Truyền thuyết về dấu tích kỳ lạ
Cách đây hơn 2.000 năm,
Năm nay, Lễ hội rơi vào ngày 16-23.12. Đại sứ Israel tại Việt Nam, Effie Ben Matityau cũng tổ chức một lễ hội rất ấm cúng dành cho người Do Thái và những người bạn thân thiết của Đại sứ quán tại Hà Nội. |
vùng đất Judea (thánh địa Jerusalem ngày nay) nằm dưới quyền kiểm soát của Quốc vương Antiochus nổi tiếng là bạo tàn của Syria. Cả Do Thái và Syria đều cho rằng vùng đất này thuộc quyền kiểm soát của mình. Chiến tranh kéo dài trong nhiều năm giữa hai dân tộc để tranh giành quyền kiểm soát đối với vùng đất Thánh. Quốc vương Antiochus đưa ra những luật lệ vô cùng hà khắc đối với dân Do Thái trong thời gian trị vì, như: nghiêm cấm người Do Thái cử hành Lễ hội Saba (ngày hướng về Chúa), nghiêm cấm tụng kinh Torah và tự ý dựng một tượng Thần Dớt ngay tại đền thờ Jerusalem (điều mà người Do Thái khó có thể chấp nhận). Bất kỳ người Do Thái nào có hành động kháng cự đều bị hành quyết trước sự chứng kiến của nhiều người. Đến năm 167 trước Công nguyên, quá quẫn bách, một số người Do Thái, đứng đầu là Giáo sỹ Mattathias đã đứng lên đấu tranh chống lại Vương triều Antiochus. Giáo sỹ Mattathias tập hợp lực lượng quân đội và năm người con trai của mình làm cuộc chính biến mang tên "Maccabee" (nghĩa là "đao búa", cũng là tên người con trưởng của ông). Sau 3 năm chinh chiến, quân của Giáo sỹ Mattathias đã giành lại Thánh địa Jerusalem từ tay người Syria.

Công việc tu sửa và "tẩy uế" được tiến hành ngay sau đó, bao gồm cả việc dỡ bỏ tượng Thần Dớt khổng lồ. Thay vào đó là một cột thiên đài bên trong có chứa chất đốt, tượng trưng cho sự hiện diện của Đấng tối cao. Theo sử sách để lại, trong Lễ hội ánh sáng đầu tiên, người ta đã không kiếm đủ dầu sạch để cho vào cột đèn, nhưng sau đó đã tìm thấy ở trong điện một hũ sành đựng dầu đủ đổ đầy cột. Kỳ lạ thay, cột lửa đã cháy được liên tục trong vòng 8 ngày. Ngày nay, dấu tích của sự kiện này vẫn được lưu giữ qua 8 cây nến khổng lồ được đốt trong Lễ hội ánh sáng.
Lễ đốt nến linh thiêng
Lễ hội kéo dài trong 8 ngày liên tục với nhiều hoạt động văn hóa cùng lễ đốt nến truyền thống. 8 cây nến được cắm trên cùng một bàn nến khổng lồ, ở giữa đặt cây nến thứ 9- cây nến lớn nhất, dùng để giữ lửa đốt cho các cây nến khác. Mỗi ngày người ta đốt cháy hết một cây nến lớn. Lễ hội sẽ kết thúc khi cây nến thứ 8 cháy hết. Đối với người Do Thái, ánh sáng còn hàm nghĩa sự chiến thắng kẻ thù, giành lại quyền tự trị khi vùng đất Thánh trở về với họ. Và trong lễ hội, bao giờ người phụ nữ cũng đứng bên phải, nam giới đứng phía trái.
Các hoạt động được tiến hành chủ yếu trong ngày này là cầu nguyện, ăn bánh, trao đổi quà và chơi trò Dreidel. Món ăn ưa thích nhất trong Lễ hội ánh sáng là bánh quả hạch syrô mật ong (món ăn truyền thống của người Thổ Nhỹ Kỳ gốc Do Thái), hoặc bánh óc chó (quả hạch) mật ong - món ăn không thể thiếu trong Lễ hội.
Hồng Nga