallah, 64 tuổi, người đã lãnh đạo Hezbollah trong hơn 3 thập kỷ, cho đến nay là nhân vật quan trọng nhất của Hezbollah bị Israel ám sát sau một năm giao tranh hai bên giao tranh dữ dội. Các quốc gia chủ chốt và các phe phái liên quan phản ứng về sự việc này như thế nào?
Những gì diễn ra trong 48 giờ qua ở Trung Đông khi Israel ám sát 7 quan chức cao cấp của Hezbollah trong đó có thủ lĩnh Hassan Nasrallah - một lần nữa làm dấy lên nỗi lo sợ rằng cuộc xung đột có thể leo thang thành giao tranh toàn diện. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Biden cho biết sẽ “nói chuyện” với đồng minh Israel để tránh kịch bản này.
Sáng sớm ngày 30.9, Israel đã không kích trung tâm thủ đô Beirut của Lebanon, san phẳng một tòa nhà chung cư. Đây là lần đầu tiên Israel tấn công vào trung tâm Beirut kể từ khi xung đột giữa hai bên nổ ra cách đây gần một năm.