Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt?

Đêm nay, 0h30 ngày 27.7 (giờ Việt Nam) sẽ diễn ra lễ khai mạc Olympics 2024, được hứa hẹn với rất nhiều điểm đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử Thế vận hội.

Sau đại dịch toàn cầu Covid-19 và với ít nhất ba cuộc chiến tranh đang diễn ra, những người tổ chức lễ khai mạc Olympic Paris 2024 hy vọng sẽ mang lại sự nhẹ nhõm, tích cực và sự đoàn kết nào đó trong một thế giới ngày càng căng thẳng.

Trong lịch sử 128 năm của Olympic hiện đại, lần đầu tiên của một lễ khai mạc hoành tráng và khác lạ đến thế. Thay vì diễu hành bên trong sân vận động, khoảng 10.500 vận động viên sẽ diễu hành trên 94 chiếc thuyền xuôi dòng sông Seine. 

Lễ khai mạc Olympic Paris 2024 có gì đặc biệt? -0
Đoàn diễu hành trong lễ khai mạc kéo dài 6km trên sông Seine. Nguồn: Olympics.com

Đoàn diễu hành sẽ đi qua một số cây cầu và những địa danh mang tính biểu tượng của nước Pháp như nhà thờ Đức Bà, bảo tàng Louvre và các địa điểm tổ chức Thế vận hội. Điểm kết thúc của đoàn diễu hành sẽ là quảng trường gần tháp Eiffel, nơi diễn ra các nghi thức của lễ khai mạc.

“Toàn bộ thành phố Paris sẽ như một sân vận động lớn. Sông Seine sẽ trở thành đường piste, còn các bến cảng là khán đài để khán giả khắp nơi có thể chứng kiến một lễ khai mạc thật sự ấn tượng. Vì với ánh sáng tự nhiên của hoàng hôn nước Pháp, khán giả toàn cầu sẽ chứng kiến được vẻ diễm lệ tự nhiên của kinh đô ánh sáng Paris”, ông Tony Estanguet - Trưởng Ban tổ chức Olympic Paris 2024, từng là nhà vô địch Olympics, tiết lộ.

Lễ khai mạc sẽ có sự xuất hiện của hơn 3.000 nghệ sĩ, hàng trăm vũ công chuyên nghiệp. Sự xuất hiện của Céline Dion và Lady Gaga tại Paris khiến một số người dự đoán rằng một - hoặc cả hai - ngôi sao nhạc pop có thể lên sân khấu đêm nay.

Pháp đã tăng cường an ninh trước Thế vận hội. François Heisbourg, một trong những chuyên gia chống khủng bố hàng đầu của Pháp, cho biết mức độ đe dọa gia tăng “hoàn toàn được bảo đảm”.

Olympic Paris 2024 cũng sẽ là Thế vận hội thân thiện với môi trường nhất, với 95% tòa nhà là tạm thời hoặc đã đứng vững, và các phòng ngủ ở làng vận động viên không lắp đặt hệ thống điều hòa.

Mỹ đứng đầu danh sách vận động viên tham dự Olympics 2024, với 592 vận động viên. Tiếp đến là chủ nhà Pháp 573 vận động viên; Australia, Đức và Nhật Bản chiếm các vị trí còn lại trong top 5.

Ít vận động viên nhất là Samoa thuộc Mỹ, Andorra, Quần đảo Cook, Mauritania, Myanmar và Tuvalu, mỗi nước có 2 suất. Belize, Naura, Somalia và Liechtenstein mỗi nước có 1 vận động viên.

Vận động viên từ hơn 200 đội tuyển quốc gia sẽ tranh tài 329 nội dung được tổ chức trong 19 ngày (từ 26.7 - 11.8). Trong nỗ lực thu hút khán giả trẻ, sẽ có 4 bộ môn mới: leo núi thể thao, trượt ván, lướt sóng và nhảy breakdance (tên chính thức là “break”). Ngoài Paris, các môn thi đấu của Thế vận hội còn được tổ chức ở Marseille, Lille, đảo Tahiti của Polynesia thuộc Pháp.

Văn hóa

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.