Lật giở những trang sử chân thực và sống động

Trên hành trình khám phá những bí ẩn lịch sử, nhiều nhà nghiên cứu đã tìm kiếm, giải mã tài liệu được lưu giữ qua thời gian. Nhờ đó, công chúng có cơ hội tiếp cận quá khứ một cách chân thực và sống động nhất.

Một góc nhìn về hành trình mở cõi

Cuốn sách “Lịch sử khai khẩn Cao nguyên An Khê, 1864 - 1888" (NXB Hà Nội và Công ty CP Sách Omega Việt Nam ấn hành) là công trình nghiên cứu của GS. Andrew Hardy - nguyên Trưởng đại diện Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội về quá trình khai hoang và định cư vùng An Khê (cửa ngõ phía đông bắc của tỉnh Gia Lai hiện nay) trong giai đoạn triều Nguyễn.

Cao nguyên An Khê được các cứu khảo cổ học đánh giá là một trong những điểm khởi đầu sớm nhất của loài người trên lãnh thổ Việt Nam. Đây không chỉ là cửa ngõ lên rừng xuống biển, nối liền đại lục với đại dương, mà còn là trung tâm đầu mối của các tuyến đường thủy, đường bộ hay kết hợp cả thủy lẫn bộ từ đông sang tây và từ tây sang đông, từ bắc xuống nam và từ nam lên bắc. An Khê cũng được biết đến trong lịch sử như là bản doanh đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn. Với vị thế địa chiến lược của An Khê, người Việt trong công cuộc mở cõi về phương Nam đã sớm tìm đến cao nguyên này. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, các cuộc khai khẩn này dường như chưa được nhiều người biết tới.

vh2.jpg
Tài liệu lưu trữ mang tới thông tin chân thực về lịch sử. Ảnh: TTLTQG I

Để tìm hiểu về lịch sử vùng đất nhỏ bé và hẻo lánh nhưng có địa thế quan trọng này, tác giả cho biết đã tham khảo một loạt báo cáo trong văn thư triều Nguyễn, tức châu bản triều Nguyễn, nơi lưu giữ nhiều tư liệu về An Khê ở thế kỷ XIX, với trên 50 tài liệu. Đây là một tập hợp phong phú các tấu chương của quan lại gửi về triều đình, gồm các kế hoạch di dân, khảo sát, đề xuất ngân sách và trao đổi qua lại về việc bổ nhiệm, giao nhiệm vụ, các phán quyết và những vấn đề khác.

Nguồn sử liệu đó giúp con người ngày nay hiểu được bối cảnh, quá trình khai khẩn cao nguyên An Khê, và thấy được bức tranh lịch sử rộng hơn về triều đại của nhà Nguyễn. Bên cạnh nguồn tham khảo chính này, tác giả cũng tra cứu thêm sách sử và các nguồn tài liệu khác, đồng thời thực hiện điều tra điền dã để đối chiếu nguồn thông tính chính thống với nguồn thông tin địa phương.

Qua đó, GS. Andrew Hardy dựng lại lịch sử khai khẩn cao nguyên An Khê cuối thế kỷ XIX với 3 đợt khai hoang mở đất, nhằm củng cố một vùng biên cương phía Tây Tổ quốc. Khảo cứu cũng cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử cao nguyên An Khê và lịch sử đất nước.

Nhận diện lịch sử qua tư liệu

Không phải lúc nào những câu chuyện từ quá khứ cũng được kể lại rõ ràng, đôi khi chúng bị lớp bụi thời gian che phủ, bị lãng quên hoặc thậm chí bị hiểu sai lệch.

Vừa qua, đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm kiếm và giải mã những tư liệu lưu trữ, cho ra mắt nhiều tác phẩm như “Hà Nội thời cận đại - Từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945)” của tác giả Đào Thị Diến, “Lịch sử chữ Quốc ngữ (1615 - 1919)” của TS. Phạm Thị Kiều Ly, “Đô thị Sài Gòn - Chợ Lớn trước năm 1945 qua tài liệu lưu trữ” của nhóm tác giả đến từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; “Lao động di cư trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc” - thành quả hợp tác của các nhà Việt Nam học đến từ khắp nơi trên thế giới…

Viết cuốn sách “Hà Nội thời cận đại - Từ nhượng địa đến thành phố (1873 - 1945) theo cách tiếp cận nghiên cứu được soi chiếu qua lăng kính tài liệu lưu trữ, tác giả Đào Thị Diến đã đi sâu khai thác các phông tài liệu thời Pháp thuộc để tái hiện hình ảnh của một Hà Nội năm xưa. Bà cho biết, tài liệu lưu trữ vốn chứa đựng nhiều thông tin chính xác, quý báu và đa chiều. Vì thế, người nghiên cứu hoàn toàn có thể tiếp cận nó ở nhiều góc độ, nhằm những mục đích nghiên cứu khác nhau. Bên cạnh đó, lịch sử luôn cần có độ lùi thời gian cần thiết để chiêm nghiệm và đánh giá công bằng, xác thực về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Và khi đã có đủ độ lùi lịch sử thì việc đánh giá sự kiện lịch sử lại cần theo phương pháp tiếp cận thực chứng lịch sử. Tài liệu lưu trữ chính là nguồn thông tin gốc vô cùng quan trọng, là những thực chứng lịch sử trong nghiên cứu về lịch sử Việt Nam nói chung, lịch sử Hà Nội nói riêng…

Nghiên cứu về lịch sử chữ Quốc ngữ (1615 - 1919), TS. Phạm Thị Kiều Ly cho biết đã tiếp cận nhiều nguồn tư liệu từ các văn khố ở Roma, Paris, Lisbon, Ávila và Madrid, sưu tầm được vô số tài liệu mới… góp phần làm sáng tỏ tiến trình lịch sử 400 năm của chữ Quốc ngữ. Nhờ sưu tầm được các tài liệu gốc nằm rải rác tại các phông lưu trữ mà chị có thể dựng lại quá trình sáng tạo, phổ biến chữ Quốc ngữ cùng những dấu mốc quan trọng và nêu bật được vai trò của các giáo sĩ chủ chốt; chỉ ra sự thay đổi vai trò của chữ Quốc ngữ, từ một công cụ học tiếng của các thừa sai người nước ngoài sang công cụ trao đổi thông tin giữa các giáo sĩ người nước ngoài và linh mục, giáo dân người Việt…

Các tài liệu xưa như “nhân chứng sống”, không diễn giải, không định hướng, nhưng cho ta bằng cứ chân thực nhất, khách quan nhất để nhìn lịch sử. Nhờ vào nỗ lực không ngừng của các nhà nghiên cứu, nhiều trang sử đã được lật giở, nhiều bí ẩn được giải mã. GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam nhận định: lịch sử là một quá trình phát triển, biến đổi không ngừng. Mặt khác, lịch sử và văn hóa là nguồn lực quan trọng cho sự phát triển quê hương, đất nước. Thậm chí nhiều giá trị lịch sử còn chuẩn bị cho sự phát triển, biến đổi của tương lai. Do đó, nghiên cứu một cách bài bản các giá trị lịch sử chính là cơ sở cho sự phát triển.

Theo GS. TS. Nguyễn Quang Ngọc, hiện nay, nhiều chuyên gia, tác giả muốn trở lại tư liệu gốc, giới thiệu tư liệu gốc các thời kỳ lịch sử như vậy đặc biệt quý giá, và rất cần tạo điều kiện. Bởi vì có những tư liệu đó, chúng ta mới nhận diện được lịch sử như nó đã diễn ra, có cơ sở đúng đắn để phát triển trong tương lai.

Văn hóa - Thể thao

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh
Văn hóa

Huế tiên phong phát triển du lịch di sản xanh

Sáng 19.4, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội Huế, diễn ra sự kiện đặc biệt “Huế - Tiên phong phát triển du lịch di sản xanh và thành phố xe đạp”. Sự kiện này mở ra hướng đi chiến lược cho phát triển du lịch di sản gắn với bảo tồn và phát triển bền vững của Huế.

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội
Văn hóa - Thể thao

Thưởng thức phở ngô Hà Giang tại Hà Nội

Món phở ngô độc đáo của người Mông ở Quản Bạ, Hà Giang đang được giới thiệu trong Festival Phở 2025, diễn ra từ ngày 18 - 20.4 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Với vị ngon đậm đà cùng màu vàng lạ mắt, phở ngô khiến nhiều thực khách muốn được thưởng thức.

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội
Văn hóa - Thể thao

“Đất nước trọn niềm vui” - Tấm lòng của văn nghệ sĩ Quân đội

Tối 20.4 tại Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”, kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Theo Thiếu tướng, Nhạc sĩ NGUYỄN XUÂN THỦY, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chương trình là khúc tráng ca khẳng định sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sức mạnh và ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân ta, khơi dậy tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Một buổi sinh hoạt Góc đọc cuối tuần tại NXB Kim Đồng. Ảnh: KĐ
Văn hóa - Thể thao

Kết nối tri thức - từ trang sách đến độc giả

Với nỗ lực không ngừng kiến tạo hệ sinh thái tri thức vững mạnh, các đơn vị xuất bản Việt Nam đã chủ động tổ chức nhiều chương trình giao lưu, giới thiệu, quảng bá sách. Những hoạt động này không chỉ là cầu nối giữa tác giả và độc giả, mà còn là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy văn hóa đọc trong cộng đồng.

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum
Văn hóa - Thể thao

"Giãn nở đa chiều" tại Muong Art Today Museum

Sáng 19.4, tại không gian bảo tàng đương đại Muong Art Today Museum sẽ khai mạc trưng bày "Giãn nở đa chiều", quy tụ các tác phẩm có ngôn ngữ nghệ thuật đa dạng, thể hiện mối quan tâm bền bỉ và liên tục của nghệ sĩ với thay đổi nhanh chóng của đời sống thực tế.

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Triển lãm ảnh Bình Thuận sau 50 năm giải phóng

Chào mừng kỷ niệm 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 50 năm giải phóng tỉnh Bình Thuận (19.4.1975 - 19.4.2025), ngày 17.4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận khai mạc triển lãm ảnh, kết hợp trưng bày, giới thiệu sản phẩm thương mại - du lịch với chủ đề “Bình Thuận - 50 năm xây dựng, đổi mới và phát triển”.

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc
Văn hóa - Thể thao

Chuỗi sự kiện về sở hữu trí tuệ trong âm nhạc

Hưởng ứng Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới (26.4) với thông điệp toàn cầu “Sở hữu trí tuệ và âm nhạc: Cảm nhận nhịp điệu của sở hữu trí tuệ”, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp tổ chức chuỗi sự kiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan, trọng tâm là lĩnh vực âm nhạc.