Công an xã chính quy - Từ chủ trương đến "trái ngọt"

Lấy dân làm gốc

"Chủ trương xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy là chủ trương lớn của Bộ Chính trị; đây là nhiệm vụ có ý nghĩa hết sức chiến lược trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở”, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định.

Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ

Tư tưởng “Lấy dân làm gốc” luôn là kim chỉ nam xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước lấy dân làm gốc… Gốc có vững cây mới bền, Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu, Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.

Kế thừa truyền thống lịch sử của dân tộc, thấm nhuần lời dạy của Bác, trong mọi thời kỳ, giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn xác định “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”, mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; chú trọng phát huy vai trò của quần chúng nhân dân và xem đây là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng.

Lấy dân làm gốc -0
Công an xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử.

Thực tiễn cách cách mạng Việt Nam là minh chứng vững chắc nhất về những đóng góp to lớn của nhân dân trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự (ANTT), nhân dân vừa là trung tâm vừa là chủ thể bảo vệ. Lực lượng Công an nhân dân (CAND) luôn luôn khắc ghi lời dạy của Bác, sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng, coi trọng và phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân trong bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân, không ngừng phấn đấu “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, lấy niềm vui, hạnh phúc của nhân dân làm niềm vui, là lẽ sống của mình.

Là cấp gần dân, sát dân, gắn với địa bàn cơ sở, những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, điều hành của Uỷ ban nhân dân cùng cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của Công an cấp trên, lực lượng Công an xã đã phát huy vai trò là lực lượng chủ công và trực tiếp thực hiện chức năng phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật; chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền cấp xã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả các chủ chương, biện pháp, kế hoạch xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn; tăng cường phối hợp với các ngành, đoàn thể vận động nhân dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm. Qua đó, góp phần giữ vững ANTT tại địa phương.

Trong quá trình làm nhiệm vụ, đã có nhiều tấm gương cứu giúp nhân dân trong lúc họa nạn, kiên quyết, mưu trí, dũng cảm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân, như: Đồng chí Hoàng Minh Tú (sinh năm 1969), Công an viên thôn Tân Thịnh, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng hi sinh khi giúp dân vượt lũ ngày 8.8.2019; đồng chí Thao Văn Súa (sinh năm 1986), Trưởng Công an xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa hi sinh trong khi giúp dân chống lũ ngày 4.8.2019; đồng chí Quàng Văn Xôm (sinh năm 1992), Công an viên bản Lĩnh Luông, xã Chiềng Pấc, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La hi sinh khi truy bắt đối tượng tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy ngày 14.9.2020…

Xây dựng Công an xã chính quy là yêu cầu cấp thiết

Qua thí điểm bố trí Công an chính quy đảm nhiệm các chức danh Công an xã tại các địa bàn trọng điểm, phức tạp về ANTT tại một số địa phương đã đạt được những kết quả tích cực.

Tình hình ANTT tại các địa bàn có Công an xã chính quy đã có chuyển biến rõ rệt. Số vụ việc có liên quan đến ANTT giảm, được cấp ủy, chính quyền địa phương và quần chúng nhân dân đồng tình, ủng hộ.

Lấy dân làm gốc -0
Cán bộ Công an huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La đến tận nhà dân tại các địa bàn vùng cao để cấp căn cước công dân.

Thực tiễn bảo vệ ANTT cho thấy, tình hình ANTT khu vực nông thôn tiềm ẩn nhiều vấn đề bất ổn, nhất là các mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện liên quan đến đất đai; hoạt động của tội phạm ma túy, hình sự diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng như: buôn bán, vận chuyển ma túy, hiếp dâm, dâm ô trẻ em, trộm cắp tài sản; tội phạm sử dụng vũ khí vật liệu nổ gây án, chống người thi hành công vụ, coi thường pháp luật có tính chất manh động, nguy hiểm xảy ra ở nhiều địa phương.

Nếu không chủ động phòng ngừa, kịp thời đấu tranh, ngăn chặn ngay từ cơ sở sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội, cản trở quá trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, tại một vùng, liên vùng và toàn quốc.

Theo các quy định mới tại Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, lực lượng Công an xã được bổ sung thêm nhiều nhiệm vụ, quyền hạn mới nặng nề hơn, đòi hỏi cao hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, với tính chuyên nghiệp cao.

Trong khi đó, Công an xã được tổ chức hoạt động theo Pháp lệnh Công an xã năm 2008, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP ngày 7.9.2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Công an xã bộc lộ một số tồn tại như: Trình độ, năng lực, nhận thức của một bộ phận cán bộ còn hạn chế; cơ cấu, tổ chức thiếu đồng bộ; lực lượng Công an xã luôn biến động, một số đồng chí sau khi được đào tạo bị điều chuyển sang công việc khác; cơ sở vật chất, trụ sở làm việc chưa bảo đảm… Các tiêu chuẩn về trình độ học vấn để tuyển chọn Công an xã theo các quy định cũ chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ mới.

Tăng cường lực lượng cho cơ sở để chủ động nắm tình hình, phòng ngừa các nguy cơ mất ANTT từ sớm, từ xa, từ cơ sở, giải quyết các nguyện vọng chính đáng của quần chúng nhân dân, bảo đảm phương châm “lấy dân làm gốc”, “giữ vững bên trong là chính” là chủ trương sát với thực tiễn, là yêu cầu cấp thiết.

Với việc tham mưu quyết liệt thực hiện công tác đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở”, Bộ Công an đã cắt giảm 6 tổng cục, gần 60 đơn vị cấp cục, gần 800 đơn vị cấp phòng, gần 1.000 đơn vị cấp đội, sáp nhập 20 đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, tinh gọn tổ chức Công an cấp tỉnh, cấp huyện.

Đây là quyết tâm lớn, tạo cơ sở cho việc điều chỉnh, bố trí lại lực lượng, sắp xếp cán bộ, cơ cấu biên chế trong nội bộ Bộ Công an một cách hợp lý theo hướng tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ sở, nhất là đẩy mạnh xây dựng Công an xã chính quy trên phạm vi toàn quốc.

“Số vụ án và vi phạm pháp luật ở địa phương giảm 50% từ khi triển khai lực lượng Công an xã chính quy, thậm chí có địa bàn trong ngày không xảy ra vụ việc vi phạm pháp luật”.

Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Công an

                              phát biểu tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV

Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh
Địa phương

Tinh thần chiến thắng Bình Giã - Động lực phát triển Bà Rịa - Vũng Tàu giàu mạnh, văn minh

Tinh thần của chiến thắng Bình Giã đã và đang trở thành động lực mạnh mẽ cho Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trong mọi lĩnh vực của đời sống. Từ phát triển kinh tế, văn hóa đến bảo đảm quốc phòng, an ninh, các thế hệ lãnh đạo và người dân tỉnh đã không ngừng nỗ lực để xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh, văn minh.

Các thành viên mô hình tự quản về ANTT và PCCC ở tổ dân phố Nội Ninh, phường Ninh Sơn (thị xã Việt Yên) trao đổi kinh nghiệm phòng, chống tội phạm - ẢNH T.M
Địa phương

Dựa vào thế trận lòng dân phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, tệ nạn

Theo Đại tá Đỗ Đức Trịnh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bắc Giang, Mô hình liên kết dân cư cần đặt dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tăng cường ứng dụng tiện ích của mạng xã hội, kết nối, trao đổi thông tin kịp thời giữa các thành viên với lực lượng công an và người dân. Từ đó, dựa vào thế trận lòng dân để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trong tình hình mới

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Bắc Kạn nỗ lực phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Bắc Kạn chính là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên thoát nghèo. Để tiếp tục phát huy nguồn lực này, tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV vừa qua, từ kinh nghiệm thực tiễn, nhiều địa phương tiếp tục đề xuất các giải pháp hữu hiệu với quyết tâm xây dựng vùng đồng bào DTTS đổi mới, phát triển toàn diện.

Một trong những lĩnh vực tỉnh Cà Mau ưu tiên kêu gọi đầu tư là chế biến thủy sản
Trên đường phát triển

Cà Mau: Điểm sáng trong thu hút đầu tư

Từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Cà Mau đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, cấp mới 336 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký hơn 2.405 tỷ đồng, tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước

Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số
Trên đường phát triển

Thanh Hóa: Chuyển đổi số - động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liêm nhìn nhận, chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số ở cả 3 trụ cột là: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024
Địa phương

Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an: Hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu thi đua năm 2024

Năm 2024, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, Cụm Thi đua số 8 – Bộ Công an đã vượt qua nhiều thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua. Thành tích nổi bật này góp phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và xây dựng lực lượng Công an Nhân dân trong sạch, vững mạnh.

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao
Trên đường phát triển

Thanh Oai phấn đấu về đích huyện nông thôn mới nâng cao

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, cả hệ thống chính trị và Nhân dân huyện Thanh Oai, TP. Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp phấn đấu hoàn thành các tiêu chí để được công nhận huyện NTM nâng cao. Đến nay, huyện đã có 12 xã đạt NTM nâng cao, 3 xã đạt NTM kiểu mẫu đủ điều kiện và hoàn thiện các tiêu chí, hồ sơ đề nghị các cấp có thẩm quyền đánh giá, công nhận huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.

Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tặng Đại hội bức trướng với dòng chữ: “Các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững”. Ảnh: Minh Hiếu
Địa phương

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV: Đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững

Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Thanh Hóa đoàn kết, đổi mới, sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng hội nhập và phát triển bền vững”, Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024 đã đánh giá những kết quả đạt được trong giai đoạn 2019 - 2024; đúc rút bài học kinh nghiệm và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp cho giai đoạn 2024 - 2029. Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV diễn ra sáng 21.11.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh cùng Đoàn công tác thăm, khảo sát khu dân cư kiểu mẫu ở xã Lâm San, huyện Cẩm Mỹ. Ảnh: Hoàng Thanh
Địa phương

Đồng Nai: Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, chế biến sâu nông sản

Mặc dù nhiều khó khăn nhưng xuyên suốt quá trình xây dựng NTM, Đồng Nai luôn giữ vững vị trí top đầu cả nước. Để đạt mục tiêu xây dựng NTM cả giai đoạn 2021-2025, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Theo đó, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ phát triển chuỗi liên kết, phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến sâu nông sản. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với du lịch sinh thái nông thôn…