Lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 55 tôn vinh Người Anh hùng dân tộc

Cả cuộc đời vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp về lòng yêu nước thương dân. Đã hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, trong lòng mỗi người dân Việt Nam vẫn luôn luôn có Bác.

Tỉnh Nghệ An vừa tổ chức lễ giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên (Nam Đàn). Lãnh đạo tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn và dòng họ Nguyễn Sinh, dòng họ Nguyễn Xuân, cùng đông đảo nhân dân cả nước tham dự. 

Nghệ An: Tổ chức lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 55 -0
Lãnh đạo địa phương và đông đảo người dân dự lễ giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây 55 năm, vào lúc 9h47 ngày 2.9.1969 (ngày 21.7 năm Kỷ Dậu), Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, hưởng thọ 79 tuổi. Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Nhân dân ta và Nhân dân thế giới.

Lễ giỗ lần thứ 55 của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trọng thể, trang nghiêm theo đúng phong tục cổ truyền của dân tộc.

Đây cũng là dịp để tưởng nhớ đến Người, ôn lại thân thế, sự nghiệp, công lao và những cống hiến to lớn của Bác đối với đất nước, quê hương; tạo thêm động lực, niềm tin và quyết tâm để Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ An, huyện Nam Đàn tiếp tục nỗ lực, quyết tâm thực hiện Di chúc, tâm nguyện thiêng liêng của Người; đưa Nghệ An trở thành tỉnh khá nhất của miền Bắc, huyện Nam Đàn trở thành huyện Nông thôn mới kiểu mẫu.

Nghệ An: Tổ chức lễ giỗ Chủ tịch Hồ Chí Minh lần thứ 55 -0
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An - Nguyễn Đức Trung dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, Nguyễn Sinh Cung đã sớm hấp thụ truyền thống văn hóa của dân tộc, lòng yêu nước thiết tha. 

Năm 1911 (khi mới 21 tuổi), chàng trai trẻ Nguyễn Tất Thành quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước, với khát vọng cháy bỏng là giành độc lập tự do cho đất nước, cho dân. Mùa Xuân năm 1930, Người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam và từng bước lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. 

Lãnh đạo Nhân dân làm nên Cách mạng tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà; giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, thống nhất đất nước. 

Theo con đường mà Người đã vạch ra, Đảng và Nhân dân ta đã tiến hành đổi mới toàn diện đất nước, vững bước đi lên con đường hội nhập và phát triển. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ để lại cho dân tộc ta một sự nghiệp vĩ đại, mà còn để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một di sản vô giá, đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách sáng ngời; trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, Nhân dân ta. 

Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh tượng trưng cho tinh hoa của dân tộc, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn ngàn năm lịch sử.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là tượng trưng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người không chỉ cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người Việt Nam; mà còn cho cuộc đấu tranh của nhân loại tiến bộ vì lương tri và phẩm giá con người, vì hoà bình trên thế giới và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Thế giới tôn vinh người là “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất”.

Văn hóa - Thể thao

"Thu qua phố", màu nước trên giấy, 2022, Nguyễn Phương
Văn hóa

Làm giàu cho nghệ thuật và cho Hà Nội

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và hiện đại luôn là nguồn cảm hứng nghệ thuật vô tận. Những bức tranh về Hà Nội là câu chuyện, cảm xúc và tình yêu dành cho mảnh đất này.

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc
Văn hóa - Thể thao

Tiếp nối trang sử hào hùng của dân tộc

Ngày 19.9.1954, tại Đền Giếng, khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp mặt, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội. Người căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. 70 năm qua, lời căn dặn ấy của Bác Hồ là ngọn lửa thiêng, soi đường cho dân tộc ta vượt qua biết bao gian truân và thách thức.

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024
Văn hóa

Tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc 2024

Tối 18.9, trước nghi môn Đền Kiếp Bạc, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

'Mỏ vàng' của truyện tranh
Văn hóa

'Mỏ vàng' của truyện tranh

Thị trường truyện tranh ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, từ thể loại tới nội dung. Nhiều tác giả không chỉ đầu tư làm cốt truyện, nét vẽ mà còn chú trọng khai thác chất liệu văn hóa, lịch sử, truyền thống dân tộc…

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay
Văn hóa - Thể thao

Giải vô địch võ cổ truyền quốc gia năm 2024: Số người tham dự đông nhất từ trước đến nay

Hưởng ứng Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" và hướng tới Hội nghị quan chức cao cấp ASEAN về Thể thao và các Hội nghị liên quan tổ chức tháng 10.2024 tại Việt Nam, từ ngày 17 – 25.9, Giải Vô địch Võ cổ truyền quốc gia năm 2024 được tổ chức tại tỉnh Gia Lai. Đây là sự kiện thể dục thể thao có ý nghĩa quan trọng được tổ chức thường niên, duy trì đến nay là 33 năm.

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.