Lê Thị Thu Hồng đọat giải Đại sứ Văn hóa đọc 2024 của Đại học Bách khoa Hà Nội

Ngày 12.9, Đại học Bách khoa Hà Nội đã tổ chức Lễ trao giải Đại sứ Văn hóa đọc 2024. Chủ nhân giải thưởng cao nhất thuộc về Lê Thị Thu Hồng với tác phẩm “Có làm mới có sai”.

Phát biểu tại Lễ trao giải Đại sứ Văn hóa đọc 2024, PGS TS Huỳnh Đăng Chính – Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, cuộc thiĐại sứ Văn hóa đọc 2024 là sự kiện ý nghĩa dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, với mục đích khuyến khích việc chia sẻ, lan tỏa niềm yêu thích đọc sách nhằm hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho thế hệ trẻ.

Từ đó khơi dậy niềm đam mê, thúc đẩy phong trào đọc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, nâng cao năng lực tiếp cận thông tin, tri thức, khả năng sáng tạo, khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước.

20240912-NDK_0011.jpg
PGS TS Huỳnh Đăng Chính – Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội phát biểu tại Lễ trao giải

Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 đã thu hút đông đảo sinh viên tham gia với các bài dự thi có chất lượng tốt, cụ thể: Các bài thi nộp đúng hạn và có chất lượng, Nội dung phong phú và đa dạng: Bài viết, video, hình ảnh sinh động, các câu hỏi cụ thể, rõ ràng, bài viết xúc tích chứa đựng tình cảm, tình yêu với sách.

Đối với đề 1, những truyện ngắn do thí sinh tự sáng tác qua câu chuyện bản thân thể hiện cảm xúc và tình yêu đối với sách, qua đó mong muốn lan tỏa tình yêu đọc sách, khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, niềm tự hào dân tộc và tình yêu Tổ quốc.

Các thí sinh cũng giới thiệu những cuốn sách hay, bổ ích của các tác giả trong và ngoài nước, những cuốn sách này đã truyền cảm hứng để hướng tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước như: Tuổi thơ dữ dội, Nhật ký trong tù, Búp sen xanh, Đời ngắn đừng ngủ dài, chân trần chí thép và nhiều cuốn sách ý nghĩa khác.

Đối với đề 2, các thí sinh đã đưa ra những sáng kiến, kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng là người dân ở khu vực biên giới, hải đảo, khu vực có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, người dân tộc thiểu số, người khiếm thị…

"Sự kiện Đại sứ Văn hóa đọc 2024 đã trở thành hoạt động sôi nổi trong đông đảo sinh viên. Với việc đọc sách, lan tỏa giá trị, cảm nhận về những gì mà sách mang lại, các em đã thực sự trở thành đại sứ văn hóa đọc của Đại học Bách khoa Hà Nội trong hành trình lan tỏa văn học, văn hóa đọc tới đông đảo sinh viên toàn Đại học", Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh.

Sau thời gian chấm bài nghiêm túc, ban giám khảo Đại học Bách khoa Hà Nội đã thống nhất chọn ra 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 3 giải Ba và 4 giải Khuyến Khích. Đồng thời lựa chọn ra 10 thí sinh gửi bài sớm nhất và hợp lệ về ban tổ chức cuộc thi.

20240912-NDK_0050 (1).jpg
BTC tặng quà cho các thí sinh đạt giải tại cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024
Chủ nhân giải thưởng cao nhất cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 thuộc về Lê Thị Thu Hồng, sinh viên Lớp Kế toán 02 - K68 Trường Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội

Chủ nhân giải thưởng cao nhất cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc 2024 thuộc về Lê Thị Thu Hồng, sinh viên Lớp Kế toán 02 - K68 Trường Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội

Chủ nhân giải thưởng cao nhất của cuộc thi thuộc về Lê Thị Thu Hồng, sinh viên Lớp Kế toán 02 - K68 Trường Kinh tế - Đại học Bách khoa Hà Nội. Hồng đã giới thiệu cuốn sách yêu thích của mình đó là tác phẩm “Có làm mới có sai” của tác giả Noburu Koyama cùng thông điệp “Thất bại thật ra cũng là một sự đóng góp”.

Nói về hoàn cảnh gặp gỡ cuốn sách "Có làm mới có sai", Hồng cho hay, như bao bạn sinh viên năm nhất khác, em cũng có những hoang mang, lo sợ và cả những va vấp đầu đời. Sự tự tin vốn có của bản thân dần bị những thất bại vùi lấp. Cuối cùng khi không thể kiểm soát được nhịp sống của chính mình thì tâm trí em bị những suy nghĩ tiêu cực chi phối. Đó là lúc em tìm đến cuốn sách này.

20240912-NDK_0105.jpg
Đại sứ Văn hóa đọc 2024 Thu Hồng phát biểu tại chương trình

"Sau khi đọc xong, em hiểu ra rằng trên con đường đi đến thành công, không có chỗ cho những người nhút nhát, rụt rè, lo sợ, chưa làm đã nản, chưa thử đã vội buông. Thực ra phải làm mới có thất bại, có thất bại mới có thành công.

Bản thân em cũng học được rằng mỗi người sẽ có một mục tiêu sống, mục đích sống và một nấc thang thành công khác nhau. Vì thế mình không cần phải đi nhanh hơn bất kì ai, chỉ cần mình vẫn đang đi, đều đặn, không từ bỏ", Thu Hồng bày tỏ.

Nhờ quyển sách này, Hồng đã vượt qua những nỗi sợ, sự tự ti để đón nhận cuộc sống mới, sẵn sàng tận hưởng cuộc sống sinh viên, sống những ngày tháng rực rỡ của tuổi 18, 20. Sai thì sửa, vấp ngã thì làm lại, quan trọng là bản thân chưa bao giờ ngừng bước đi.

Thông qua cuộc thi, Thu Hồng kỳ vọng có thể lan tỏa tình yêu sách, sự say mê đọc sách đến với thế hệ trẻ. Các bạn trẻ hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc đọc sách, cùng nhau lan tỏa văn hóa đọc và cùng chung tay lan tỏa tình yêu sách tới cộng đồng. Với sự đồng lòng và ủng hộ từ mọi người, chúng ta sẽ cùng nhau xây dựng một cộng đồng yêu đọc sách, nơi mà tri thức được trân trọng và lan tỏa.

Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
Giáo dục

Thầy và trò Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn chung tay quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 16.9, Chi bộ, Ban Giám hiệu, Công đoàn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Trường THPT Chuyên Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV), Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức phát động ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. 

Cô giáo tâm huyết với nghề
Giáo dục

Cô giáo tâm huyết với nghề

Tâm huyết với nghề, giàu kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi, cô giáo Vũ Thị Vân (SN 1976), Phó Bí thư Chi bộ, Phó Hiệu trưởng Trường THCS thị trấn Phương Sơn (Lục Nam) luôn được đồng nghiệp, học sinh tin yêu.

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất
Giáo dục

Hai anh em tiểu học “đập lợn” ủng hộ 15 triệu đồng cho bạn mồ côi cha mẹ vì sạt lở đất

Thương cảm với hoàn cảnh em nhỏ trong vụ sạt lở đất ở Cuối Hạ - Kim Bôi (Hoà Bình) khi mất cả cha lẫn mẹ, hai anh em ruột Nguyễn Gia An - lớp 4A2 và Nguyễn Minh Tuấn - lớp 1A1, Trường Tiểu Học Trần Hưng Đạo, TP. Hoà Bình đã đập lợn tiết kiệm để góp tiền ủng hộ 15 triệu đồng.

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ
Giáo dục

Cao Bằng: 9 giáo viên, học sinh thiệt mạng do mưa lũ

Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Cao Bằng Nguyễn Ngọc Thư cho biết, sau đợt mưa lũ vừa qua, trên địa bàn tỉnh có 2 giáo viên và 7 học sinh thiệt mạng, 1 học sinh bị thương. Bên cạnh đó, 40 cơ sở giáo dục bị hư hỏng, ảnh hưởng do ngập nước, sạt lở.

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh
Giáo dục

Sẽ mở rộng di dời các cơ sở đại học tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng theo quan điểm quy hoạch, sắp xếp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng kinh tế, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và nhu cầu của người học. Riêng các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, quan điểm là "mở rộng, di dời" chứ không chỉ "di dời".