Lấy ý kiến người dân về phương án quy hoạch cụm nhà tập thể Thành Công

UBND quận Ba Đình vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về phương án tổng mặt bằng, tỷ lệ 1/500 (phương án quy hoạch chi tiết rút gọn); phương án kiến trúc sơ bộ để cải tạo xây dựng lại cụm nhà chung cư G6A, G6B, G22, G23, G24 tập thể Thành Công.

Xây cụm 3 nhà chung cư trên nền 5 nhà tập thể cũ

Trưởng phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình Đỗ Hà Thanh cho biết, để bảo đảm tính đồng bộ trong cơ cấu sử dụng đất của toàn khu tập thể Thành Công cũng như bảo đảm tính khả thi của việc thực hiện cải tạo xây dựng lại chung cư cũ (nhà G6A), UBND quận Ba Đình đã lập phương án đề xuất về tổng mặt bằng cụm nhà chung cư G6A, G6B, G22, G23 và G24 Thành Công (cụm nhà).

Trong đó, nhà G6A có 3 đơn nguyên, thì 2 đơn nguyên được xác định là nguy hiểm cấp độ D, thuộc diện phải phá dỡ để xây dựng lại Theo Luật Nhà ở và Nghị định số 69/2021/NĐ-CP về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư.

Theo phương án đề xuất của quận Ba Đình, diện tích khu đất nghiên cứu lập tổng mặt bằng cụm nhà là hơn 20.235m2. Trong đó đất thấp tầng cải tạo chỉnh trang theo hiện trạng là 4.274m2; đất trường mầm non 3.843m2; đất cơ quan (dành cho cơ quan thuế) là 566m2; đất xây dựng nhà chung cư tái định cư 2.699m2; đất xây dựng công trình thương mại dịch vụ (không có chức năng ở) gồm các ô quy hoạch ký hiệu HH-11, diện tích 2.288m2 và HH-12, diện tích 3.514m2.

Nêu cụ thể về phương án xây dựng tòa nhà chung cư cao tầng phục vụ tái định cư cho các hộ dân cụm nhà chung cư G6A, G6B, G22, G23 và G24 Thành Công, ông Đỗ Hà Thanh cho hay, khu đất đề xuất thuộc diện tích các nhà chung cư G6A và G6B hiện nay, có phía Tây tiếp giáp với đường Nguyên Hồng và nhìn thẳng ra công viên Indira Gandhi (đang được nghiên cứu quy hoạch cải tạo thành công viên mở); phía Nam giáp với đường quy hoạch có mặt cắt ngang khoảng 33m (với giải phân cách cây xanh khoảng 10m); phía Đông giáp với trường Mầm non Họa Mi và phía Bắc giáp với diện tích đất dự kiến xây dựng cơ quan Cục thuế Hà Nội.

Về chỉ tiêu xây dựng, gồm tòa nhà cao 24 tầng nổi (khối đế gồm tầng 1 và tầng 2, khối tháp từ tầng 3 - tầng 24) và 3 tầng hầm. Tổng diện tích sàn xây dựng phần nổi là 32.541m2 và tổng diện tích sàn xây dựng tầng hầm 8.000m2.

Theo lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình, với diện tích xây dựng nêu trên, ước tính bố trí khoảng 273 - 294 căn hộ (trong đó có 220 căn tái định cư và 53 - 74 căn thương mại phục vụ nhu cầu chia tách căn hộ của các cư dân tái định cư). Các căn hộ tái định cư có diện tích trung bình khoảng 70m2/căn. Chức năng dịch vụ thương mại, sinh hoạt cộng đồng… bố trí tại tầng 1 - 2.

“Đây là vị trí có đường kết nối giao thông thuận tiện, có cảnh quan đẹp đem lại điều kiện sống tốt nhất cho các hộ dân tái định cư”, ông Đỗ Hà Thanh nói.

Còn đối với vị trí các nhà G22, G23 và G24 hiện nay nằm trong ô quy hoạch ký hiệu HH-11 và HH-12, được UBND quận đề xuất chuyển chức năng sang đất hỗn hợp, thương mại dịch vụ (không có chức năng ở).

Cụ thể, ô quy hoạch HH-11 xây dựng tòa nhà thương mại, dịch vụ cao 18 tầng nổi + tum thang + 3 tầng hầm, diện tích xây dựng 1.686m2; mật độ xây dựng 73,70%. Ô quy hoạch HH-12 xây dựng tòa nhà thương mại, dịch vụ cao từ 18 - 24 tầng nổi + tum thang + 4 tầng hầm, diện tích xây dựng 2.259,2m2; mật độ xây dựng 64,28%.

Cần bảo đảm chất lượng công trình khi đưa vào sử dụng

Tham gia hội nghị lấy ý kiến, đa số người dân cụm nhà G6A, G6B, G22, G23, G24 tập thể Thành Công đều bày tỏ sự đồng thuận với chủ trương cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà chung cư cũ của thành phố Hà Nội nói chung và quận Ba Đình nói riêng. Việc cải tạo xây dựng lại không chỉ vì sự an toàn của người dân mà còn để cải thiện diện mạo đô thị thủ đô.

Tuy nhiên, còn một số lo lắng băn khoăn nên đã có những kiến nghị, đề xuất; bà Đỗ Kim Vinh, nhà G6A cho biết, theo phương án đề xuất của quận, 5 nhà tập thể cũ gồm G6A, G6B, G22, G23, G24 khi cải tạo và xây dựng lại gom vào 1 tòa chung cư tái định cư chỉ có diện tích đất là 2.699m2. Do đó kiến nghị thành phố  và chủ đầu tư xây dựng công trình cần phải bảo đảm chất lượng.

Đồng tình với ý kiến này, hầu hết các hộ dân đều kiến nghị phương án thực hiện cụm cả 3 tòa nhà vừa là nhà thương mại, vừa bố trí tái định cư chứ không nên dồn hết dân cư của cụm 5 nhà hiện nay vào một tòa tái định cư. Vì nếu chất lượng nhà tái định cư không bảo đảm, nhanh xuống cấp, thì người dân nghèo rất thiệt thòi.

Ngoài ra, còn một số ý kiến lưu ý về các chỉ tiêu chiều cao tầng, diện tích đường giao thông nội khu, cây xanh.... cần phải xem xét phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng toàn khu Thành Công chưa được phê duyệt.

Người dân được chủ động trong quản lý chất lượng xây dựng

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến đã trao đổi làm rõ thêm một số nội dung mà các hộ dân có ý kiến, đề xuất.

Về việc bố trí nhà tái định cư trong dự án, hiện nhà G6A Thành Công đã được kiểm định là nhà nguy hiểm cấp độ D. Vì vậy, khi khởi công đầu tư xây dựng lại cụm tòa nhà tại khu vực này thì sẽ khởi công xây dựng tòa nhà tại vị trí nhà G6A, G6B trước. Như vậy, toàn bộ các hộ dân ở nhà G22, G23, G24 sẽ không phải đi tạm cư ở đâu xa mà được tạm cư ngay tại chỗ, chờ khi nào tòa nhà mình xây dựng xong thì dọn về nhà mới.

“Tòa nhà có vị trí đẹp, đường rộng, tầm nhìn ra hồ Thành Công. Đặc biệt, theo quy hoạch vị trí này được phép xây cao tầng nên có thể tính toán đủ cho các hộ dân của G6A, G6B, G22, G23, G24”, Chủ tịch UBND quận Ba Đình nói.

Còn hai tòa thương mại đề xuất tại khu đất vị trí nhà G22, G23, G24 hiện tại, theo quy hoạch đây là đất công công cộng, tuyệt đối không được bố trí nhà ở để chất tải thêm dân số. Tại đây chỉ được phép xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn.

Về lo lắng của người dân đối với chất lượng tòa nhà tái định cư, Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho biết, sau khi phương án tổng mặt bằng này được thành phố thông qua, UBND quận sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để người dân được trực tiếp làm việc và lựa chọn nhà đầu tư. Như vậy cộng đồng dân cư được hoàn toàn chủ động lựa chọn chủ đầu tư tốt nhất.

Lãnh đạo quận Ba Đình cho biết thêm, theo Nghị định 69/2021/NĐ-CP, hệ số K đang quy định từ 1 - 2 lần và người dân được thỏa thuận với chủ đầu tư trong khoảng quy định này.

Bên canh đó, khi triển khai xây dựng, UBND phường sẽ thành lập Ban giám sát cộng đồng, trong đó có sự tham gia của những người dân đủ kinh nghiệm, kiến thức về xây dựng giám sát công tác thi công của chủ đầu tư.

"Điều này đồng nghĩa người dân hoàn toàn chủ động trong việc quản lý về chất lượng xây dựng cũng như diện tích căn hộ mình được hưởng" - Chủ tịch UBND quận Ba Đình cho hay.

BOX: Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, nếu phương án tổng mặt bằng được thành phố phê duyệt, sẽ tiến hành lựa chọn nhà đầu tư ngay trong năm 2024. Trong khi đó nếu đợi quy hoạch chi tiết toàn khu được phê duyệt chắc chắn sẽ kéo dài thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Bên cạnh đó, còn là sự khó khăn trong lựa chọn chủ đầu tư khi có nhiều nhà đầu tư tham gia thực hiện một khu lớn như tập thể Thành Công. Vì vậy với tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hộ dân, quận sẽ sớm báo cáo để thành phố chấp thuận cho triển khai. 

Địa phương

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện
Xã hội

Nguy cơ mất an toàn từ xe đạp điện

Chưa đầy 2 tháng, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk xảy ra 11 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh, làm 8 người chết. Việc tham gia giao thông bằng xe đạp điện đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, đặc biệt là các em học sinh chưa thực sự hiểu rõ về Luật Giao thông đường bộ.

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp
Trên đường phát triển

Đồng hành cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 10 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, với tổng diện tích đất quy hoạch hơn 2.464ha. Trong đó, 8 KCN hiện đã đi vào hoạt động và thu hút các dự án đầu tư thứ cấp.

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ
Trên đường phát triển

Kỳ vọng bước chuyển mạnh trong phát triển các ngành dịch vụ

Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Nghị quyết về phát triển một số ngành dịch vụ trọng tâm, giai đoạn 2024 - 2030. Nghị quyết này được kỳ vọng tạo bước chuyển mạnh đưa dịch vụ thành ngành kinh tế mũi nhọn, động lực cho phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) của tỉnh.

Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc
Trên đường phát triển

Cà Mau: Huyện Ngọc Hiển xây dựng nông thôn mới với quyết tâm cao nhất

Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cà Mau, Ngọc Hiển bắt tay xây dựng nông thôn mới từ xuất phát điểm thấp, song với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trong huyện, đến nay diện mạo nông thôn mới của huyện đã bừng sáng, vị thế ngày càng được nâng cao. Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển Trần Hoàng Lạc đã chia sẻ với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về những khó khăn cũng như quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện trong quá trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua.

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa
Xã hội

Đắk Lắk: Triển lãm 150 tác phẩm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa

Sáng 7.11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp Sở VHTTDL tỉnh tổ chức triển lãm tranh cổ động tuyên truyền về xây dựng môi trường văn hóa và chào mừng kỷ niệm 120 năm ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22.11.1904 - 22.11.2024).

TP. Cần Thơ có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh
Trên đường phát triển

Cần Thơ - Đô thị sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước

Là thành phố trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ nổi bật với cảnh quan sông nước, có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thành đô thị xanh, sinh thái, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước. Để đạt mục tiêu đó, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án xây dựng, chỉnh trang đô thị, kết hợp hài hòa giữa kinh tế, môi trường và cộng đồng.

TP. Cần Thơ dự kiến mở rộng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao phát thải thấp lên khoảng 38.000ha
Trên đường phát triển

Xanh hóa các ngành kinh tế

Những năm gần đây, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển các lĩnh vực công, nông nghiệp, du lịch… theo hướng xanh, phát thải thấp, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những nỗ lực đó giúp thành phố hội nhập vào xu hướng chung của thế giới hiện nay là phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nông dân Cần Thơ áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất
Trên đường phát triển

Giữ vững danh hiệu "Thành phố xanh, bền vững môi trường"

Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã huy động nhiều nguồn lực để thực hiện các chiến lược, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn với mục tiêu phát triển xanh, bền vững về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, quyết tâm giữ vững danh hiệu "Thành phố ASEAN bền vững môi trường; Thành phố Xanh quốc gia".

Diện mạo các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa ngày càng khang trang nhờ các chính sách dân tộc được thực hiện hiệu quả
Địa phương

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng tạo động lực phát triển vùng dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình 1719 giai đoạn 2021 - 2023, tỉnh Thanh Hóa được Trung ương giao trên 1.154 tỷ đồng vốn ngân sách. Tính đến hết năm 2023, tỉnh đã phân bổ được trên 1.097 tỷ đồng (đạt 95.05%) kế hoạch vốn và đã giải ngân được trên 748 tỷ đồng. Để tạo động lực thúc đẩy kinh tế vùng DTTS và miền núi phát triển nhanh, mạnh hơn, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung đầu tư hệ thống hạ tầng thiết yếu phục vụ đời sống, sản xuất của người dân. 

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch
Địa phương

Hòa Bình: Nhiều giải pháp quảng bá, kích cầu du lịch

Nhờ khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh nguồn tài nguyên phong phú và nền văn hóa độc đáo, ngành du lịch tỉnh Hòa Bình có bước chuyển mình ấn tượng thời gian qua. Nhằm tiếp tục quảng bá hình ảnh, góp phần kích cầu phát triển du lịch hơn nữa, tỉnh đã chuẩn bị chu đáo cho việc tổ chức Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh năm 2024.

Bế giảng lớp tại điểm xã Thanh Tùng, huyện Đầm Dơi.
Hoạt động chính quyền

Cà Mau đẩy mạnh dạy và học chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số

Có khoảng 3% dân số là người dân tộc Khmer với khoảng 39.000 người sinh sống, thời gian qua, phong trào dạy chữ Khmer cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cà Mau là hoạt động nổi bật nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Khmer trong cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước
Trên đường phát triển

Hà Nội đạt nhiều thành tựu về xây dựng và phát triển văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước

Sáng 6.11, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng
Chuyển động

HĐND tỉnh Đắk Lắk khai mạc kỳ họp chuyên đề xem xét nhiều nội dung quan trọng

Sáng 6.11, dưới sự điều hành của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Huỳnh Thị Chiến Hòa và Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Phú Hùng, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa 15, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ 15 nhằm xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng.

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk
Đời sống

Chỉ thị 40 góp phần đổi thay cuộc sống đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk

Với sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22.11.2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã tạo bước đột phá trong hỗ trợ những đối tượng yếu thế vượt nghèo, thay đổi cuộc sống.