Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9: Điểm đến của cà phê thế giới

Ngày 12.2, tại Hà Nội, Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 tổ chức họp báo để thông tin về lễ hội. Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 có chủ đề “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà phê thế giới”, được tổ chức từ ngày 9.3 đến ngày 13.3 tại thành phố Buôn Ma Thuột và một số địa phương trong tỉnh.

Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Chiến thắng Buôn Ma Thuột, giải phóng tỉnh Đắk Lắk (10.3.1975-10.3.2025); cũng là sự kiện quan trọng góp phần quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xây dựng hình ảnh thành phố Buôn Ma Thuột là "Thành phố cà phê của thế giới".

Đồng thời, góp phần nâng cao vị thế ngành cà phê Việt Nam trên trường quốc tế và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và du lịch của tỉnh Đắk Lắk; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê; giới thiệu tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực cà phê và các sản phẩm nông nghiệp; giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống đặc trưng của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

z6310188755154-c4462bcd72edcb75f28cbf73873fc534.jpg
z6310173682226-d85c838d425e1c522cde95feddf2e0ab.jpg
Họp báo thông tin về Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 được tổ chức sáng 12.2 tại Hà Nội (Ảnh: Xuân Quý)

Sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam

Phát biểu tại họp báo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà - Trưởng ban tổ chức Lễ hội cho biết, theo số liệu thống kê mới nhất vào đầu năm 2025, trong niên vụ vừa qua, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 1,46 triệu tấn cà phê với giá trị trên 5,4 tỷ USD. Đây là kim ngạch xuất khẩu trong một niên vụ cà phê cao nhất từ trước đến nay của Việt Nam, xếp thứ 10 trong các ngành hàng xuất khẩu lớn nhất về nông sản. Niên vụ vừa qua cũng là một trong những niên vụ giá cà phê cao nhất.

Với riêng tỉnh Đắk Lắk, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó riêng mặt hàng cà phê chiếm hơn 1,2 tỷ USD. Con số này cũng đóng góp quan trọng cho xuất khẩu cà phê của Việt Nam nói chung.

z6311230424458-a815f62b08fa4cc3f30ed42552e3d3dd.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà - Trưởng ban tổ chức Lễ hội phát biểu (Ảnh: Xuân Quý)

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà nhấn mạnh, qua 8 lần tổ chức, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột đã trở thành một sự kiện nổi bật của ngành cà phê Việt Nam, có ảnh hưởng lớn và để lại ấn tượng tốt đẹp đối với người dân, du khách trong nước và quốc tế.

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có các hoạt động chính thức và một số hoạt động hưởng ứng Lễ hội của các địa phương. So với lần Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có các điểm nhấn mới như: Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội trên môi trường mạng; Lễ khởi công Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend; Hội trại cà phê “Đồng hành, chia sẻ” tại khu di tích lịch sử - văn hóa Đồn điền CADA, huyện Krông Pắc…

Bên cạnh đó, Ban tổ chức Lễ hội tập trung công tác truyền thông quảng bá đa phương tiện, chú trọng truyền thông chủ yếu qua các trang, tài khoản mạng xã hội uy tín có lượng tương tác cao, góp phần quảng bá nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc Tây Nguyên của Đắk Lắk đến với đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

z6310173651497-d220dea27e6607e50be4b2e0ad92869a.jpg
z6310188771335-383b14d375b7e282bb21b256a25b6501.jpg
Các sản phẩm cà phê được trưng bày tại sự kiện (Ảnh: Xuân Quý)

Nhấn mạnh về hoạt động Lễ khởi công Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà cho biết đây là hoạt động đầu tư lớn nhất từ trước tới nay của Trung Nguyên tại Đắk Lắk, với tổng giá trị đầu tư gần 1.000 tỷ đồng. Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend sẽ là nhà máy chế biến cà phê lớn nhất Đông Nam Á, giúp nâng tầm giá trị sản phẩm cà phê đang chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu thô, đưa kim ngạch xuất khẩu ngày càng cao.

Ngoài ra, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 cũng tiết kiệm kinh phí để dành đầu tư cho các hộ nông dân nghèo trồng cà phê, xây nhà.

z6310173666359-5f502c0b2e2d585648578b8bebc8b258.jpg
Đại biểu tham dự sự kiện (Ảnh: Xuân Quý)
z6310188771633-87bd49bc47a109ea3de498604e9c0e0b.jpg
z6310173663991-f3590567df78f15c03afb971f2218522.jpg
Các tiết mục văn nghệ mang đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên được biểu diễn tại sự kiện (Ảnh: Xuân Quý)

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà, việc UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương, các tỉnh Tây Nguyên tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 là một hoạt động xúc tiến thương mại có ý nghĩa quan trọng nhằm giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước quảng bá sản phẩm, gắn kết sự phát triển giữa sản xuất và xuất khẩu, mở rộng thị trường và hợp tác đầu tư nhằm phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển nhanh có hiệu quả.

“Chúng tôi tin tưởng và hy vọng rằng Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ là cơ hội tốt cho các nhà quản lý, các doanh nghiệp cùng bạn bè trên thế giới có dịp gặp gỡ, trao đổi hợp tác kinh doanh góp phần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột. Đồng thời, xúc tiến đầu tư, kết nối giao thương, phát triển du lịch, giới thiệu hình ảnh đặc sắc về văn hóa cà phê, về con người, các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, tạo dựng hình ảnh về một Đắk Lắk năng động, thân thiện, lịch sự, mến khách”, ông Nguyễn Tuấn Hà cho hay.

15 hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội

Tại họp báo, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Thoại - Ủy viên Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 đã thông tin cụ thể về các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội.

z6310173756040-86339ff6c810d08eda56fedf8ab19fa9.jpg
Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Thoại - Ủy viên Ban tổ chức Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 (Ảnh: Xuân Quý)

Theo đó, lễ khai mạc, lễ bế mạc diễn ra lần lượt vào 20h ngày 10.3 và 20h ngày 13.3 tại Quảng trường 10 tháng 3, thành phố Buôn Ma Thuột. Cuộc thi sáng tạo nội dung số tuyên truyền Lễ hội cà phê trên môi trường mạng diễn ra từ tháng 12.2024 đến tháng 2.2025. Lễ hội đường phố được tổ chức vào ngày 10.3 tại Tượng đài Ngã Sáu. Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP diễn ra từ ngày 9.3 đến 13.3 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, với quy mô dự kiến 400 gian hàng.

Cuộc thi rang cà phê đặc sản được tổ chức từ ngày 10.3 đến 13.3 tại Khu du lịch Cộng đồng Ko Tam. Hội nghị giao thương quốc tế - Kết nối, nâng tầm cà phê Việt diễn ra vào ngày 11.3 tại Khách sạn Mường Thanh Luxury, thành phố Buôn Ma Thuột, quy mô dự kiến 600 đại biểu. Hội thi Nhà nông đua tài được tổ chức tối 11.3, tại Quảng trường 10 tháng 3, thành phố Buôn Ma Thuột. Lễ hội ánh sáng tổ chức tối 12.3 cùng tại Quảng trường 10 tháng 3. Hội trại cà phê với chủ đề “Đồng hành, chia sẻ” diễn ra từ ngày 10.3 đến 12.3 tại Khu di tích lịch sử văn hóa Đồn Điền CADA, huyện KRông Bắc.

Tại Lễ hội cũng tổ chức hoạt động uống cà phê miễn phí, thời gian từ ngày 9.3 đến 13.3 tại các quán cà phê trên địa bàn toàn tỉnh. Lễ khởi công Nhà máy cà phê năng lượng Trung Nguyên Legend diễn ra vào ngày 10.3 tại Cụm Công nghiệp Tân An, thành phố Buôn Ma Thuột.

Hội voi Buôn Đôn được tổ chức từ ngày 11.3 đến 12.3 tại Trung tâm Lễ hội, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn. Hội đua thuyền độc mộc huyện Lắk tổ chức từ ngày 10.3 đến 12.3 tại Quảng trường Hoa viên trung tâm huyện Lắk. Hoạt động Hành trình du lịch diễn ra từ ngày 9.3 đến 13.3 tại các địa phương trong tỉnh.

z6310173648617-2d58a883e15c9c94f3f39210a83171ae.jpg
Khách quốc tế thưởng thức cà phê Việt Nam (Ảnh: Xuân Quý)

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk Lại Đức Thoại nhấn mạnh, ban tổ chức đã sẵn sàng chuẩn bị tất cả các khâu, từ cơ sở vật chất đến tổ chức thực hiện các hoạt động của lễ hội.

“Chúng tôi mong được đón quý khách trong và ngoài nước đến với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 và lan tỏa mục đích, ý nghĩa của lễ hội rộng hơn, sâu hơn đến với đông đảo du khách”, ông Lại Đức Thoại bày tỏ.

Lần thứ 3 đảm nhiệm vai trò Đại sứ truyền thông trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, Hoa hậu H'Hen Niê - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, top 5 Miss Universe 2018, cũng là người con của quê hương Đắk Lắk chia sẻ niềm xúc động, hạnh phúc và tự hào.

z6310173763689-1b1a050bc58a31f7cffd896603be7bfe.jpg
Hoa hậu H'Hen Niê - Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2017, top 5 Miss Universe 2018

“Hen mong muốn mọi người sẽ biết đến quê hương Đắk Lắk, những con người Ê Đê hay văn hóa ẩm thực của Tây Nguyên nhiều hơn. Mỗi chuyến bay, mỗi bước chân quý vị đến với Tây Nguyên, với Đắk Lắk là sự giúp đỡ cho bà con địa phương rất nhiều”, Hoa hậu H'Hen Niê nói.

Được biết hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang khẩn trương, gấp rút triển khai nhiều hoạt động chuẩn bị cho việc tổ chức lễ hội. Các thông tin về Chương trình lễ hội được đăng tải, cập nhật thường xuyên và đầy đủ trên Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đắk Lắk; Trang thông tin điện tử và trang Fanpage của Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

Văn hóa - Thể thao

Rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường.
Văn hóa

Lễ Khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025

Đêm 11.2 (tức 14 tháng Giêng), tại Đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định), Lễ khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025 đã được tổ chức trang trọng, tôn nghiêm. Nghi lễ rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch sang Đền Thiên Trường được coi là một trong những nghi lễ quan trọng nhất của đêm Khai ấn.

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”
Văn hóa - Thể thao

Hòa nhạc “Bốn mùa tình yêu”

Hòa nhạc Four Seasons of Love - Bốn mùa tình yêu như lời thì thầm dịu dàng của âm nhạc, đưa khán giả vào hành trình khám phá những cung bậc cảm xúc tinh tế, khi mùa xuân vừa khẽ chạm vào đất trời.

Tiếng ai xanh cả khung trời…
Văn hóa - Thể thao

Tiếng ai xanh cả khung trời…

Thơ ca không chỉ là một hình thức nghệ thuật mà còn là biểu hiện tinh hoa của tâm hồn con người và văn hóa dân tộc. Dưới ánh sáng của thơ ca, đời sống trở nên phong phú, tươi đẹp hơn; những giá trị quốc gia cũng theo đó mà soi tỏ, cộng hưởng...

Quang cảnh tế lễ rước cá (Phan Phương)
Văn hóa - Thể thao

Lễ rước nước, tế cá tại Đền Trần

Trong chương trình tổ chức lễ hội Đền Trần đã đã diễn ra lễ rước nước, tế cá tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định). Đây là một nghi thức trong chương trình Lễ hội khai ấn Đền Trần Xuân Ất Tỵ năm 2025.

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội
Văn hóa - Thể thao

Tiếp cận toàn diện, nhìn nhận thấu đáo để giữ gìn bản sắc lễ hội

Hoạt động lễ hội truyền thống đang dần đi vào nền nếp, song vẫn chưa được như kỳ vọng; theo PGS.TS. BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, cần có cái nhìn thấu đáo, phối hợp chặt chẽ để lễ hội giữ được bản sắc, mãi là một phần thiêng liêng trong tâm thức người Việt.

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy
Văn hóa - Thể thao

Cục Di sản văn hóa đề nghị Bắc Giang kiểm tra thực tế di tích chùa Vẽ sau vụ cháy

Chiều tối 10.2, liên quan đến vụ cháy tại di tích quốc gia chùa Làng Vẽ (phường Thọ Xương, TP. Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang), Phó Cục trưởng Cục Di sản Văn hóa Trần Đình Thành đã ký Công văn số 101/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang yêu cầu đề xuất phương án xử lý.

Lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Ất Tỵ 2025 tổ chức từ ngày 8-13.2 (tức từ 11-16 tháng Giêng)
Văn hóa

Nhiều nét mới tại lễ khai ấn Đền Trần Nam Định

Lễ hội khai ấn Đền Trần Nam Định được tổ chức vào dịp đầu Xuân hàng năm nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, tưởng nhớ công đức của các bậc tiền nhân, ghi nhớ công lao to lớn của vương triều nhà Trần.

Đường thêu nét nhuộm kể vàng son
Văn hóa - Thể thao

Đường thêu nét nhuộm kể vàng son

Từ những tấm lụa, sợi tơ nhuộm sắc màu tự nhiên, từng đường kim như nét vẽ tinh tế, tạo nên bức tranh sống động mang đậm hồn Việt. Qua thời gian với những thăng trầm, di sản nghề thêu đang được khôi phục và kết nối mạnh mẽ trong thực hành nghệ thuật đương đại.